K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2018

Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời

Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh.

5 tháng 3 2018

Tham khảo nhé bạn hiền:

https://h.vn/hoi-dap/question/33449.html

Câu hỏi của Lê Minh Nguyệt - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

5 tháng 3 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Bạn tham khảo thêm ở đây nha https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Hãy+tưởng+tượng+và+đóng+vai+nàng+tiên+mùa+xuân+để+kể+kể+lại+sự+xuất+hiện+của+mình+trên+quê+hương+mỗi+dịp+tết+đến+xuân+về

5 tháng 3 2018

Nghĩa là: bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữa

Đồng nghĩa: chao đảo, dao động, ngả nghiêng, sờn lòng

Trái nghĩa: kiên định

5 tháng 3 2018

là:bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữa,k cho mik nha

5 tháng 3 2018

Chúng ta là người Việt Nam và thật tự hào khi sử dụng Tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa và được sử dụng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào. Không những thế, Tiếng Việt giờ đây đã mất đi sự trong sáng hoàn toàn. Thay vào đó là những ngôn từ thô tục, thiếu lịch sự,... và không khó để có thể nhìn thấy những từ ngữ theo kiểu sáng tạo của giới trẻ ở tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instargram,... Nhưng các bạn vẫn phải luôn nhớ rằng sử dụng Tiếng Việt bừa bãi sẽ làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng của nó. Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ nhưng 1 khi đã bị thay đổi thì sẽ không còn giữ được nét đẹp tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam nữa. Vì vậy chúng ta phải biết bảo tồn ngôn ngữ ấy và sáng tạo ntn để không làm mất đi vẻ đẹp đáng quý đó.

5 tháng 3 2018

Chúng ta là người Việt Nam và thật tự hào khi sử dụng Tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa và được sử dụng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào. Không những thế, Tiếng Việt giờ đây đã mất đi sự trong sáng hoàn toàn. Thay vào đó là những ngôn từ thô tục, thiếu lịch sự,... và không khó để có thể nhìn thấy những từ ngữ theo kiểu sáng tạo của giới trẻ ở tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instargram,... Nhưng các bạn vẫn phải luôn nhớ rằng sử dụng Tiếng Việt bừa bãi sẽ làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng của nó. Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ nhưng 1 khi đã bị thay đổi thì sẽ không còn giữ được nét đẹp tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam nữa. Vì vậy chúng ta phải biết bảo tồn ngôn ngữ ấy và sáng tạo ntn để không làm mất đi vẻ đẹp đáng quý đó.

5 tháng 3 2018

Tập quán là:Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.

Lẫm liệt là:có dáng hiên ngang, vẻ oai nghiêm đáng kính phục

5 tháng 3 2018

Điều đó không quan trọng,quan trọng là
Hôm nay Tôi ra tiệm internet làm vài ván LOL...bên cạnh có thằng nhóc đang nghe điện thoại...
Nó nói" Da!!̣ Dạ!! Con đang ở trường học mà mẹ"
Vì lo lắng cho tương lai của mầm non Tổ Quốc..tôi liền cố ý hô lớn..quản lí.."nạp thêm tiền vào tài khoản XXX"..nói xong tôi ngồi cười hả hê...chắc kiểu chi về mẹ nó cũng bem cho mà lên bờ xuống ruộng
Vừa lúc đó người.iu tôi goị hỏi đang ở đâu đó..tôi trả lời đang ở tiệm net gần về rồi..!
Đến lượt thằng nhỏ này quát thật to..
Lễ tân, khách 201 trả phòng. Bao cao su dùng hết 4 cái. @?!?

Nguồn:copy của a j đó troq page của Nàng

5 tháng 3 2018

Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây, từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.

Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dài lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt. Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.

Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hoả vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các "chàng" và "nường" đi học muộn. Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh. Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,... Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỳ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác. Các cửa hàng vãn phòng phẩm, quần áo,... cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,... được tung ra bày ngoài cửa lung lẳng... Phố tôi còn giữ được một số ngòi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra. Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu huỷ. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.

Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.

Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bày giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.

5 tháng 3 2018

Bài làm

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

5 tháng 3 2018

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hoá thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. 

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ người yêu của một cô gái. Không chỉ nhớ mà còn có lo phiền, phấp phỏng. Chính sự lo phiền, phấp phỏng ấy đã làm cho nỗi nhớ còn thêm chiều sâu, khiến nỗi nhớ có thể làm lay tỉnh toàn bộ nhân cách con người. 

Ca dao có rất nhiều bài nói về nỗi nhớ người yêu và mỗi bài lại toát lên một vẻ đẹp riêng. Thường thì nỗi nhớ ấy hay được thể hiện hoặc miêu tả một cách trực tiếp, dù các tác giả dân gian đã dùng rất nhiều ví von. Ở bài ca dao này, cách bày tỏ nỗi nhớ có nhiều điểm khác lạ. sắm vai một người đọc ngây thơ, ta sẽ thấy hình như nhân vật trữ tình dồn toàn bộ sự quan tâm cho khăn, cho đèn, cho mắt, tức là cho những đối tượng mà người ấy nhận rõ là chúng đang nhớ một ai đó. "Khăn thương nhớ ai", "Đèn thương nhớ ai", "Mắt thương nhớ ai" - với chừng ấy câu hỏi đặt ra cho những "người bạn" (riêng với khăn, câu hỏi được nhắc tới ba lần), dường như nhân vật trữ tình không còn mối bận tâm nào khác ngoài việc vỗ về, an ủi khăn, đèn, mắt. Nhưng ta chợt nhận ra một sự vô lí: ngoài khăn và đèn là những vật vô tri không thể biết nhớ, ngay cả mắt (người) đâu có phải là một sinh thể độc lập có thể biết tương tư? Vậy là nhân vật trữ tình đang sống trong cõi ảo, đang trò chuyện với những nhân vật ảo. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi con người có tâm sự quá đầy và bị "cầm tù" bởi tâm sự đó. Tâm sự tràn ra ngoại giới, phủ trùm cái bóng của mình lên tất cả, khiến mọi vật bỗng trở nên có hồn và có thể trở thành những đối tượng chuyện trò. Tuy nhiên, lúc này, chuyện trò với khăn, với đèn, với mắt thì cũng chỉ là chuyện trò với chính lòng mình mà thôi. Nói cách khác chuyện trò với ai, về cái gì, trong trường hợp này, cũng chỉ là một sự tự giãi bày. 

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hoá thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. Khăn ơi, tại sao mày lại rơi xuống đất? Mày đang nhớ thương ai vậy? Những câu hỏi rưng rưng nỗi niềm đã được đặt ra trong trạng thái mộng du của nhân vật trữ tình. Chúng không phản ánh cái gì khác ngoài cõi lòng người hỏi. Nói khăn và đèn được nhân hoá thì cũng đúng. Nhưng có lẽ đúng hơn nếu nói chúng là hình ảnh của nhân vật trữ tình được khúc xạ qua một tấm gương soi đặc biệt. Những động thái của chúng không có ý nghĩa độc lập mà chỉ là sự phản chiếu những cử chỉ và diễn biến tâm lí đa dạng, phức tạp của tác giả bài ca dao. Người ta thường nói ca dao có vẻ đẹp mộc mạc, giản dị. Trong trường hợp này, sự giản dị, mộc mạc vẫn thể hiện (đặc biệt qua hệ thống những hình ảnh gần gũi và qua lời nói "trong suốt", không trang sức), nhưng không vì thế mà cái ảo diệu biến hoá lại không để lại dấu ấn đậm nét. 

Tuy đi sâu vào chốn u uẩn của cõi lòng, bài ca dao vẫn giữ được tính mạch lạc của cấu trúc. Các hình ảnh khăn, đèn, mắt không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Khăn vắt vai, khăn để chùi nước mắt, ngọn đèn thắp chong canh dài, đôi mắt đẫm lệkhông chịu nhắm ngủ - đó đều là những hình ảnh có tính đặc thù mà thơ ca (trong đó có ca dao) thường mượn để thể hiện tâm trạng nhớ nhung, thao thức. Chúng liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm biểu đạt một chủ đề thống nhất. Giữa chiếc khăn và đôi mắt có mối liên hệ thế nào, chính bài ca dao đã nói rõ. Còn ngọn đèn? Nó cũng có thể được hiểu là một con mắt khác thức thi với mắt người giữa đêm thâu vời vợi. Chẳng phải ngọn đèn vẫn thường làm bạn với ta mỗi khi ta có điều lo nghĩ đó sao? Một điều đáng lưu ý nữa là trình tự xuất hiện của các hình ảnh. Khăn xuất hiện trước rồi đến đèn và sau cùng là mắt. Có một sự dịch chuyển từ xa đến gần của các hình ảnh, từ sự vật bên ngoài đến chính con người tác giả. Nỗi nhớ càng được thổ lộ lại càng nồng nàn - nồng nàn đến mức làm rung lên toàn bộ thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình và xét về hiệu quả thẩm mĩ, nó cũng làm biến chuyển cả nhịp thơ. Sáu dòng thơ đầu dành để tâm sự cùng khăn. Chúng mang nhịp điệu kể lể đều đều, ri rả và có giọng bùi ngùi. Bốn dòng thơ sau được san đôi, dành sự "quan tâm" cho cả đèn và mắt. Nhịp thơ gấp gáp hơn trong một kiểu liệt kê hối hả. Nhân vật trữ tình đã chạm đến đáy tâm sự và niềm thao thức của mình. Trạng thái mộng du dần tan để trả con người về với sự kiểm soát của lí trí. Một giai đoạn của cảm xúc thế là đã qua đi. 

Hai dòng cuối của bài ca dao là một câu lục bát mênh mang nỗi niềm. Con thuyền thơ, sau lúc tự để mình rơi vào vòng vây của nỗi nhớ chập chùng, đã thoát ra với không gian trầm tư lặng lẽ. Tuy nhiên, không thể bảo rằng nhân vật trữ tình - người chèo lái nó - đã tìm được sự bình yên. Những con sóng ưu phiền khác đang lao xao bủa đến... Nhìn chung, việc thay đổi thể thơ ở đây rất có ý nghĩa. Một mặt nó báo hiệu sự chuyển biến tinh tế trong dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình, mặt khác nó đảm bảo chức năng điều hoà nhịp thở của người diễn xướng, người đọc, không để tiếp diễn sự kể lể có nguy cơ kéo bài ca dao rơi vào tình trạng dài dòng, gây nên cảm giác căng thẳng không cần thiết. Sự bộc lộ trực tiếp tâm trạng dưới hình thức mờ tối, rối rắm của chính tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng. Nhân vật trữ tình hiểu rằng mình đã lo phiền và cũng biết nguyên nhân của nỗi lo phiền ấy. Yêu nhau nhiều nhưng dễ gì đến được với nhau, lấy được nhau. Bao nhiêu chuyện phải bận lòng, bao nhiêu thứ có thể cản trở hạnh phúc. Cô gái nói "Lo vì một nỗi không yên một bề" - chỉ một bề nhưng lại bề bề nỗi lo, bởi bề ấy không thuộc bề (tức là phía) cô gái, mà thuộc về bề cô không thể làm chủ, không thể chi phối được. 

Bài Khăn thương nhớ ai... ta vừa "đọc" đáng được xem là một trong những bài hay nhất trong kho tàng ca dao dân tộc.

5 tháng 3 2018

12 (2x + 5) = 72

=> 24x + 60 = 72

=> 24x = 12

=> x = 12/24

=> x = 3/2 

5 tháng 3 2018

thank ban

5 tháng 3 2018

Bài làm

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

~Hok tốt~