K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2018

Hỏi toán mình còn biết chứ văn mình hổng có biết đâu

5 tháng 2 2018

Khi quẹo vào hẻm nhà nội  , từ xa em thấy cây mai vàng . Cây mai rực rỡ hòa cùng ánh nắng ban mai nhưng trông cây mai nổi bật hơn nhiều . Nhìn thấy nó thì trong đầu em chỉ nghĩ đến Tết ngay lập tức và muốn gặp nội ngay thôi!

Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.

Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn...nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa.

Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết

Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa layơn...và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến.

Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: Hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa...Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.

Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ.

Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ.

Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ...để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách. Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.

Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.

Chắc ai cũng thích cảnh đẹp của phiên chợ Tết. Riêng em, em thích đi chợ hoa Tết của Hà Nội ở khuôn viên trước Văn Miếu.

Từ xa, em đã thấy một khoảng đất màu hồng rực rỡ, đến gần, bước vào chợ, đập vào mắt em đầu tiên là các cành hoa đào được bàn tay của người bán nâng niu. Các cô bán đào niềm nở mời chào khách. Các bông hoa đào nho nhỏ xinh xinh như đang cựa mình lay động trước ngọn gió xuân. Có cánh hoa đào hồng phớt còn đọng những giọt nước lấp lánh trên mình. Tuy trời ấm nhưng vẫn có những cánh hoa đào chỉ mới nở vài bông còn các nụ vẫn chúm chím như còn đợi xuân về. Thỉnh thoảng có người cầm một cành đào phai màu hồng nhạt làm cho khu bán hoa thêm màu, thêm sắc.

Bên cạnh khu bán đào là một khoảng riêng dành cho quất. Những cây quất nối đuôi nhau xếp thành một hàng thẳng tắp. Trên những tán lá xanh đậm là những chùm quất như ngắm người qua lại. Các bác bán quất với khuôn mặt rạng rỡ luôn luôn mời khách. Tiếng hỏi mua, tiếng mặc cả, cười nói tạo nên quang canh náo nhiệt của chợ hoa.

Ở một góc bên phải của chợ là nơi bán các loại hoa khác. Năm nay, người ta ưa cắm hồng Đà Lạt nên loại hoa này bán được rất nhiều. Những đóa hồng đủ màu sắc đỏ, hồng, vàng khoe sắc trước cặp mắt thích thứ của khách hàng. Những nụ hồng như nụ cười hé lộ nhan sắc của mình: Bông hồng nhung với chiếc áo vũ hội mịn màng, còn những bông hồng vàng thì khoác tấm áo màu óng ả như những bà chúa của loài hoa. Bởi vậy, các anh chị thanh niên thích thú đến nỗi không chú ý đến gì nữa. Trên tay họ ai cũng cầm một vài bông hồng Đà Lạt. Những bông hồng hãnh diện như đang thì thầm: "Chị thấy không, họ hàng nhà hồng chúng em rất vinh dự đã góp phần tô điểm thêm cho màu sắc của xuân". Những bông thược dược vàng óng ả, trắng nõn, rung rinh trên tay người bán hoa. Chúng cũng như những cô tiểu thư xinh đẹp với bộ áo xiêm lộng lẫy. Khách mua khó tính nhất cùng phải mỉm cười vừa ý với những bông hoa mà các cô bán hoa chọn cho họ. Lấp ló sau những đóa thược dược là màu tim tím cua violet dịu dàng, thanh lịch. Những họ hoa ngày tết có đủ thược dược, lay ơn... dù rực rỡ mấy mà thiếu một cành violet cũng không thế tôn được vẻ đẹp muôn màu sắc của hoa.

Gần nơi bán hoa, ở một góc chợ bên trái là nơi bán tranh tết. Người ta xúm quanh những bức tranh vẽ đàn lợn âm dương nổi tiếng của làng Hồ và những bức họa vẽ câu đôi tết đủ màu sắc sặc sỡ.

Ngày tết, thứ hấp dẫn trẻ con nhất vẫn là bóng bay. Những quả bóng bay đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, đang phấp phới trên không vẫy gọi các cô bé, cậu bé.

Thế là mùa đào nữa đưa xuân đến với phố phường Hà Nội.

Văn mẫu lớp 5

6 tháng 2 2018

1/

Bài tham khảo 1:

Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng  bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.

Bài tham khảo 2:

     Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

Bài tham khảo 3:

Tác phẩm viết về thế giới loài vật, viết về cuộc phiêu lưu lí thú và đầy mạo hiểm của Dế Mèn. Sự trải nghiệm trong cuộc phiêu lưu ấy đã giúp Dế Mèn rút ra những bài học bổ ích, là hành trang để Dế Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng. Bài học lớn của Dế Mèn đã rút ra trong cuộc sống là bài học đường đời đầu tiên mà nhà văn Tô Hoài đã thể hiện ở chương đầu của tác phẩm. Bài học đường đời đầu tiên thể hiện cuộc sống tự lập của Dế Mèn. Cuộc sống ấy có biết bao điều lí thú và cũng lắm đơn điệu, tẻ nhạt. Lí thú nhất là một thân hình chắc khỏe và cường tráng của Dế Mèn. Chú ăn uống điều độ và năng luyện tập nên chóng lớn, dáng vẻ oai vệ, kiểu cách con nhà võ. Chú lại càng lí thú hơn bởi cuộc sống tự do, tha hồ thỏa mãn tính hiếu động của mình. Tính cách hiếu động nhưng quá đà ấy đã biến Dế Mèn trở nên hung hăng, hống hách. Chú đã cho mình là tài giỏi, đứng đầu thiên hạ, lắm người nể nang nên đã chuốt lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Mèn luôn tự hào về thân hình khỏe, đẹp của mình, luôn ra oai, ra dáng. Tệ hại hơn nữa, chú ta lại gây sự với mấy chị Cào Cào, chọc ghẹo anh Gọng vó rồi trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái chết đáng thương của Dế Choắt. Các tính ngỗ ngược, tinh nghịch của Dế mèn đã làm cho cuộc sống của chú cũng phải buồn tẻ, đơn điệu, chú cũng phải ân hận cho hành động ngông cuồng của mình. Dế Choắt bẩm sinh yếu đuối, bệnh tật nên Dế Mèn đã coi thường. Mèn không giúp đỡ bạn lại có lúc chê bai: – Sao chú mày sinh sông cẩu thả quá như thế! Mèn biết tổ ở của Dế Choắt nông cạn, không an toàn nhưng không ra tay giúp bạn. Mặc dù Dế Choắt nhờ cậy nhưng Dế Mèn không chút bận tâm. Mèn rủ Choắt trêu chọc chị Cốc, Choắt ngăn cản: Anh đừng trêu vào… Mèn lại quắc mắc: – Sợ gì! Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Vì chẳng sợ ai nên Mèn chui vào hang sâu của mình rồi trêu chọc chị Cốc. Dế Choắt ở gần đấy bị hiểu nhầm nên đã bị chị Cốc mổ cho một trận đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã thức tỉnh Mèn: – Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Đây là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn bởi tính kiêu ngạo nghịch ranh, thiếu suy nghĩ của mình 
Những giọt nước mắt của Dế Choắt đã làm chú thức tỉnh lương tâm. Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.

Bài tham khảo 4:

Hình ảnh nhân vật Dế Mèn được miêu tả qua tác phẩm" Bài học đường đời đầu tiên" của nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn là một chú dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh với dáng vẻ oai hùng. Tuy có ngoại hình đẹp nhưng Dế Mèn lại có tính cách kiêu căng, ngạo mạng hay bắt nạt và bày trò trêu chọc người khác. Một hôm Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào giúp ngách thông sang nhưng chú ta lại từ chối thể hiện sự không quan tâm và ích kỷ của Dế Mèn. Trước cái chết mà Dế Mèn gây ra cho Dế Choắt, chú dế kiêu ngạo ngày nào đã rút ra cho mình bài học đáng nhớ và đã thay đổi.

 Bài tham khảo 5:

Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên'' của nhà văn Tô Hoài có rất nhiều nhân vật, nhưng nhân vật để lại cho em nhiều cảm xúc nhất đó là dế Mèn.

Lúc đầu em rất hâm mộ dế Mèn vì cậu ấy là một chàng dế thanh niên cường tráng, đẹp trai, tự tin, yêu đời. Nhưng ngay sau đó, em cảm thấy rất ghét dế Mèn vì tính tình kiêu căng, hóng hách, hay trêu chọc, chê bai mọi người nhất là dế Choắt và do hành động xốc nổi, thiếu suy nghĩ nên đã gây ra cái chết oan uổng cho dế Choắt. Rồi cuối cùng em thấy thương vì bây giờ Mèn phải sống trong cảnh hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Qua văn bản, em học được từ nhân vật đó là không được kiêu căng, ngạo mạng, coi thường người khác dù mình giỏi đến cỡ nào. Phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói hay làm một việc gì đó.

6 tháng 2 2018
Nấm Lùn Di Động
Thứ 2, ngày 24/04/2017 10:19:55

Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.

Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. 

Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.  

Tuy vậy, dù yêu mến chú đến dường nào đi nữa, chúng ta khó có thể chấp nhận được việc chú ưa gây gổ, cà khịa với mọi người, nhất là hay bắt nạt kẻ yếu. Đáng trách làm sao hành động của chú khi gặp chị Cốc: trêu chọc chị Cốc nhưng chú lại hèn nhát lẩn vào trong hang để mặc tai hoạ đến với Dế Choắt. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phái trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.

Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuồi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.

Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của chú dế mới lớn. Em dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc đời trôi nổi của mình trong chiêc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự với những bài học xương máu vừa kể.

Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái giá rét dữ dội mùa đông đang đến.

Đặc biệt hơn, trong cuộc đọ sức với đàn Châu Chấu Voi đã làm ngời sáng lên hình ảnh một Dế Mèn thủy chung trong tình bạn. Đẹp đẽ biết bao hình ảnh Dế Mèn một mình lặn lội giữa cảnh trời đông: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khô nẻ, khăn gói gió đưa đi tìm Dế Trũi. Xúc động biết bao là tình bạn ấy, thứ tình bạn sướng khổ có nhau, nguy nan không rời bỏ nhau là như vậy.

Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ nhất gây xúc động lớn nhất đối với người đọc là Dế Mèn sau cuộc phiêu lưu đầy gian khổ đã trở thành một người chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình. Sau cuộc hành trình của mình, Dế Mèn hiểu thêm ra: Tất cả mọi người lao động chân chính hưởng thiện trên mặt đất này đều khao khát cuộc sống hoà bình và hữu nghị. Vậy thì việc gì lại phải có chiến tranh. Sở dĩ như thế là do không hiểu nhau cùng bạn bè của mình, Dế Mèn đã dấn thân đi vào xứ Kiến để bàn bạc giải thích làm ra Kiến chúa hiểu ra mà gác lại những cuộc tân công dồn dập vì hiểu lầm. Việc làm của Dế Mèn đã có kết quả mĩ mãn. Hình ảnh vô cùng cao cả và đẹp đẽ đó là Dế Mèn tay giơ cao chiếc lá tre như nhành ô liu hoà bình ung dung dấn thân vào xứ Kiến, gửi tư tưởng vững chắc của mình vào chính nghĩa, vào việc của mình làm.  

Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.

6 tháng 2 2018

Trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, rất nhiều nhà thơ đã giác ngộ chân lý của Đảng, của Cách mạng Việt Nam, từ đó đã cho ra đời những bài thơ mang đậm khí thế hiên ngang, anh dũng. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền Văn học kháng chiến chống Pháp chính là nhà thơ Tố Hữu, mà sự giác ngộ Cách mạng của ông được thể hiện qua bài thơ "Từ ấy".

Bài thơ "Từ ấy" được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu . Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao.

"Từ ấy" mang một ý nghĩa phiếm đinh về mặt thời gian ... Đó là khi tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản .", là mốc son đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với ông " từ ấy " là một thời gian rất cụ thể, ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lạc lối.Trong buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời".Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ ,nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin ,người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, mà sau này, ông nói rõ trong một bài thơ: "Con lớn lên, con tìm Cách mạng – Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi - Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. Dìu dắt khi con chửa biết gì"(Quê mẹ).

1.Hai câu đầu là niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Cách mạng

" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"

-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu

-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ

+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ

+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ, ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả

Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu" bừng nắng hạ" đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí

"Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ" - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.

"...Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."

Hồn tôi - Vườn hoa lá: Hình ảnh so sánh ? Tố hữu sung sướng lí tưởng Cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho tất cả mọi người, lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại.

"Hồn" người đã trở thành "vườn hoa", một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Khiến cho đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà nhất

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại .Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ. :

2. Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

- Động từ "buộc", "trang trải": những hành động có tính tự nguyện .

"Buộc" và "trang trải"là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. "Buộc" là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam

-"Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"gắn liền với "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ" , sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động .

"Để tình trang trải với trăm nơi"

Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, "trang trải"-"trăm nơi" biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: "Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống - Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng"., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh.

-"Bao hồn khổ": tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, "để" gợi lên ý thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một, chứa đựng nỗi thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với "đại gia đình" đang trong cảnh lầm than.

-"Khối đời": danh từ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc sống bao quát, gộp chung, không thể nhìn, cân đong đo đếm, nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh phi thường, cụ thể hóa phi vật thể.

=> Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa và giao cảm với những mảnh đời còn lại.

3.Sự khẳng định của nhà thơ


"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm ,cù bất cù bơ."

-"đã là", "là con","là em", "là anh": tình cảm đầm ấm ,thân thiết, gắn bó và gần gũi

- Đối tượng :"vạn nhà ", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ ": quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa.

-Điệp từ "là" gắn với những đại từ quan hệ thân thuộc, trìu mến, một mặt thể hiện mối quan hệ tự nhiên mà gắn bó sâu sắc, mặt khác ngầm khẳng định nhiệm vụ, vai trò lớn lao của người thanh niên đối với cộng đồng, xã hội .

"Cù bất cù bơ": tính từ khá mới lạ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được hòan cảnh nay đây mai đó, bơ vơ không chỉ riêng tác giả, mà còn dựng lên được cuộc sống mỏng manh của hầu hết đồng bào đang trong đói khổ.

Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với mọi người lao khổ . Qua đó còn thể hiện lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ. Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh, nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người "than bụi, lầy bùn"là lực lượng tiếp nối của "vạn kiếp phôi pha", là lực lượng ngày mai lớn mạnh của "vạn đầu em nhỏ",để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng.Điệp từ "là" được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, "Từ ấy" đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

4. Nghệ thuật

-Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , diệp từ

-Thể thơ thất ngôn, 1 thể thơ truyền thống

-Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu

-Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

Tổng kết:

Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng, cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là "cõi tạm". Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng.Nhà thơ Cách mạng ấy , cùng biết bao nhà thơ khác đã từng lac lối giữa cuộc đời , giữa sự lựa chọn lớn lao , cống hiến cuộc đời , tuổi trẻ cho Cách Mạng . Nhưng " từ ấy " , nhà thơ đã tìm được lối đi cho mình khi giác ngộ lý tưởng cộng sản...

Bài thơ "Từ ấy" là tâm niệm của một người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nó thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của Tố Hữu khi có ánh sáng lý tưởng cách mạng soi rọi. Sự vận động ấy của tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ; các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhịp điệu."Từ Ấy" là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng - tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.

6 tháng 2 2018

Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu. Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó v ới nhân dân cần lao. “T ừ ấy” là lúc, là khi nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, mà sau này ông nói rõ trong một bài thơ: “Con lớn lên, con tìm Cách mạng – Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi - Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. Dìu dắt khi con chửa biết gì”(Quê mẹ). “M ặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách m ạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã “chói qua tim”, đem lại ánh sáng cuộc đời như “bừng” lên trong “n ắng hạ” - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim”. Lý t ưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người,m ột cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì di ệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại: “H ồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. “Hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà Tại sao bài thơ lại có tên là từ ấy -"từ ấy" mang một ý nghĩa phiếm đinh về mặt thời gian ... Đó là khi tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản . - " Từ ấy " cũng là mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với ông " từ ấy " là một thời gian rất cụ thể . " Từ ấy " _ ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lạc lối :" Ch ọn một dòng hay để nước trôi xuối " " Ta đi ngơ ngác trong cuộc đời" ( Tố Hữu) Nhà thơ Cách mạng ấy , cùng biết bao nhà thơ khác đã từng lac lối giữa cuộc đời , giứa sự lựa chọn lớn lao , cống hiến cuộc đời , tuổi trẻ cho Cách Mạng . Nhưng " từ ấy " , nhà thơ đã tìm được lỗi đi cho mình khii giác ngộ lý tưởng cộng sản... Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào nh ững vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thu ật thơ ca cách mạng Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí.

 Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt thuộc chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài. Đây là đoạn văn hay, có nhiều ý nghĩa giáo dục.

   Dế Choắt là láng giềng của Dế Mèn. Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã là thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng… Đôi càng bè bè, nặng nề. Râu ria cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ… Dế Mèn nói năng với Dế Choắt bằng cái giọng rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời:

   - Ôi chú mày ơi! Chú mày có lớn mà không có khôn.

   Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn nhờ Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa:

   - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hút mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

   Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần để ý rằng có ai nghe mình nói. Qua thái độ và lời nói của Dế Mèn đối với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.

   Tuổi trẻ có nhiều tính tốt và cũng không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nẩy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Dế Choắt tỏ ra nhát gan không dám và can ngăn thì Dế Mèn quắc mắt quát: - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

   Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: - Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng sửa đi đôi chút với ý cố tình chọc tức. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vào trong hang sâu, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò tinh nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc hiểu lầm, mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương.

   Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt. Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng qùy xuống, nâng đầu Dế Choắt, thực sự hối hận về hành động dại dột của mình! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đau xót, ân hận lắm. Chú tự trách mình là ngông cuồng và dại dột. Cũng từ đấy, chú cố gắng sửa đổi tính nết để trở thành người tốt.

   Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình… Nhà văn đã mượn lời của Dế Choắt trước khi chết để nhắc nhở các bạn đọc nhỏ tuổi không nên kiêu căng, tự mãn. Chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.

   Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn thấp thoáng hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà vân Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.

5 tháng 2 2018

là bài học về sự kiêu căng ngạo mạn dẫn đến cái kết thảm hại cho người khác

kết bạn vs mình nha

5 tháng 2 2018

Con người sống không thể thiếu ôxi được. Rừng nói chung và thực vật nói riêng đều là nhân tố quan trọng giúp hoạt động hô hấp diễn ra bình thường. Vì rừng hấp thu bớt cacbonic và thải ôxi cho ta nên có thể nói rừng là một lá phổi thứ 2 của con người. Bên cạnh đó rừng còn giúp giữ đất tránh xạc lỡ đất, xây dựng vô số mạch nước ngầm, cung cấp dược liệu, thực phẩm…Tóm lại, người ta nói rừng là một lá phổi xanh của con người là hoàn toàn có cơ sở.

5 tháng 2 2018

Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động. 
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi. 
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người. 
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.

5 tháng 2 2018

....Ngà

....như là dao cau

...như đoá hoa ngâu 

...như thể hoa sen.

5 tháng 2 2018

Điền:

Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em sắc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

Chúc Bạn Học Tốt !!!

- Trăng đêm nay sáng vằng vặc. Ánh trăng hiện lên tỏa sáng cả một vùng trời. Gió lay nhe trên những vòm cây, làm lá cây rơi xuống phát ra những âm thanh xào xạc.Trên trời cao, những ngôi sao như bị một màn mây mờ che phủ, nhấp nháy phái cuối chân trời. Chốc chốc, trăng bị che đi, mọi thứ như mờ ảo, rồi sự vật lại bừng sáng lên trong ánh trăng tuyệt đẹp.

- Mặt hồ luôn luôn thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sớm khi mặt trời vừa bừng tỉnh giấc, gió lướt nhẹ, mặt hồ lấp lánh ánh bạc; chiều tối, khi hoàng hôn buông trùm tấm áo đen lên cảnh vật, hồ như cảm thấy buồn, thẫm lại; để rồi khi thành phố lên đèn, hồ lấp lánh với muôn ngàn ánh sáng lung linh.

T.I.C.k mk nha

5 tháng 2 2018

lên goole mà tìm

5 tháng 2 2018

giúp với .giúp nhưng đừng chép trên mạng nha 

5 tháng 2 2018

Có lẽ trong họ hàng nhà cát, chúng tôi có được diễm phúc hơn. Từ khi đẻ ra tụi tôi đã vàng óng, cứng rắn và lớn hơn những hạt cát thường. Nhiều lúc nhìn những chú gió nghịch ngợm cuốn bà con chúng tôi thành từng cột xoáy và thả tứ tán vào không trung, chúng tôi lại ngậm ngùi. 

Những người dân ở đây gọi nơi ở chúng tôi là mỏ cát. Và hàng ngày chúng tôi luôn phải giã từ nhau để lên đường đi khắp miền xuôi ngược. Đặc biệt là đến các công trường xây dựng… Có ai nghĩ rằng, những hạt cát bé tí và rời rạc như chúng tôi lại là nguyên liệu chính cùng với xi măng và gạch tạo dựng những ngôi nhà nguy nga mĩ lệ bên bờ biển này không?

Biển ồn ào nhưng không có ích gì, còn cát thì hi sinh thầm lặng cho cuộc đời

Thật buồn cười, khi còn là hạt cát chưa được ai dùng tới, chúng tôi luôn buồn rầu vì nghĩ mình vô dụng. Hàng ngày, chúng tôi nghe và thấy những lớp sóng bạc đầu của biển đổ vào bờ mang theo những âm thanh rì rào, ầm ĩ không thôi. Chúng tôi cũng từng nghĩ rằng chắc có lẽ sóng biển làm nên bao điều lớn lao và hữu ích lắm cho nên chúng mới nô đùa vui vẻ với gió và ưa làm ướt chúng tôi để chọc đùa, trêu cợt. Tôi càng buồn khi nghĩ rằng minh sinh ra trên đời, sống thật là vô tích sự, chẳng làm hại ai nhưng cũng chẳng có ích cho ai. Cứ nhìn những hạt cát chới với trên không trung khi một trận gió nghịch ngợm cuốn đi, tôi và chúng bạn tôi không khỏi tủi thân.

Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, một hôm chúng tôi lên đường đến công trường xây dựng. Nghe tiếng máy nổ, thấy ánh lửa hàn và không khí tưng bừng náo nhiệt của những người thợ. Chúng tôi cũng vui lây, thế rồi chúng tôi được trộn với xi măng, chúng tôi theo giàn giáo lên bầu trời xanh và giờ đây chúng tôi đã bám rất chắc với nhau nhờ bàn tay của các bác thợ xây

Ngày, chúng tôi đón ánh mặt trời sớm nhất, và tối chúng tôi tha hồ ngắm nhìn các vì sao lấp láy suốt đêm. Chúng tôi cũng không bực mình bởi những chú gió ưa lang thang cà khịa. Chúng tôi lại nghe những con sóng hợm hĩnh kể lể đủ thứ chuyện về những cuộc phiêu lưu của chúng ở ngoài khơi. Nhất là những ngày dông gió, sóng kết bạn với những trận cuồng phong gào thét ầm ĩ và sau khi lồng lộn mệt nhọc, chúng kể cho mọi người nghe về việc nhấn chìm được những chiếc thuyền vô tội của những ngư dân đi đánh cá không kịp về. Những hạt cát chúng tôi thấy mình rất đáng tự hào. Chúng tôi không hề làm hại ai mà chỉ mang đến sự hữu ích cho đời mà thôi. Chúng tôi tự hào không chỉ thấy vai trò lặng lẽ của mình thật có ích mà càng tự hào khi biết rằng họ hàng mình có mặt khắp nơi. Chẳng hạn tối qua những chiếc li pha lê đẹp tuyệt trần đã nhận họ hàng với chúng tôi. Tấm kiếng ở các tủ đựng quần áo để cho bao nhiêu giai nhân soi mình cũng nói rằng chúng là những hạt cát mà nên.

Thì ra cát chúng tôi không chỉ để mà xây dựng. Khi được nấu trong lò nung và được bàn tay khéo léo của con người chúng tôi là những li tách, là bao nhiêu đồ vật bằng thủy tinh quý giá nữa đấy.

Nhìn biển xanh ngút ngàn ngoài xa, chúng tôi lại nghĩ về niềm hạnh phúc của những hạt cát ở đáy biển đang nằm trong lòng một con trai. Hạt cát ấy tương lai sẽ là một hòn ngọc tuyệt vời. Hòn ngọc ấy sẽ là đồ trang sức, sẽ là vật quý hiếm mà bao nhiêu kẻ thèm muốn, ước mơ…

Hóa ra những hạt cát ngỡ như tầm thường vô dụng như chúng tôi không đến nỗi nào. Tôi muốn nhắn nhủ những bạn còn lại ở dưới kia rằng: Đừng buồn và tuyệt vọng, đừng nghe những lời nói khinh khi và ba hoa của sóng. Hãy nghĩ rằng sẽ có ngày mình có ích rất nhiều cho con người.

Và chúng ta chẳng bao giờ cô đơn đâu. Bất cứ chốn nào chúng tôi cũng gặp họ hàng của mình trong đủ mọi hình hài, đủ các sắc màu.

– "Cần gì phải ầm ĩ lên như sóng, chúng mình im lặng nhưng giúp ích nhiều cho đời hơn trăm triệu lần những con sóng ba hoa…". Tôi nghe tiếng nói ấy phát ra từ các luồng ánh sáng đủ sắc màu của những bóng đèn chùm bằng thủy tinh lửng lơ trong khách sạn…. 


 

5 tháng 2 2018

Trong bài  Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước thế thật là thích

5 tháng 2 2018

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể xem đây là một bàivăn miêu tả khá hoàn chỉnh. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất mũi Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát thông qua cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của nhà văn.
Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên cảm giác của nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ; sau đó miêu tả cụ thể các kênh rạch và con sông Năm Căn rộng lớn cùng cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông, đông vui và nhiều màu sắc độc đáo.

Vị trí của người kể chuyện (nhân vật An) trong bài này là ỏ trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt rồi đổ ra sông Năm Căn và cuối cùng dừng lại ở chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình, nhân vật có điều kiện quan sát một vùng thiên nhiên rộng lớn.

Cảm giác đầu tiên là màu xanh tràn ngập khắp nơi: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là tiếng rì rào vọng về của hơi gió muối - tức là âm thanh và hơi thở mặn mòi của miền sông nước Cà Mau.

Chúng ta có thể hình dung những hình ảnh trong bài văn hiện lên như trong một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm. Có đoạn đặc tả cận cảnh, có đoạn lùi xa bao quát toàn cảnh.

Trước hết là cách đặt tên cho các dòng sông, dòng kênh của người dân ở vùng này. Người ta không dùng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên: Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng...; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.

Cách đặt tên ấy cho thấy thiên nhiên ở đây rất hoang dã và con người sống gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.

Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.

Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi... những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông... những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...

Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.

Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Phải là người sống và gắn bó thân thiết với mảnh đất Cà Mau, nhà văn mới cảm nhận và viết được những đoạn văn miêu tả tinh tế, đặc sắc như thế.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.