K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2021

tăng quần trời hạn trăng tán trời mưa

12 tháng 8 2021

mn bấm vào link dưới để đăng kí lazi nhé! hok được tiền đấy

https://lazi.vn/users/dang_ky?u=dong.do-thi-thu

12 tháng 8 2021

a, chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa

 b, trăng quầng trời hạn trăng tán thì mưa

 c, dày sao trời nắng vắng sao trời mưa

   học tốt k cho mk nha

12 tháng 8 2021

điền thêm một vế nữa dể có các câu ghép 

a. chớp đông nhay nháy, ...gà gáy thì mưa.

b.trăng quầng trồi hạn, .......trăng tán thì mưa.

c.dày sao trời nắng, .......vắng nắng thì mưa.

                                Trắc nghiệm bài Tôi đi họcCâu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?A. Ven sông Hương, thành phố HuếB. Ven sông Hồng, thành phố Hà NộiC. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc BộCâu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.A. ĐúngB. SaiCâu 3: “Tôi đi...
Đọc tiếp

 

                               Trắc nghiệm bài Tôi đi học

Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?

A. Ven sông Hương, thành phố Huế

B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)

D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

A. Tôi đi học.

B. Tức nước vỡ bờ.

C. Trong lòng mẹ.

D. Lão Hạc.

Câu 5: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Kết hợp cả A, B, C.

Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

A. Người mẹ

B. Người thầy giáo

C. Ông đốc

D. Nhân vật “tôi”

Câu 7: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

A. Nhan đề của văn bản

B. Quan hệ giữa các phần của văn bản

C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản

D. Cả ba yếu tố trên

Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Tính cách

C. Tâm trạng

D. Hành động

Cần gấp

 

4
12 tháng 8 2021

Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?

A. Ven sông Hương, thành phố Huế

B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)

D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

A. Tôi đi học.

B. Tức nước vỡ bờ.

C. Trong lòng mẹ.

D. Lão Hạc.

Câu 5: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Kết hợp cả A, B, C.

Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

A. Người mẹ

B. Người thầy giáo

C. Ông đốc

D. Nhân vật “tôi”

Câu 7: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

A. Nhan đề của văn bản

B. Quan hệ giữa các phần của văn bản

C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản

D. Cả ba yếu tố trên

Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Tính cách

C. Tâm trạng

D. Hành động

Chắc chắn đúng bài này mình học rồi!

12 tháng 8 2021

                               Trắc nghiệm bài Tôi đi học

Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?

A. Ven sông Hương, thành phố Huế

B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)

D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

A. Tôi đi học.

B. Tức nước vỡ bờ.

C. Trong lòng mẹ.

D. Lão Hạc.

Câu 5: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Kết hợp cả A, B, C.

Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

A. Người mẹ

B. Người thầy giáo

C. Ông đốc

D. Nhân vật “tôi”

Câu 7: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

A. Nhan đề của văn bản

B. Quan hệ giữa các phần của văn bản

C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản

D. Cả ba yếu tố trên

Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Tính cách

C. Tâm trạng

D. Hành động

12 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

Đỗ Phủ sinh năm 712, mất năm 770, tự là Tử Mĩ, hiệu là Thiếu Lăng, là một nhà thơ Trung Quốc vĩ đại. Trong sự phát triển rực rỡ của thi ca thời Đường, Đỗ Phủ cùng với Lí Bạch là hai đỉnh cao vươn ra tầm thế giới. Nếu như Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn, là nhà thơ của lực trời thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực, là nhà thơ của lực đất. Tiếng thơ của Đỗ Phủ là tiếng nói đau xót trước một hiện thực xã hội phong kiến nhiều biến động, nhiều đau thương đồng thời cũng là tiếng lòng cảm thương đầy nhân ái, vị tha. "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" là tác phẩm thể hiện khá nổi bật đặc trưng thơ Đỗ Phủ. Trong đó đoạn cuối bài thơ có thể xem là sự lắng đọng sâu sắc nhất tư tưởng nhân đạo của nhà thơ vĩ đại này.

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo hân hoan.
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn.
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt.
Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.

Bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" ra đời năm 760, lúc Đỗ Phủ từ quan về sống ở phía tây Thành Đô. Cảm thương hoàn cảnh nghèo khó của ông, bạn bè đã chung tay dựng cho ông một ngôi nhà tranh cạnh khe Cán Hoa. Nhà mới ở chưa được bao lâu thì những cơn mưa giông mùa thu kéo tới phá nát. Bài thơ vừa tự sự, vừa bộc lộ cảm xúc trước tình cảnh trớ trêu của một thân phận tuổi cao, bệnh tật, nghèo khổ bị thiên tai và nhân họa cùng lúc xô tới. Tuy thế, ngay giữa hoàn cảnh riêng đầy bi kịch, Đỗ Phủ vẫn cho chúng ta thấy được tấm lòng và nhân cách cao quý của ông:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo hân hoan.
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn.

Ước mơ của Đỗ Phủ chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được. Giữa lúc lều tranh tan hoang trong gió thu, các mảnh tranh bị bọn trẻ thôn nam cướp ngay trước mắt, nhà thơ mơ ước được một căn nhà là đều tất nhiên. Nhưng tại sao phải là "nhà rộng muôn ngàn gian"? Phải chăng vì quá khốn khó nên nhà thơ phóng đại ước mơ của mình! Thật bất ngờ và cảm động khi câu thơ tiếp theo được đọc lên "Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo hân hoan". Thì ra ngôi nhà ấy không dành riêng cho gia đình nhà thơ mà nó là để che khắp thiên hạ, che khắp những phận kẻ sĩ nghèo, mang đến niềm hân hoan cho họ. Phải có một tầm tư tưởng và tấm lòng rộng lớn dường nào mới thấu hiểu và đồng cảm với toàn xã hội được như thế. Bằng biện pháp tăng tiến, Đỗ Phủ tô vẽ cho ngôi nhà trong mơ của mình những nét đậm chắc "Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn". Ngôi nhà phải vững như thế chứ đừng mong manh như lều tranh của ông tan trong gió bão. Có như thế thì hàng vạn kẻ sĩ nghèo trên thế gian mới khỏi lâm cảnh khốn khổ như nhà thơ.

Hai câu thơ cuối như một lời khấn nguyện chân thành:

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt.
Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.

Lời cảm thán xuất phát từ tâm can "Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt" Nghe vừa tha thiết, vừa xót xa. Có lẽ nhà thơ cũng biết rằng ước mơ của ông cũng chỉ là mơ ước. Mà mơ ước với thực tại bao giờ cũng vời vời cách xa. Hình ảnh ngôi nhà sừng sững vẫn ngự trị trong tâm trí ông như một khát vọng cháy bỏng để nhà thơ hạ một lời thì thầm kiên định "Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được". Hai hình ảnh "nhà ấy sừng sững" và "lều ta nát" đối lập nhau như hai đối cực của hạnh phúc và khổ đau. Và nhà thi sĩ đã tự nguyện chấp nhận khổ đau chỉ hi vọng bao kẻ sĩ khác được hạnh phúc. Không biết tự bao giờ các lời khấn cầu đều đi cùng với một lời hứa nguyện và Đỗ Phủ đã tha thiết muốn đánh đổi ước mơ cao đẹp với cái giá mà chỉ riêng ông phải trả. Ước mơ có một gian nhà đủ rộng cho tất cả kẻ sĩ trên thế gian còn riêng ông chịu lều tan, chết rét ông cũng cam lòng. Sự hi sinh đó hoàn toàn vô vụ lợi, nó xuất phát từ sự đồng cảm của một nhà thơ, một kẻ sĩ có tấm lòng nhân hậu mênh mông sẵn sàng quên đi thân phận cá nhân mà hướng đến quảng đại đồng bào.

Trong sự nghiệp thơ ca đồ sộ gồm hơn một ngàn năm trăm bài thơ của Đỗ Phủ, độc giả khắp nơi vẫn tâm đắc và chưa bao giờ thôi cảm động khi đọc "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá". Bài thơ, đặc biệt là năm câu cuối đã để lại một ấn tượng sâu sắc về một tài năng, một tư tưởng, một tình cảm vĩ đại. Bài thơ vừa khái quát được hiện thực xã hội Trung Quốc thời Đường vừa đề cao chủ nghĩa nhân đạo, một giá trị vĩnh cửu của văn học nghệ thuật, để lại cho người đời sau những hiểu biết sâu sắc và những cảm xúc tốt đẹp về tình người, tình đời.

11 tháng 8 2021

tui nè:))

Nếu cậu đang cold đơn thì... tui có vài bộ đam hay hay cho cậu đọc đó, đỡ chán ( ͡° ͜ʖ ͡°)

8 tháng 11 2021

mik chấp nhận

 Đề 1Câu 1. (3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:          “Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”                                                     (Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)a)...
Đọc tiếp

 Đề 1

Câu 1. (3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

          “Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

                                                     (Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? 

                                                   “Người Cha mái tóc bạc

                                               Đốt lửa cho anh nằm                                       

                                                          (Minh Huệ)

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.        (Tô Hoài)

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.             (Đoàn Giỏi)

Câu 3. (5,0 điểm) Tả người thân yêu và gần gũi nhất với em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).

Đề 2

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Em hãy cho biết văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Ngữ văn 6 – Tập hai) trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

 b) Trình bày nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 2: (1,0 điểm) Câu trần thuật đơn là gì?

Câu 3: (1,0 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a)  Tôi về, không một chút bận tâm.

b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

Câu 4 (6,0 điểm).Hãy miêu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.

 

2
11 tháng 8 2021

huhuhuhu giúp mk đi

ngay 13/8/2021 hết hạn rùi

mong được quản trị viên giúp

và thành viên trong OLM.VN

12 tháng 8 2021

giúp tui đề 2 thui cũng được

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Trở về với mẹ ta thôiGiữa bao la một khoảng trời đắng cayMẹ không còn nữa để gầyGió không còn nữa để say tóc buồnNgười không còn dại để khônNhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.Tôi còn nhớ hay đã quênÁo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờNhuộm tôi hồng những câu thơTháng năm tạc giữa vết nhơ của trời.     (Trở về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trở về với mẹ ta thôi

Giữa bao la một khoảng trời đắng cay

Mẹ không còn nữa để gầy

Gió không còn nữa để say tóc buồn

Người không còn dại để khôn

Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.

Tôi còn nhớ hay đã quên

Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ

Nhuộm tôi hồng những câu thơ

Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời.

     (Trở về với mẹ ta thôi- Đồng Đức Bốn)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm): Trong đoạn trích trên, người con trở về với mẹ trong hoàn cảnh nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ đầu của đoạn trích trên.

Câu 4 (1 điểm): Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên bằng một đoạn văn (2 đến 3 câu).

1
16 tháng 8 2021

1, Biểu cảm

2 Theo em, người con trở về với mẹ trong câu thơ "Giữa bao la một khoảng trời đắng cay" trong hoàn cảnh khi người con đã trưởng thành và gặp phải những đắng cay, vất vả trong cuộc đời và nay muốn trở về bên vòng tay ấm áp của người mẹ.

3. Biện pháp tu từ điệp ngữ "không còn nữa". Tác dụng: nhấn mạnh sự đau thương và mất mát của người con trước sự ra đi của mẹ. 

4.    .... 

11 tháng 8 2021

Quê hương vốn là tên gọi thiêng liêng mà rất đỗi thân thuộc trong tâm trí mỗi con người. Đó là nơi sinh ra, nơi chúng ta bắt đầu mọi thứ.Và đối với em quê hương cũng là một nơi rất bình yên mỗi khi nhớ về. Nhất là vào lúc bình minh ,quê hương em trở nên đẹp lạ kì.

Trời tờ mờ sáng, ngước mắt lên cao vẫn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh ở phía Tây. Gà trong xóm em thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hòa ca chào bình minh. Mọi người đã thức dậy, nghe đâu đây tiếng í ới gọi nhau đi chợ buổi sớm của các cô các mẹ và tiếng hò nhau đi làm đồng, tất cả những âm thanh tạo nên một bầu không khí sinh động.

Trời vừa hửng sáng, sương tan dần, cạnh vật bắt đầu hiện rõ dưới ánh nắng dịu le lói. Mặt trời lên vươn vai tỏa ánh nắng sau những rặng tre xanh mướt đầu làng. Tiếng chim chích chèo hót lảnh lót hòa cùng tiếng ríu rít của những chú chim sâu trong vườn. Những hàng cau xanh cao đón ánh nắng sớm mai, nắng bao phủ khu vườn, nó không phải ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè, không phải ánh nắng vàng cánh gián của mùa thu mà nó là cái nắng ướt sương của buổi sớm mùa hạ trong trẻo tinh khôi.

Những làn gió mát thổi nhẹ làm rung động cành lá, khẽ giật mình, con bướm trắng đang đậu bỗng nhẹ đập cánh bay đi.Trên con đường đất, những đứa trẻ kéo nhau chạy tung tăng đến trường. Khi đi ngang qua cánh đồng đang mùa lúa chín vàng trải dài bát ngát, em thấy những người nông dân đang chăm chỉ làm việc gặt lúa và những chú trâu đang cần mẫn cày từng đường đất .

Quả thật, từ xưa đến nay, trâu luôn là người bạn thân thiết với con người trên những mảnh đất làm nông dân dã.Phía đông ánh hồng rực rỡ, mặt trời như chạy theo ta tỏa những tia nắng vàng xuyên qua kẽ lá. Trời mùa hạ trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi về chân trời vô định. Nằm dưới gốc đa đầu đình, em có thể ngắm hết những đám mây đủ hình thù kì thú. Thỉnh thoảng nghe vọng xa xa tiếng họp chợ, tiếng mua bán trao đổi của các bà, các mẹ làm cho không gian buổi sớm rộn ràng, nhộn nhịp biết mấy

Nhịp sống nơi thôn dã vào buổi sớm mùa hạ thật khác thành phố đầy khói bụi, đầy xe cộ, người ta vội vã ra đường , tụ tập nơi điểm chờ xe buýt để đến chỗ làm , bắt đầu ngày mới với những vội vàng và bận rộn. Còn bình minh trên quê hương thì bình yên vô cùng từ cảnh vật đến con người luôn mang một thứ gì đó rất đỗi thơ mộng.

Ánh nắng đã lên cao và bắt đầu chói chang hơn, trời ngả về trưa. Một buổi sáng diễn ra và kết thúc như vốn có. Chỉ khi con người ta sống chậm lại mới cảm nhận được hết thảy vẻ đẹp trong lành của nó. Bình minh là lúc quê hương em đẹp nhất, đẹp với chính những sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.


 

11 tháng 8 2021

Tham khảo ạ:

“Cây rung cây, hoa đua hoa. Khắp nơi bình minh rắc gieo hương nồng.”

Đúng như lời bài hát này, bình minh thật là đẹp! Bình minh cho ta một cảm giác khoan khoái, dễ chịu của buổi sớm. Như ai, em cũng đã một lần được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên rực rỡ này trên mảnh đất quê hương thân yêu.

Sáng hôm ấy, không hiểu sao em dậy sớm hơn mọi ngày. Em rảo bước đi ra sân, tập thể dục. Không khí nhè nhẹ, trong lành hòa vào da thịt mát rượi. Bầu trời lúc này còn lấp loáng những vệt đen nhạt nhòa từ từ biến mất để thế chỗ cho ông mặt trời. Cả thôn làng chìm trong biển sương sớm. Trên cành lá, những giọt sương mai khẽ đọng lại trắng xóa. Bác mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn e ấp nấp sau hàng núi cao, tỏa những tia nắng nhỏ như hình dẻ quạt nhiều màu sắc rực rỡ. Những đám mây trắng bồng bềnh, nhiều hình thù kì lạ trôi nhè nhẹ trên bầu trời. Ngoài đồng, lúa đang thì con gái mơn mởn dựa vào nhau thì thầm nói chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng như một tấm thảm xanh um, nhấp nhô trong làn gió sớm. Bỗng từ đâu, một tiếng hót trong trẻo vang lên làm khuấy động sự yên tĩnh vốn có của bình minh. Hòa quyện với giọng hót đó là tiếng gáy của chú gà trống oai dũng:” Ò..ó..o..” càng thêm vang động đất trời. Trong phút chốc, sương tan, trời sáng sủa hơn hẳn, làm làng quê em hiện lên như một bức tranh tuyệt mỹ. Đồi núi uốn mình trong chiếc áo the xanh. Em say sưa ngắm nhìn cảnh tượng đẹp đẽ ấy mà bấy lâu nay chưa được thưởng thức.

Khi vầng hồng thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu êm trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Đằng xa, bóng cô bác nông dân lập lòe dắt trâu ra đồng, vừa đi vừa nói cười rộn rã. Tiếng máy tuốt lúa xào xào, hất tung những chị lúa như những đợt pháo bông dài. Cô chú công nhân vội vàng đi làm. Tiếng còi xe vang lên liên hồi. Không khí thật là tấp nập, nhộn nhịp. Em bước chân ra vườn, ngắm nhìn chú chim sẻ nhỏ trên cành cây. Bên hàng rau cải, mái đầu bạc của ông em đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu.

Bỗng một tiếng thân thuộc vang lên:”Thư ơi, con vào đây ăn sáng rồi mẹ chở đi mua đồ”. Em dạ rồi nhanh chóng vào nhà chuẩn bị đồ đi với mẹ. Được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bình minh như thế này, em cảm thấy rất phấn khởi, lạc quan và yêu đời. Em sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để mai này về xây dựng lại quê mình cho đẹp hơn.

11 tháng 8 2021

Sáng nào em và bố cũng cùng nhau chạy bộ trên con đường làng quen thuộc. Nằm hai bên đường là những ruộng lúa chín vàng ươm. Bây giờ đang là mùa lúa chín nên em có thể ngửi thấy hương thơm của lúa hòa quyện trong gió. Thật đẹp biết bao khung cảnh quê hương em với đồng lúa chín vàng.

Màu vàng của lúa óng ả như màu của nắng. Nó làm em nhớ tới câu hát “Em đi giữa biển vàng”. Dưới ánh nắng của buổi sớm mai, những bông lúa chín dường như cũng lấp lánh hơn. Con gió nhỏ đi ngang qua làm cho những bông lúa cũng đung đưa theo. Chúng như đang thì thầm, trò chuyện với nhau điều gì đó. Chắc hẳn, lúa đang rất vui mừng vì chúng sắp được thu hoạch. Ở gần bờ, cỏ dại mọc xanh biếc. Trên những lá cỏ vẫn đòng đọng lại những giọt sương đêm.

Khi mặt trời lên cao, ánh nắng của nó xuyên qua những kẽ lá, xuyên qua những bông lúa. Chúng khiến cho những giọt sương lấp lánh như những viên kim cương nhưng cũng làm cho giọt sương tan dần. Những bông lúa vẫn đung đưa như vẫy gọi. Lúa quyến rũ khiến những chú bướm nhỏ không thể bỏ qua được mà phải bay là là sát vào những bông lúa chín thơm. Những bông lúa uốn mình chạm vào nhau, che chở cho nhau. Những chú chim chích bông cũng ẩn nấp trong những bông lúa vàng để làm nhiệm vụ bắt sâu.

Gió càng thổi, lúa càng reo vui, mùi hương càng lan tỏa khắp nơi. Các bác nông dân cũng bắt đầu ra đồng làm công việc của mình.

Hình ảnh cánh đồng lúa chín đã in sâu trong tâm trí của em. Đối với em đó là hình ảnh thân thương nhất. Nhờ có những cánh đồng lúa chín ấy mà cuộc sống của người dân quê em được cải thiện từng ngày.

bạn tham khảo ạ 

“Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
Hương lúa chín thoang thoảng bay
Làm lung lay hàng cột điện
Làm xao động cả hàng cây.”

Đây là câu thơ mà tôi thích nhất. Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ và tôi thích thú nhất chính là cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời.

Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang rộ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.

Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa râm ran trò chuyện rất vui. Gần đó, những chiếc máy gặt cũng đang hoạt động rất tích cực giảm bớt nhiều sức lao động của con người.

Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có nhiều phiến dài và mỏng. Trong một năm có hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ xuân. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hôi rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của những người nông dân đã tạo nên những hạt thóc mẩy vàng.

Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những nhình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.