bạn nào đang hoặc đã học bài Lượm thì giúp mình nhé ^^
bài thơ đã kể và tả về Lượm theo ngôi thứ mấy ?
hình ảnh Lượm hiện ra trong bài thơ là một cậu bé ntn ?
tác giả đã giành tình cảm gì cho Lượm ?
giúp mình mình cám ơn nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phần Mở bài
Từ năm lớp 1 đến nay, em được học với rất nhiều thầy cô giáo. Từ khi lên lớp 6, mỗi thầy cô dạy lớp em một bộ môn.
Thầy cô nào cũng để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Trong đó, cô chủ nhiệm kiêm dạy môn Văn là người để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về cô chủ nhiệm
- Cô chủ nhiệm lớp em tên là ....
Năm nay, cô khoảng ... tuổi.
- Cô đã có một em nhỏ. Năm nay, bé 3 tuổi.
Cô có khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng một cách tự nhiên.
- Mái tóc cô dài đến gấu áo, được cặp sau gáy gọn gàng.
- Khi lên lớp, cô thường mặc bộ áo dài màu xanh có thêu nổi những bông hoa nho nhỏ.
- Cô đi đôi giày màu đen sạch sẽ.
b). Kể về những việc làm của cô
* Khi ở trường
- Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.
Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.
- Em nhớ buổi nhận lớp đầu tiên, cô cẩn thận phát cho mỗi bạn trong lớp một tờ giấy nhỏ. Cô yêu cầu chúng em viết đầy đủ thông tin như trong tờ giấy đã yêu cầu. Nhờ có những thông tin cá nhân đó, cô có thể liên hệ với gia đình phụ huynh vào bất cứ lúc nào.
- Em ấn tượng nhất với bài học đầu tiên cô giảng. Bài học hôm đó là Con Rồng cháu Tiên. Với giọng ấm, nhẹ nhàng, cô đưa chúng em về với miền đất Lạc Việt xưa, về với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ buổi bình minh của lịch sử. Bài cô giảng đã cho em một bài học thấm thía về cội nguồn các dân tộc. Dẫu người miền núi hay miền xuôi, người nông thôn hay thành thị thì 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam này đều từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Rồi còn biết bao bài giảng cô thổi hồn vào đó, làm chúng em thấy yêu hơn gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước…
Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. Cô nắm vững hoàn cảnh gia đình của từng bạn trong lớp. Cô phát động lớp góp quỹ bằng cách gom những đồ có thể bán cho hàng ve chai. Quỹ đó dùng để mua đồ dùng học tập giúp đỡ cho những bạn có hoàn cảnh quá khó khăn.
- Cô chọn những bạn học giỏi trong lớp và phân công các bạn kèm cặp cho những bạn học còn yếu. Nhờ vậy, kết quả học tập của cả lớp tương đối đều. Lớp em thường được xếp hạng Nhất hoặc Nhì trong toàn trường.
- Trong các buổi lớp em lao động, bao giờ cô cũng phân công rất cụ thể cho từng tổ, thậm chí có việc cô còn giao cho từng cá nhân.
Cô tham gia lao động rất nhiệt tình. Giờ giải lao, cô còn mang ra cho lớp một thùng nước trà đá để cả lớp uống thoải mái. Cuối buổi, cô tổng kết, khen chê rõ ràng đúng người đúng việc.
* Khi ở nhà
- Thỉnh thoảng chúng em đến thăm cô. Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.
- Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ. Trên đó, cô trồng các loại rau thơm. Loại rau nào cũng đều xanh tốt.
- Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng. Những cây hồng cao khoảng gần một mét. Trên đó có rất nhiều nụ đang chúm chím. Chỉ ít ngày nữa thôi, chắc chắn những nụ hoa ấy sẽ nở thành nhừng bông hồng tuyệt đẹp.
3. Phần Kết bài
- Em yêu thương và kính trọng cô chủ nhiệm của em.
- Cô đúng là người mẹ thứ hai của chúng em.
- Cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
- Sau này, lớn lên, đi đâu, học ở đâu, em vẫn sẽ mãi mãi lưu giữ trong tim hình ảnh cô chủ nhiệm của mình.
1. Phép nhân hóa được sử dụng:
- dùng từ ngữ, danh xưng vốn để gọi người để gọi vật: "mẹ", "con", "anh", "em".
- dùng từ ngữ vốn tả trạng thái, hoạt động của người cho vật: đậu, tíu tít, bận rộn
=> Tác dụng: miêu tả sinh động cảnh tấp nập ở bến hàng.
2. Tác giả dùng những từ vốn tả hành động, trạng thái của người để tả vật: "đứng mãnh liệt trầm ngâm lặng nhìn", "vùng vằng", "quay đầu chạy"
=> Tác dụng: khiến sự vật được miêu tả thêm sinh động, hấp dẫn
3. Tác giả dùng từ tả trạng thái của người để tả vật: "bị thương", "bầm lại", nhựa như những "cục máu lớn"
=> Tác dụng: Khiến những cây xà nu hiện lên sinh động và mang những phẩm chất của con người.
Sáng chủ nhật trời trong xanh, cái xẻng ở trên vai, em hăm hở đến trường.
Bạn bè gần như đông đủ. Thầy chủ nhiệm đứng trên ghế cao, vỗ tay như chim mẹ vỗ cánh gọi đàn. Chúng em nhanh chóng xếp hàng, nghe thầy phân công công việc và lần lượt , từng tổ ùa vào vườn như bầy chim non đón chào ngày mới.
Dù đã có dịp đến đây trong những tiết học sinh vật, nhưng hôm nay em vẫn muốn đi một vòng trước khi về khu vực mà tổ em phụ trách chỉ vì em được lao động! Ôi! Thú vị biết chừng nào! Các bạn em chắc cũng thế. Người nào cũng tíu tít, lăng xăng.
Chúng em, mỗi người giữ lấy một chậu cây thuốc nam để làm sạch cỏ, bón thêm phân và tưới nước. Những chậu xuyên tâm liên đầy cỏ dại. Tội nghiệp cho anh chàng phải giành ăn với kẻ lạ. Có lẽ vì vậy mà anh chàng giận dỗi, biếng ăn nên chậm lớn. Rồi mùa thu hoạch đến, làm sao được mùa? Hãy yên chí đi bạn. Tớ cắt móng tay, móng chân, tỉa bớt tóc tai xấu xí, rồi cho bạn tắm mát nữa. Có bằng lòng không nào? Em nhổ từng cụm cỏ dại, ngắt bỏ những chiếc lá úa, xới đất và bón phân chung quanh gốc cây. Nghe lời thầy dặn, em thu dọn rác rưởi chung quanh, hốt sạch những cụm vất vung vãi… Bỗng em nghe tiếng la sợ hãi: ‘
Quay nhìn lại, thì ra bạn Tùng đang cầm một con giun đất nhát Cúc Hoa, người bạn gái sợ sâu hơn bị đánh đòn. Mặt Cúc Hoa tái xanh, cô bé đang tìm đường chạy trốn. Thầy bảo Tùng:
- Đừng giỡn nữa. Hãy lo công việc đi, nắng sắp lên rồi!
Chỉ đến lúc ấy Tùng mới dừng trò chơi lại và quay về với chậu cây của mình với nụ cười đắc thắng.Em vội vàng xách xô đi lấy nước. Vườn trường khá xa vòi nước nên chỉ lấy được vài xô mà mồ hôi của em tuôn ra thấm áo. Em múc từng ca nước tưới quanh gốc, lên mình cây. Có nước, vài cây tươi hẳn. Nhìn thấy cây, em bớt mệt nhiều?Nắng đã lên cao. Thế là sắp qua một buổi sáng. Kiểm tra lại công việc lần chót, thầy tập hợp chúng em ở khoảng trống nhỏ trong vườn trường. Thầy chậm rãi nói:
- Các em xem, lúc đầu khu vườn trường như thế nào, bây giờ nhìn thấy đã mát mắt. Ngày mai, cây sẽ xanh tốt, các tiết học về sinh vật về cây lá sẽ gần với cuộc sống hơn. Thầy khen ngợi tổ 3 và không bằng lòng tổ 1. Mỗi người trong tổ 1 cần suy xét lại tinh thần làm việc của mình. Bây giờ chúng ta trở lại sân trường.
Chúng em bước theo thầy, hai hàng một. Có tiếng thì thầm từ tổ 1 vọng sang. Có lẽ các bạn đang “rút kinh nghiệm” về tinh thần làm việc của mình. Riêng em, bây giờ em mới cảm thấy mệt vì công việc nhỏ nhặt ấy. Em liên tưởng đến các cô chú nông dân cày sâu cuốc bẫm, nghĩ đến ba em đang điều khiển máy tiện Xí nghiệp Sincô, nghĩ đến mẹ em đang luôn tay trước mấy cái máy dệt… Em nghĩ đến bao người lao động khác đang ngày đêm làm ra cái ăn, cái mặc cho mọi người. Và em mỉm cười, uống hết li nước mát của bạn Hải trao mà tự hứa với lòng mình: “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.
Mở bài:Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoát mới đó đã muời năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi truờng cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Thân bài:Ngôi truờng cũ hiện ra truớc mắt tôi với nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Xe chạy chầm chậm trên con đưòng nhỏ mà tôi cảm thấy vui sưóng vô cùng. Chiếc cổng trưòng năm xưa giờ đã đuợc thay thế bởi chiếc cổng kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ truờng THCS.Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Nhi,thằng Sơn, Nguyên… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần.
Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn. Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Nhung dạy anh cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình. Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Nhung, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
-Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
-Em là....
-Em là Lâm học sinh lớp 6d, khoá học cách đây 10 năm rồi thưa cô
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đến lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được trở lại tuổi học trò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Kết bài: Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
ko chép mạng nhé
**** cho mik nhé
Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.
Những ngày cuối năm trời vẫn lạnh, như thể mùa đông chưa đủ dài để cái lạnh kịp thấm vào da thịt, như thể mùa xuân vẫn cần lạnh se sắt để người ta chẳng chần chừ, ái ngại mà gần nhau. Bất giác lại giật mình, nhẩm tính tới lui chỉ còn vài ngày nữa là Tết.
Những ngày giáp Tết bỗng trở nên tấp nập xôn xao từ đường quê ra ngõ phố. Mai vàng đã bắt đầu hé nụ. Những cây đào từ miền Bắc dần dà cũng quen với khí hậu miền Trung nên sắp nở bung. Những chậu quất, những nụ tầm xuân đầy màu sắc trải dải từ mọi con đường. Phố bỗng rực rỡ khi khoác màu áo đủ đầy hương sắc mùa xuân.
Bỗng dưng, thấy ấm áp vì năm nay mình thôi làm người xa xứ, đỡ phải chộn rộn, nao lòng mà khấp khởi ngày về. Cũng chẳng lấn cấn để tiếc nuối khi nghĩ ngày trở lại. Thành phố lộng lẫy tươi vui đó nhưng mãi mãi là chốn xa lạ chẳng dành cho mình. Bình yên biết bao khi được đứng ở quê nhà nhìn mùa xuân đủng đỉnh ghé qua.
Bạn bảo đón Tết nghèo nghèo, thiếu thiếu ở quê vẫn vui hơn Tết đủ đầy, đông vui ở thành phố. Thành phố chật chội nên người ta cũng tiếc với nhau cả một lời thăm hỏi. Ở quê, ra đường đã nghe tiếng hỏi han, xách cái giỏ biết đi chợ vẫn đon đả hỏi thăm đi đâu. Người ta hỏi không phải để biết mà hỏi để kéo nhau lại gần. Thế nên, dầu đi đâu, ai cũng muốn quay về quê nhà trước đêm giao thừa là vậy. Ở đó có những người ta thương, có kỷ niệm, có máu mủ ruột rà.
Cuối năm, bao cơ quan đoàn thể tổ chức liên hoan tổng kết, rượu bia và hát hò rôm rả. Người vui kẻ buồn vì thưởng Tết, những lời hoan ca chúc tụng làm xôm tụ cả một góc phố. Sự no đủ, thiếu thốn, giàu sang, thấp hèn bắt đầu thể hiện qua mấy ngày này.
Bác làm công việc chở hàng cho tiệm nội thất. Cuối năm, người ta mua sắm nhiều lắm nên bác mừng vui vì kiếm thêm thu nhập. Người bác nhỏ thó, lọt thỏm sau khối hàng lớn. Mỗi ngày, bác gò lưng chở không biết bao nhiêu bộ bàn ghế đẹp đẽ mà cứ nhớ đến cái ghế khập khiễng ở nhà mình. Mới hay, Tết đâu hẳn công bằng với hết thảy mọi người, còn đó bao nhiêu gương mặt nhàu nhĩ, lo toan chất chồng bởi mưu sinh.
Đi chợ, gặp đúng buổi liên hoan của các tiểu thương, mấy cô bán cá, bán rau hàng ngày lên ca hát, nhảy múa vui như hội. Chợ chia làm đôi, nửa ăn tất niên trước, nửa ăn tất niên sau để còn buôn bán phục vụ mọi người. Thường ngày, chợ lam lũ, chật chội là thế, nay cũng khoác áo mới, sạch sẽ đẹp đẽ hơn nhiều.
Xóm lục đục cúng tất niên. Nghe ba và mấy chú trong xóm rủ rỉ bao chuyện vui buồn năm qua. Ờ thì hàng xóm láng giềng, những xích mích tủn mủn bỏ qua hết, lại bắt tay nhau, mỉm cười thân ái mà đón Tết. Tết đến, ai cũng cần bao dung và rộng lượng hơn.
Anh họ mua cho dì một chiếc máy giặt để những ngày lạnh đỡ vất vả, cũng là sắm sửa Tết. Nghe cái máy ấy đáng giá mấy tạ thóc mà dì hốt hoảng, xót xa vì tiếc của. Người quê là thế, mua cái gì cũng quy ra thành lúa, thành ruộng khoai, ruộng cải, thành đàn heo trong chuồng.
Giáp Tết năm nay, cánh đồng chỉ vừa gieo sạ. Mỗi lần ngang qua, lại thấy lòng nao nao khó tả khi bắt gặp những đôi chân lấm bùn dầm mình trong lạnh buốt, những bàn tay vàng sậm vì nước phèn đặc quánh. Có người du xuân về, vội vã thay bộ áo quần đẹp đẽ để lặn lội ra thăm ruộng lúa. Vất vả theo chân suốt cả năm trời.
Những ngày giáp Tết, mấy mẹ con tỉ mẩn ngồi cắt gọt đủ thứ củ quả để làm mứt. Ngồi bên bếp lửa canh nồi mứt, khói làm mắt cay xè nhưng lại vui vì thấy có không khí Tết hơn hẳn. Mấy cô em gái chờ nắng, thấy nắng yếu ớt mà reo vui. Lục đục đem mấy bộ bàn ghế ra sân, chùi rửa rồi đánh véc ni thơm láng. Nghe người này người kia vào chỉ trỏ khen ngợi, đứa nào đứa nấy vui hẳn, cắm cúi hăm hở làm.
Đưa ông táo về trời xong, mẹ bắt đầu lúi húi trong bếp làm mâm cỗ cúng tất niên. Độ này, nhà nào cũng cúng tất niên, quay qua nhà cậu đến nhà dì, sáng nhà chú chiều nhà bác. Cứ lần lượt ghé thăm nhau như thế, thì Tết về là để những cuộc sum vầy thêm vui.
Ngẩn ngơ, lại thấy mình chông chênh với những cảm xúc cũ mới. Thật thà tổng kết những thành quả một năm qua và lên kế hoạch cho năm tới. Khép lại đủ đầy những nỗi niềm cũ kỹ cần buông bỏ và trọn vẹn đón những cảm xúc bình an. Vừa hay, Tết đã về ngang ngõ.
Thế là hôm nay em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi thân thuộc. Vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỉ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.
Tâm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật. Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinhxắnvà cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo thân yêu. Nhưng một điều nữa làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn ởtrong áo em. Hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bạn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió nhè nhẹ làm tà áo bay lượn, múa hát như nhấc nhở chúng em mau mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới và luôn nghĩ tới người cha kính yêu đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngót hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối (vì thường thường khi mưa tạnh mối bay ra mà). Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch”, em ngã sóng soài, quần áo lấm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo tuyệt đẹp kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em phải giặt cả bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đấy, em quý áo hơn, lúc nào em cũng gần gũi với áo như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng em mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên nên đã để xảy ra một điều đáng tiếc.
Một hôm nào đó đi học về em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng, hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lấy que chọc một lỗ hổng chui sang lấy cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này về em bị mẹ phê bình và suýt nữa bị mấy roi vào mông nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống màu, mẹ em cặm cụi vá lại. Chiếc áo bị vá làm em rất buồn. Tấm áo ấy em vẫn mặc để nhớ ngày bố em ra chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay, vì nghịch ngợm quá nên áo em rách thêm, ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền những kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gửi gắm tình thương của mình vào chiếc áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi, mình vẫn quý bạn đó. Mình vẫn nhớ mãi sáng mùa đông rét buốt như... kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi học đều đặn trong mỗi buổi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả tốt trong buổi tổng kết hôm nay.
Tấm áo của em đã “nghỉ hưu” như vậy đấy. Chỉ vì em nên áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đấy lá chiếc thứ bao nhiêu? Rút kinh nghiệm lần
trước, em sẽ giữ gìn cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học thật giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ. Chính cha em cũng như bao nhiêu người chiến sĩ khác đã đổ xương máu để giành lại dộc lập, tự do cho Tổ quốc, cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thân yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm về đời mình.
Thê' là hôm nay em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi thân thuộc. Vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỉ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.
Tâm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật. Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinhxắnvà cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo thân yêu. Nhưng một điều nữa làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn ởtrong áo em. Hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bạn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió nhè nhẹ làm tà áo bay lượn, múa hát như nhấc nhở chúng em mau mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới và luôn nghĩ tới người cha kính yêu đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngót hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối (vì thường thường khi mưa tạnh mối bay ra mà). Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch”, em ngã sóng soài, quần áo lấm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo tuyệt đẹp kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em phải giặt cả bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đấy, em quý áo hơn, lúc nào em cũng gần gũi với áo như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng em mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên nên đã để xảy ra một điều đáng tiếc.
Một hôm nào đó đi học về em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng, hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lấy que chọc một lỗ hổng chui sang lấy cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này về em bị mẹ phê bình và suýt nữa bị mấy roi vào mông nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống màu, mẹ em cặm cụi vá lại. Chiếc áo bị vá làm em rất buồn. Tấm áo ấy em vẫn mặc để nhớ ngày bố em ra chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay, vì nghịch ngợm quá nên áo em rách thêm, ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền những kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gửi gắm tình thương của mình vào chiếc áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi, mình vẫn quý bạn đó. Mình vẫn nhớ mãi sáng mùa đông rét buốt như... kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi học đều đặn trong mỗi buổi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả tốt trong buổi tổng kết hôm nay.
Tấm áo của em đã “nghỉ hưu” như vậy đấy. Chỉ vì em nên áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đấy lá chiếc thứ bao nhiêu? Rút kinh nghiệm lần
trước, em sẽ giữ gìn cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học thật giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ. Chính cha em cũng như bao nhiêu người chiến sĩ khác đã đổ xương máu để giành lại dộc lập, tự do cho Tổ quốc, cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thân yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm về đời mk.
tk nhé
Ở lớp, em có rất nhiều người bạn nhưng người em quí nhất là Dung. Đó là một bạn gái có gương mặt thật dễ thương, tính tình hiền lành , dịu dàng. Dung là một người rất tài giỏi. Bạn ấy có rất nhiều tài năng như: hát hay, đánh đàn giỏi, vẽ đẹp và học giỏi nữa. Mặc dù Dung là người đa tài nhưng bạn ý không kiêu ngạo mà còn hay giúp đỡ bạn bè, hòa đồng với mọi người trong lớp. Không chỉ em mà các bạn , thầy cô ai cũng yêu thương bạn ấy . Em xem bạn ấy là một tấm gương tốt để em học tập. Em rất vui khi có một người bạn như thế.
bạn nhớ k mk nhé.
.Học tập cũng như đấu tranh vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Trong học tập, sách vở sẽ là những vũ khí cùng ta hành quân qua bao nhiêu chông gai của con đường học vấn. Lớp học sẽ là chiến trường. Sự ngu dốt của con người sẽ là kẻ thù và đích đến sẽ là sự thành đạt. Bạn bè ta sẽ là đồng đội, là bằng hữu, là bạn bè tốt cùng ta phấn đấu mỗi ngày. Vì sau con đường học vấn sẽ mở ra cho ta một thế giới vô cùng tươi sáng nên ta mới biết được việc học tập quan trọng đến dường nào! Nhờ vậy mà lớp tôi là lớp giỏi nhất trường và không một lớp nào có thể sánh bằng.
â)Bài thơ tả Lượm thể ở ngôi thứ 3 b)hình ảnh Lượm trong bài thơ là một cậu bé dũng cảm,hồn nhiên,ngây thơ c)tác giả đã giành tình cảm...gì đó,ai biết thì giúp em(bạn hoặc anh) ấy nhé!!