K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂU TRUYỆN TÌNH BUỒN ĐƯỢC KỂ LẠI BẰNG THƠĐÊM ĐÓTừng đợt gió xuân nhẹ thổiMột bóng người bước vội trong đêmcỏ cây hoa lá êm đềmThì ra người đó là emMưa bụi làm mặt em lấm lemSà vào lòng anh khóc nức nở“ Em sắp xa anh, anh có nhớ em không”Rồi mai khi trời đón nắng hồngEm sẽ bỏ tồi về nơi xa đóChẳng còn bóng em trời lạnh gióSiết tim anh thành băng giá.YÊU MÀ KHÔNG CÓ DUYÊN...
Đọc tiếp

CÂU TRUYỆN TÌNH BUỒN ĐƯỢC KỂ LẠI BẰNG THƠ

ĐÊM ĐÓ

Từng đợt gió xuân nhẹ thổi

Một bóng người bước vội trong đêm

cỏ cây hoa lá êm đềm

Thì ra người đó là em

Mưa bụi làm mặt em lấm lem

Sà vào lòng anh khóc nức nở

“ Em sắp xa anh, anh có nhớ em không”

Rồi mai khi trời đón nắng hồng

Em sẽ bỏ tồi về nơi xa đó

Chẳng còn bóng em trời lạnh gió

Siết tim anh thành băng giá.

YÊU MÀ KHÔNG CÓ DUYÊN ( Nối tiếp câu chuyện ở trên )

Mắc bệnh nan y trước khi quen anh

Cô gái nhỏ xinh tựa lá mỏng manh

Tính cách ngoan hiền dễ thương

Mà sao lại vậy.............................

Chỉ mai thôi, còn mai nữa thôi

Em sẽ qua đời mà không thể đến với anh

Gắng gượng đêm nay gặp anh lần cuối

Để ôm hôn anh lần cuối này thôi

Cảm xúc như hụt hẫng nhưng anh không thể khóc.

ĐIỀU CUỐI ANH MUỐN Ở EM ( phần kết của câu chuyện )

Nhẹ vuốt lên làn tóc của em

Bên anh đêm cuối này em nhé

Mai anh sẽ đứng đây lặng lẽ

Cỏ cây hoa lá cũng u buồn

Vì đây là đêm cuối anh gặp em

Hãy ở với anh trọn vẹn đêm cuối này em nhé!!!

12
8 tháng 3 2019

hay quá bạn giỏi ghê

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 3 2019

Tình huống thú vị mà NTL đã xây dựng được trong LLSP đó là tình huống: cuộc gặp gỡ ngắn ngủi. Mặc dù cuộc trò chuyện giữa người họa sĩ và anh thanh niên chỉ diễn ra trong 30 phút. Nhưng chỉ qua khoảng thời gian ngắn ngủi này cũng đủ để làm hiện lên những nét cá tính và phẩm chất của các nhân vật. Đó là một anh thanh niên với lí tưởng, hành động, phong thái tuyệt vời. Đó là một người họa sĩ - người nghệ sĩ nghiêm túc với nghề nghiệp. Ông tự mình đặt chân tới Sa Pa để tìm nguồn cảm hứng sáng tác các bức họa. Đó là một kĩ sư trẻ tuổi, thẳng thắn, nhiệt huyết. Đó là nhà khoa học bản đồ sét, nhà khoa học vườn rau su hào... Có thể nói, đây chính là tình huống hội tụ và tỏa sáng, vừa là dịp các nhân vật trò chuyện vừa là dịp làm ngời lên phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.

1 tháng 9 2021

Tác giả Nguyễn Thành Long đã xây dựng được một tình huống thú vị trong bài "Lặng lẽ Sa Pa" chính là cuộc gặp gỡ tình cờ, bất ngờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc hoạ bức chân dung anh thanh niên một cách tự nhiên và tập trung qua sự quan sát, cảm nhận, đánh giá của các nhân vật khác, chủ yếu là ông hoạ sĩ, cô kĩ sư về anh. Anh thanh niên toả sáng với những vẻ đẹp riêng rất đáng tự hào.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 3 2019

Càng hiểu biết con người càng tự do. Câu nói của Volter đã nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của tri thức trong cuộc sống, đặc biệt là thời đại ngày nay. Thật vậy, con người tiến hóa từ loài thú vượn, đi bằng bốn chân tiến đến đi bằng hai chân. Từ chỗ không biết làm nhà, trang phục, đã biết làm nhà để ở, may trang phục bằng cây cỏ và tạo ra công cụ lao động, biết sản xuất để tạo ra thực phẩm. Con người bước từ dã man đến văn minh. Khi con người có nhận thức cũng có nghĩa là con người có cuộc sống được đảm bảo hơn, tuổi thọ cao hơn. Trải qua sự tích lũy thế hệ, những hiểu biết và tri thức đã khiến cuộc sống của con người hiện đại, văn minh hơn. Và càng hiểu biết thì con người càng được thỏa sức sáng tạo, đáp ứng cuộc sống của mình theo hướng khoáng đạt nhất. Từ thuở con người ước được mình bay trên bầu trời, con người đã dùng sự hiểu biết để tạo ra chiếc máy bay. Từ thuở con người ước được đặt chân đến mặt trăng, con người đã chế tạo ra tàu vũ trụ. Từ thuở con người muốn liên lạc, kết nối với nhau mà đã sáng tạo ra mạng internet, điện thoại, có thể gọi cho nhau từ nửa bên kia của quả địa cầu. Từ thuở con người muốn cuộc sống lao động bớt cực nhọc, con người đã chế tạo ra máy móc, robot. Chính sự hiểu biết đã khiến cuộc sống của con người nhẹ nhàng hơn và cho phép con người ước mơ nhiều hơn, mạnh mẽ tự tin thực hiện ước muốn ấy. Như thế, sự hiểu biết đã khiến con người tự do sáng tạo và tự do phát triển cuộc sống. Ngày nay, việc tìm tòi và tích lũy tri thức trở nên dễ dàng và phong phú hơn. Ta có thể học qua sách vở, học ở nhà trường, học nhóm, học qua mạng,... Chỉ cần 1 cú click chuột, chỉ cần những từ khóa, bạn có thể tìm hiểu và nâng cao năng lực ở bất cứ đâu. Việc không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết sẽ là tiền đề để cuộc sống của mỗi người tự do và phát triển hơn.

Bài làm minh họa:


Từ bao đời, mùa thu luôn là bạn của thi nhân. Ta thường thấy mùa thu trong thơ ca với các hình ảnh quen thuộc: là vàng, hoa cúc, mây trắng… Với “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta bắt gặp một mùa thu đang đến rất lạ, rất riêng. Tác giả cảm nhận sự thay đổi của đất trời lúc giao mùa thật tinh tế. Nhà thơ như thả hồn mình cùng đất trời, rồi chợt nhận ra vạn vật bắt đầu vào thu.

“Sang thu” của Hữu Thỉnh là mùa thu của một góc quê yêu dấu, của một tâm hồn nhạy cảm:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngỏ
Hình như thu đã về”

Từ “bỗng” mở đầu câu thơ, mở đầu đoạn thơ, thể hiện sự bất ngờ lí thú. Tác giả nhận biết hương vị nồng ấm của quê hương trong trạng thái chưa chuẩn bị. “Hương ổi” mộc mạc gắn liền với kí ức tuổi thơ của tác giả. Và dấu hiệu đầu tiên để Hữu Thỉnh cảm nhận sự chuyển mùa nhờ “hương ổi” “phả vào trong gió se”. Chẳng phải gió mang theo hương ổi, mà hương ổi “phả” vào trong gió. Chính hương ổi làm gió trở nên thơm tho? Gió thu dường như mang hơi nước, se lạnh đang mơn man trên làn da người. Ở đây tác giả không chỉ “ngửi” thấy vị hương ổi, cảm nhận được làn gió se mà thấy cả sương nửa. Lần này tác giả nhìn thấy bằng mắt:

“Sương chùng chình qua ngỏ”

Sương chuyển động nhẹ nhàng, chầm chậm qua các đường thôn, lối xóm. Nhà thơ cảm nhận những khác lạ của đất trời qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. Rồi nhà thơ đi đến kết luận trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng: “Hình như thu đã về”

Những sự vật để miêu tả đất trời vào thu trong những câu thơ tiếp theo đều được tác giả thể hiện trong trạng thái ngập ngừng:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Ở khổ thơ đầu ta thấy sương “ chùng chình”, bây giờ ta lại bắt gặp sự “dềnh dàng” không muốn trôi của dòng sông. Những từ láy đó có sức gợi tả sắc thái riêng của sự vật vào thu. Phải chăng nhà thơ dùng những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời phút giao mùa. Và bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tác giả nhận ra bước đi của thời gian trong trạng thái động: Cánh chim vội vã hơn trong chiều hoàng hôn. Đám mây không hoàn toàn của mùa hạ, nó đã “ vắt nửa mình sang thu”. Mùa thu tới rất nhẹ, êm dịu và vạn vật đang từ từ thay áo mới. Cái mới lạ ở đây là Hữu Thỉnh không dùng màu vàng của hoa cúc, hay hình ảnh lá rơi nhiều để nói về mùa thu. Bầu trời cũng không có tầng mây xanh ngắt như trong thơ Nguyễn Khuyến, mà là hình ảnh:

“Những đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Đây là một phát hiện rất độc đáo của nhà thơ. Chính hình ảnh của đám mây làm cho bức tranh chuyển mùa càng trờ nên sinh động, gợi cảm.

Mùa thu đã hiện ra với sắc thu đặc trưng của quê hương Việt Namvà cũng thoáng chút bối rối, lưu luyến về một quá khứ. Bài thơ với tựa “ Sang thu” nhưng vẫn thấy phảng phất dấu ấn của mùa hè:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây luống tuổi”

Từ “vẫn” bắt đầu ở khổ thơ cuối bộc lộ sự tiếc nuối về mùa hạ đang đi qua, nhường chỗ cho thu sang. Nắng ở đây là nắng của mùa hạ, mưa ở đây cũng mưa mùa hạ. Nhưng những cơn mưa đã “vơi dần” và cũng bớt đi tiếng sấm bất ngờ.

Nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu thể hiện được đặc sắc qua hai câu thơ cuối. Nó gợi cho ta nhiều liên tưởng, suy nghĩ thú vị:

“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây luống tuổi”

Sấm cũng bớt làm người ta giật mình. Mùa thu bắt đầu nhuốm buồn trên những hàng cây “đứng tuổi”. Câu thơ gợi ta suy tưởng về tuổi tác, tâm trạng con người. “Sấm” ở đây phải chăng là những biến cố ở đời? Con người “ đứng tuổi”, từng trải cũng ít bị chấn động bởi những biến cố ấy. Ta cảm nhận được nhà thơ đã gởi gắm tâm trạng, cảm xúc của mình vào cảnh vật, vào sự thay đổi của thiên nhiên. Mùa thu tới, mùa thu đến hay sự vật đang vận động để “sang thu”?

Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc mới lạ về mùa thu quê hương. Điều đáng nói ở đây là những hình ảnh rất quen thuộc như hương ổi, sương, gió, mây, dòng sông, hàng cây,…hiện ra rất gợi cảm, rất có hồn và đáng yêu. Bằng sự rung động của tâm hồn, thi sĩ đã cảm nhận tinh tế sự chuyển biến của đất trời phút giao mùa hạ - thu trên quê hương. Tình quê vẫn ấm mãi trong lòng ta khi đọc “Sang thu”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân nổi tiếng và trong số rất nhiều tên tuổi nổi tiếng, Viễn Phương với bài thơ "Viếng lăng Bác" vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm. Bài thơ là những tình cảm chân thành nhất, sâu nặng nhất của tác giả và đồng bào miền Nam dành cho vị Cha già kính yêu vĩ đại của dân tộc.

Viễn Phương viết bài thơ "Viếng lăng Bác" năm 1976, một năm sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất đồng thời cũng là thời điểm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Nhà thơ có dịp ra Bắc thăm lăng Bác Hồ với tâm trạng xúc động vô bờ bến, cũng chính điều này đã tạo nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác bài thơ đầy xúc cảm này.

Ngay ở khổ thơ đầu, một khung cảnh bên ngoài lăng đã được tác giả giới thiệu một cách rất tự nhiên và chân thật:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Trước lăng Bác là tâm trạng xúc động, là tiếng lòng của một người con miền Nam sau biết bao ngày tháng mong chờ được ra Bắc viếng lăng Bác. Ngay ở câu thơ đầu tiên: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời thông báo, giới thiệu giản dị nhưng chứa chan bao tình cảm thân thương. Với cách xưng hô "Con - Bác" người đọc như cảm nhận được tình cảm vừa gần gũi, vừa thân thiết lại thành kính của một người con đi xa lâu ngày nay được trở về gặp lại người cha kính yêu của dân tộc. Qua đó ta cũng thấy được giữa lãnh tụ và quần chúng không hề có khoảng cách, mà có sự gắn kết mật thiết với nhau. Cụm từ "con ở miền Nam" vừa chứa đựng một nỗi đau mất mát, vừa thể hiện được niềm tự hào lớn lao. Miền Nam gian khổ mà anh dũng, đã bao nhiêu năm chiến đấu hi sinh, để có được ngày đất nước thống nhất, vậy mà Bác lại không cùng chung vui niềm vui ấy với hàng triệu trái tim nước nhà. Nỗi đau ấy như được vơi bớt đi phần nào với cách dùng từ thay thế tinh tế của nhà thơ. Từ "thăm" thay cho từ "viếng" như làm dịu đi nỗi đau mất Bác và ẩn sau trong đáy lòng mỗi con người Việt Nam: Bác Hồ vẫn còn sống.

Sau tâm trạng ấy là một khung cảnh hàng tre bát ngát hiện ra trước mắt nhà thơ khi đứng trước lăng. Từ xa xưa, hình ảnh cây tre đã trở nên quen thuộc, gần gũi với mỗi một miền quê, nay nó được nhân hóa như hình ảnh con người Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp: bền bỉ, kiên cường, hiên ngang trước mọi khó khăn, thử thách. Hàng tre mà đất nước - đại diện cho dân tộc luôn trung thành gắn bó, canh giấc ngủ yên bình cho Người. Với từ cảm thán "Ôi!" mà nhà thơ sử dụng đã biểu hiện niềm xúc động xen lẫn tự hào trước hình ảnh hàng tre. Có thể nói, hình ảnh tre là khúc nhạc dạo đầu nói lên niềm xúc động bồi hồi của nhà thơ khi đến bên Lăng Bác.

Nối tiếp nỗi niềm xúc động đó, là cảm xúc của tác giả trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Với một tấm lòng biết ơn, ngưỡng mộ và kính yêu vị lãnh tụ của dân tộc. Tác giả mượn hình ảnh "mặt trời" để biểu tượng cho hình ảnh Bác trong lòng hàng triệu trái tim Việt Nam. Một hình ảnh thật đẹp và giàu sức sáng tạo. Nếu ở trên là mặt trời thiên nhiên soi sáng không gian và mang lại sự sống cho muôn loài, thì ở câu thơ dưới "mặt trời" là một hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác. Bác là nhà cách mạng tài ba mang đến ánh sáng cách mạng, đem đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Với chi tiết "rất đỏ" đã làm cho câu thơ thêm ấn tượng sâu sắc, cho ta thấy một trái tim đầy nhiệt huyết luôn khi hi sinh vì nước, vì dân và một trái tim ấm nóng luôn dành những tình cảm thân thương nhất cho đồng bào cả nước. Màu đỏ ấy như xua tan đi nỗi đau mất mát, làm ấm lại khung cảnh đau thương.

Khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng Bác, nhà thơ bồi hổi, xúc động:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Với điệp từ "ngày ngày" vừa gợi ấn tượng về cái trường sinh vĩnh viễn, về quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như quy luật tự nhiên của tạo hóa. Vừa gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là một hình ảnh thực, gợi tả ngày ngày từng dòng người chầm chậm, thành kính vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động, tiếc thương và biết ơn vô hạn. Hình ảnh đó được Viễn Phương ví như tràng hoa dâng lên Người bởi cuộc đời của họ đã được nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác. Một hình ảnh thật đẹp và giàu tính nhân văn.

Tiếp mạch cảm xúc ấy, là cảm xúc, là tình cảm dồn nén bấy lâu của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ giữa vầng trăng, là giấc ngủ đêm bình thường chứ không phải giấc ngủ ngàn thu vĩnh viễn. Ta có cảm giác như Bác vẫn đang còn đó, Bác như vẫn đang bên cạnh chúng ta. Đây là một giấc ngủ "bình yên" trong niềm yêu thương con người và vạn vật. Đến đây ta lại thấy được ngòi bút của ông thật đặc sắc, giàu sáng tạo với việc lấy hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh "vầng trăng" gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp tâm hồn trong sạch và thanh cao của Người.

Cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi đau trào dâng không thể kìm nén:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Dẫu rằng lý trí vẫn cứ nghĩ là Bác còn sống mãi với chúng ta, nhưng sao tim ta vẫn đau nhói như nghẹn lại, không nói nên lời khi nhận ra một sự thật đau lòng: Bác đã ra đi mãi mãi. Đó là nỗi đau vô hạn, xót thương. Lời thơ như tiếng khóc nghẹn ngào của đứa con về muộn bên di hài người Cha của mình. Và tiếp tục, hình ảnh của vũ trụ: "trời xanh" lại được nhà thơ nói đến như những gì kì vĩ, cao cả, bất diệt, vĩnh hằng như để ca ngợi tầm vóc lớn lao, đồng thời thể hiện lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

Nếu như ở trên, nỗi đau ấy mới chỉ âm ỉ, đau nhói thì đến khổ thơ cuối, khi sắp phải trở lại miền Nam, nhà thơ bỗng trào dâng niềm cảm xúc. Lòng thương nhớ bao lâu nay đã vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Mai về miền Nam, nhớ Bác không nguôi

Hai câu thơ như một lời giã biệt, từ "trào" diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn, lưu luyến không muốn chia xa. Đó là nỗi đau không chỉ của riêng tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau mất Bác. Tình cảm ấy, cảm xúc ấy đã lên đến đỉnh điểm của sự tột cùng, bởi vậy mà nhà thơ có ước mong muốn hóa thân thành "con chim hót quanh lăng", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được sống mãi cùng Người, để được báo đáp công ơn mà Bác đã mang đến cho nhân loại:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Như chúng ta đã biết, mở đầu bài thơ hình ảnh cây tre được nhà thơ nói đến. Và đến cuối bài thơ, "cây tre" cũng được nhà thơ nhắc lại. Nhưng, lúc này cây tre đã mang thêm một ý nghĩa mới. Nó không còn là cây tre mang ý nghĩa bình thường nữa, mà đó là lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lý tưởng cách mạng mà Bác đã chọn cho dân tộc.

Bài thơ khép lại trong sự xa cách về không gian, nhưng lại tạo được sự gần gũi trong ý chí, tình cảm. Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương đã bộc lộ hết những cung bậc cảm xúc của mình qua những vần thơ. Và đó cũng chính là tình cảm của mỗi con dân miền Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung dành cho Bác.

7 tháng 3 2019

Khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng Bác, nhà thơ bồi hổi, xúc động:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Với điệp từ "ngày ngày" vừa gợi ấn tượng về cái trường sinh vĩnh viễn, về quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như quy luật tự nhiên của tạo hóa. Vừa gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là một hình ảnh thực, gợi tả ngày ngày từng dòng người chầm chậm, thành kính vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động, tiếc thương và biết ơn vô hạn. Hình ảnh đó được Viễn Phương ví như tràng hoa dâng lên Người bởi cuộc đời của họ đã được nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác. Một hình ảnh thật đẹp và giàu tính nhân văn.

Tiếp mạch cảm xúc ấy, là cảm xúc, là tình cảm dồn nén bấy lâu của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ giữa vầng trăng, là giấc ngủ đêm bình thường chứ không phải giấc ngủ ngàn thu vĩnh viễn. Ta có cảm giác như Bác vẫn đang còn đó, Bác như vẫn đang bên cạnh chúng ta. Đây là một giấc ngủ "bình yên" trong niềm yêu thương con người và vạn vật. Đến đây ta lại thấy được ngòi bút của ông thật đặc sắc, giàu sáng tạo với việc lấy hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh "vầng trăng" gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp tâm hồn trong sạch và thanh cao của Người.

Cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi đau trào dâng không thể kìm nén:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Dẫu rằng lý trí vẫn cứ nghĩ là Bác còn sống mãi với chúng ta, nhưng sao tim ta vẫn đau nhói như nghẹn lại, không nói nên lời khi nhận ra một sự thật đau lòng: Bác đã ra đi mãi mãi. Đó là nỗi đau vô hạn, xót thương. Lời thơ như tiếng khóc nghẹn ngào của đứa con về muộn bên di hài người Cha của mình. Và tiếp tục, hình ảnh của vũ trụ: "trời xanh" lại được nhà thơ nói đến như những gì kì vĩ, cao cả, bất diệt, vĩnh hằng như để ca ngợi tầm vóc lớn lao, đồng thời thể hiện lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

Nếu như ở trên, nỗi đau ấy mới chỉ âm ỉ, đau nhói thì đến khổ thơ cuối, khi sắp phải trở lại miền Nam, nhà thơ bỗng trào dâng niềm cảm xúc. Lòng thương nhớ bao lâu nay đã vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Mai về miền Nam, nhớ Bác không nguôi

Hai câu thơ như một lời giã biệt, từ "trào" diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn, lưu luyến không muốn chia xa. Đó là nỗi đau không chỉ của riêng tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau mất Bác. Tình cảm ấy, cảm xúc ấy đã lên đến đỉnh điểm của sự tột cùng, bởi vậy mà nhà thơ có ước mong muốn hóa thân thành "con chim hót quanh lăng", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được sống mãi cùng Người, để được báo đáp công ơn mà Bác đã mang đến cho nhân loại:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Như chúng ta đã biết, mở đầu bài thơ hình ảnh cây tre được nhà thơ nói đến. Và đến cuối bài thơ, "cây tre" cũng được nhà thơ nhắc lại. Nhưng, lúc này cây tre đã mang thêm một ý nghĩa mới. Nó không còn là cây tre mang ý nghĩa bình thường nữa, mà đó là lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lý tưởng cách mạng mà Bác đã chọn cho dân tộc.

Bài thơ khép lại trong sự xa cách về không gian, nhưng lại tạo được sự gần gũi trong ý chí, tình cảm. Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương đã bộc lộ hết những cung bậc cảm xúc của mình qua những vần thơ. Và đó cũng chính là tình cảm của mỗi con dân miền Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung dành cho Bác.

7 tháng 3 2019
  • Tên gì cũng được
  • Cả hai cùng có.
  • 21+7+1999=2027

TK mình nha!

7 tháng 3 2019

36

ko biết

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

6 tháng 3 2019

Những người nông dân - ông Hai và lão Hạc trong tác phẩm của Kim Lân và Nam Cao vừa có điểm chung lại có sự khác biệt độc đáo.
Họ đều là những người nông dân hiền lành, chân chất, giàu lòng tự trọng. 
​Ông Hai yêu tha thiết làng Chợ Dầu của minh và đauđớn, nhục nhã khôn xiết khi biết tin làng theo giặc để rồi vỡ òa trong niềm vui sướng khi nghe tin cải chính. Tình yêu làng của ông Hai là tình yêu trong lành, nguyên sơ. Và tình yêu ấy tưởng chừng như là tình yêu vị kỉ nhưng lại cao cả vô cùng khi ông Hai sẵn sàng từ bỏ làng nếu làng theo giặc bởi ông theo cách mạng, theo cụ Hồ. Như vậy, tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tình yêu nước kết nối những người nông dân với nhau.
​Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại trải qua cuộc đời khốn khó nhiều bi kịch. Lão sống cô đơn với tuổi già cùng con chó Vàng bởi con trai lão vì phẫn chí đã bỏ đi đồn điền cao su biền biệt không về. Lão giành tình yêu cho cậu Vàng, chăm sóc nó, yêu thương nó, chia sẻ vui buồn với nó nhưng rồi vì đói kém mà lão phải đau đớn bán nó đi. Bán cậu Vàng đi, lão đau khổ biết chừng nào và lão cũng bắt đầu chuẩn bị cái chết của riêng mình. Vì không muốn phạm vào tiền bòn vườn của con trai, lão đã sống khổ sống sở để rồi chọn cái chết đau đớn, vật vã bằng bả chó. Lão chết đi trong nỗi cô đơn vì chẳng có lấy người thân nào ở cạnh. Lão chết đi trong nỗi cô đơn khi hàng xóm chẳng ai hiểu tâm tư của lão, chỉ thấy lão gàn dở và xấu xa. Lão chết đi vì trọng danh dự và vì tình phụ tự. Ở lão Hạc, Nam Cao đã làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách sáng ngời ngay trong sự tăm tối của đói nghèo. Lão không đánh mất nhân cách như nhiều nhân vật khác trong các sáng tác của Nam Cao, cho đến lúc vật vã với cái chết, lão vẫn ttong trẻo, đẹp đẽ bởi nhân cách sáng ngời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
6 tháng 3 2019

Câu nói thứ nhất cho thấy 2 thông tin: Độ tuổi của tôi và suy nghĩ của tôi. Khi "tôi" còn trẻ, tôi nóng vội, ngạo nghễ, khát khao được khẳng định mình nên đã "cho mình là nhất" và khẳng định "Tôi và Mô-da" - có nghĩa là tôi đứng trước, có thể tài giỏi hơn Mô-da.

Câu nói thứ hai tương tự, "tôi" khi 30 tuổi, khi đã có độ từng trải nhất định thì am hiểu và biết khiêm tốn hơn. Nhưng vẫn có gì đó ngạo nghễ, nên đã đặt mình ngang hàng với Mô-da.

Câu nói thứ ba "Chỉ còn Mô-da" được khẳng định khi "tôi" đã 40 tuổi. Điều đó cho thấy, khi có độ từng trải và suy nghĩ chín chắn hơn, "tôi" nhận ra rằng không ai có thể vĩ đại và vượt qua Mô-da.

=> Câu nói của nhạc sĩ đưa ra là cái nhìn xuyên suốt qua ba chặng đường đời của một người từ năm 20 tuổi đến năm 40 tuổi. Thời gian là phép thử, đồng thời cũng là môi trường tốt nhất để con người khẳng định mình và tìm ra chân lí. Bài học mà ta nhận được qua câu nói trên đó là: hãy cứ sống hết mình, sống tự tin lạc quan như thế khi còn trẻ tuổi nhưng đồng thời cũng phải biết khiêm tốn để có thể rút ra những triết lí, hoàn thiện bản thân.

Bởi vì chó bẩn 

Đi vệ sinh ko đúng chỗ

Ko hiểu tiếng người

Sủa nhiều

5 tháng 3 2019

linh tinh