hay ta ve mot cay đào hoặc cây mai ngay tết .
ko chép van mẫu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp ở cửa hàng bách hóa dưới phố huyện.
Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng, có dáng hình chữ nhật và màu xanh nước biển trông rất bắt mắt. Bên ngoài có in hình cậu bé Nô-bi-ta và cô bạn Xu-ka trong bộ phim hoạt hình Chú mèo máy Đô-rê-mon mà em rất thích xem. Cắp có hai khóa cài bằng nhựa. Chỉ cần ấn nhẹ một chút là cặp sẽ được mở ra. Khóa cài này giống như khóa cài ở mũ bảo hiểm của bố và em vậy. Phía sau cặp có 2 quai đeo được làm bằng vải sợi. Có cả phần đệm xốp nên khi đeo cặp em thấy rất êm. Chiếc cặp còn có một quai xách phía trên để mỗi khi đeo mỏi lưng thì em có thể xách bằng tay.
Bên trong chiếc cặp có rất 4 ngăn tất cả. Trong đó có 2 ngăn rộng, một ngăn nhỏ kéo khóa và một ngăn nhỏ hơn ở phía ngoài cùng. Hai ngăn rộng nhất em dùng để đựng sách vở. Một ngăn em đựng sách giáo khoa, một ngăn em đựng vở viết. Ngăn nhỏ kéo khóa em thường dùng để đựng giấy thủ công và giấy kiểm tra. Ngăn nhỏ ở phía ngoài cùng em thường để các đồ dùng học tập như hộp bút, hộp phấn, bảng và thước kẻ, compa. Chiếc cặp của em còn có hai ngăn lưới nhỏ ở hai bên. Em thường dùng một ngăn để đựng khăn quàng đỏ, còn ngăn kia để đựng chai nước.
Mỗi bạn học sinh ai cũng có cho mình một chiếc cặp. Chiếc nào cũng đẹp nhưng em thấy chiếc cặp sách của em là đặc biệt nhất. Không phải chỉ vì chiếc cặp có in hình cậu bé Nô-bi-ta mà em thích mà vì đó là chiếc cặp mẹ mua cho em khi bắt đầu năm học mới. em tự hứa với mình sẽ giữ gìn chiếc cặp sách này thật bền đẹp và học tập thật tốt để cảm ơn mẹ đã dành món quà này cho em.
Những năm học Tiểu học, em vẫn dùng chiếc ba lô màu vàng đeo vắt vẻo sau lưng. Cá nhà, ai cũng gọi em là "Con Cốc Vàng của mẹ". Vào đầu năm học lớp sáu, mẹ mới mua cho em chiếc cặp sách này.
Trường ở gần nhà. Năm nay, em đã lớn, em tự đi đến trường cùng bọn thằng Dũng, thằng Bình, cái Vĩnh, cái Thu… Đứa nào cũng mũ vải đội đầu, cặp sách khoác sau lưng, hoặc đeo bên vai, chúng em vừa đi vừa chuyện trò. Hôm nào đi học về được điểm 10, cái cặp nhẹ tênh như reo lên cùng em. "Chú cặp sách ơi, chủ là bạn tuổi thơ, chia ngọt sẻ bùi với ta đây nhé!" – Em vừa đi vừa khẽ tâm sự như thế. Chiếc cặp sách màu đen bóng, chiều ngang độ 35cm, chiều cao khoáng 25cm, đáy cặp khá rộng. Cạp vừa có quai xách, vừa có dây đeo bằng vải rất mềm, hai đầu dây đeo là hai cái móc bằng kim loại bóng loáng rất nổi. Cặp có 2 ngăn chính ở bên trong: một ngăn em đựng sách giáo khoa Tiếng Việt, Toán, Bài tập…; một ngăn để vở và tập giấy bài kiểm tra. Nó còn có một ngăn phụ như một cái buồng có phéc-mơ-tuya đóng, mở, kéo đi kéo lại rất thuận tiện. Cái buồng nhỏ, em để hộp bút và vài thứ lặt vặt khác. Cuốn sổ tay Văn học xinh xinh em vẫn để trong cái buồng này.
Đi học về, em để chiếc cặp nằm ngay ngắn trên bàn. Nó nằm im như mệt mỏi. Em càng quý càng yêu nó nhiều. Nó đang lớn lên cùng em theo ngày tháng. Có lúc em tưởng như nghe nó thầm nhắc: "Cố gắng lên nhé, bạn Thủy ơi!".
Đào Đại Nghĩa
Truyện Buổi học cuối cùng đượcAn-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 - 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng - học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điểu không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò còn được dạy và học bằng tiếng Pháp, Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều sỉ nhục đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ thù xâm lược cố tình đồng hoá, trước hết là bằng ngôn ngữ.
Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha-men: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoá chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây?Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây binh lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men qưở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.
Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.
Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng... Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...
Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học.
Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài nhu muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là "chìa khoá" để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất... Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.
Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nối được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "Nước Pháp muôn năm Ị". Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: "Kết thúc rồi... đi đi thôi! ". Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.
Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi... Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
Câu nói của thầy Ha-men:... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốnlao tù đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do.
Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ỏng cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào hoạ diệt vong.
Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng tacó thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.
P/s: Tham khảo nha
chúc các bn hok tốt !
Phép so sánh:
cổ tay em trắng như ngà con mắt em liếc như là dao cau
Mình viết văn cũng tốt , ở lớp , mình được cô giáo khen làm văn nhất lớp
cần đối vs nhiều dân toojcvif dân tộc nào cx cần hok và biết đến tiềng anh để mở mang kiến thức
Hôm nay là thứ ba, lớp em có tiết kể chuyện. Ngay trong tiết học đó, cô Ngân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến.
Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Ngân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác. Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến.
Cả lớp em đứng nghiêm chào cô. “Cô chào cả lớp, hôm nay chúng ta học bài nhé !. Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng. Đôi mắt cô đen và sâu nhìn chúng em trìu mến. Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Đôi guốc cao gót màu hồng có vẻ như làm cô cao thêm nhiều.
“Tiết học bắt đầu. Hôm nay chúng em học bài” Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.” Cả lớp em còn đang không biết Mĩ Lai ở đâu nên rất tò mò. Cô cầm viên phấn trắng viết lên bảng. Chữ của cô mới đẹp làm sao. Từ tay cô, dòng chữ nắn nót Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai hiện ra trước mắt em . Cô bắt đầu kể , cả lớp em yên lặng nghe cô kể. Giọng cô thật trầm ấm , lúc trầm lúc bổng. Theo lời cô, chúng em như được đang tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng và tàn bạo, vô nhân tính của những người lính Mĩ tàn ác kia. Khi cô kể đến đoạn lính Mĩ xả súng vào đoàn người dân vô tội, giọng cô như nghẹn lại, cô quay mặt đi. Em chợt nhìn thấy cô quay ra cửa, cô đưa tay vội quệt giọt nước mắt lăn trên má. Không gian như chìm xuống. Gió như ngừng thổi để nghe cô kể. Cả lớp em ai cũng rưng. Rồi cô kể đến đoạn người cựu chiến binh Mĩ đến Mĩ Lai kéo những khúc nhạc vĩ cầm như một lời tạ tội với linh hồn những người đã khuất. Giọng cô vui hẳn lên. Nghe nó sao trong trẻo và thánh thiện quá vậy. Lòng em cũng vui sướng biết nhường nào.
Bây giờ đến phần tập kể chuyện. Cô đi xuống dưới lớp ân cần chỉ bảo tận tình chúng em. Bạn Hoa lúng túng, chưa nhớ rõ được nội dung câu chuyện, cô đã gợi ý bằng những lời nhẹ nhàng. Thế là bạn ấy nhớ lại và kể được cả đoạn của mình. Bạn Hùng học giỏi văn lên đã kể trôi chảy và cô rất vui, cho bạn điểm 10. Cả lớp em ai cũng muốn được cô gọi kể trước lớp. Cô khen cả lớp và thưởng cho cả lớp một tràng vỗ tay giòn giã. Cô cười rất tươi. Em ngắm nhìn cô, thấy cô lúc đó thật đẹp. Em biết cô rất hài lòng về những điều cô đã dạy cho chúng em.
Cô Ngân ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Ngân ạ. Nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.
Xin lỗi nha mình chỉ viết được giọng cô giáo thôi vì mình nghĩ khó lắm.
Bạn ko k cũng được nhưng đừng điền Sai bạn nhé!
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Mùa xuân- mùa của sự sống, mùa của muôn ngàn loài hoa đang tỏa hương khoe sắc để làm đẹp cho ngày xuân. Là mùa của những tia nắng đầu năm, ấm áp đến lạ lùng! Tôi thích được đi ra ngoài ngắm cảnh mùa xuân, nhìn những cành hoa đào đua nhau nở rộ. Ôi! đó mới đẹp làm sao! Báo hiệu một năm mới ấm áp, gia đình sum vầy. Nhưng đặc biệt nhất là báo hiệu một mùa hoa đào mới nữa lại nở rộ.
Hoa đào là biểu trưng của mùa xuân, biểu trưng của một sự sống mới, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Tết ngập tràn trong sắc hoa kiêu hãnh, rực rỡ. Hoa đào mang đến cho ta một cảm giác thật êm đềm. Sắc hoa thanh nhã của một màu hồng nhẹ, khiến cho cảnh sắc mùa xuân thêm ấm áp. Nhị hoa màu vàng óng, nhỏ nhắn, xinh xắn, lấp lánh những hạt ngọc tuyệt đẹp vào mỗi buổi sớm ban mai. Lá cây xanh mượt một màu non của lá lúa, điểm tô cho sự quyến rũ, tràn đầy sức sống của cây đào. Những cành cây khẳng khiu, chắc khỏe, tỏa ra khắp mọi nơi như một chiếc mũ điểm đầy cảnh sắc mùa xuân. Cây đào được trồng trong cái chậu nho nhỏ, mới thật đáng yêu! Nhìn những cành hoa đào đua nhau nở rộ, tôi thấy lòng mình mới ấm áp làm sao! Những kỉ niệm, hoài bão trong tôi lại ùa về. Hoa đào đã giúp tôi nhận ra rằng: " Trong cuộc sống, không có gì quí hơn là một mái ấm gia đình". Cuộc đời này sẽ tươi đẹp, hạnh phúc biết bao khi ta biết trân trọng, gìn giữ tổ ấm của mình. Hoa đào đã thắp lên ngọn lửa niềm tin trong tôi, rằng mùa xuân này sẽ thật ấm cúng. Cứ mỗi khi ngắm nhìn hoa đào, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm thật vui, nhưng cũng thật buồn của gia đình tôi. Tôi nhớ cái ngày đầu xuân, tôi được bố mẹ mua cho bộ quần áo mới. Tôi thích quá chạy nhảy tung tăng khắp nơi, đến nỗi chẳng còn để ý những vật xung quanh mình. Bỗng nhiên, tôi bị trượt chân, ngã đâm đầu vào cây đào trước cửa. Bố tôi đã lao ngay ra cứu tôi, cây đào thì bị nằm sập xuống đất, chậu vỡ tan tành. Tôi không sao, nhưng bố tôi bị một vết xước rất lớn ở trên cánh tay. Mỗi lần nhìn thấy vết sẹo đó, tôi lại rất ân hận về những điều mình đã gây ra cho bố. Bố không trách tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy có lỗi lắm. Nhưng cũng chính nhờ cây đào năm ấy, tôi mới hiểu thêm được phần nào về con người tốt bụng, lương thiện của bố tôi. Sắc hoa như một phép thuật mầu nhiệm, huyền ảo giúp cho những đứa trẻ tinh nghịch, luôn gây phiền phức trở nên ngoan ngoãn, lễ phép hơn. Cây đào đã khắc sâu vào trong tâm trí tôi rằng" tôi yêu gia đình này nhiều lắm".
Hoa đào sẽ mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, sẽ mãi là một bờ vai vững chắc để cho tôi dựa vào. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để luôn giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc tốt đẹp của một đất nước ngàn năm văn hiến.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!
Tham khảo ko ném đá ok:
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”