K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2018

minh tâm – cô em gái bé bỏng của em vừa tròn 5 tuổi. Ngoài cái tên khai sinh ấy ra, em còn đặt cho bé biệt danh là do bong su Nghe rõ hay vì giống tên của một nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc nổi tiếng, nhưng thực ra là do bé có cái môi trên cong hớt lên và hơi dẩu ra, tươi như cánh hồng mới hé. Mọi người gọi mãi thành quen, còn cô bé lại tỏ ra rất khoái với cái tên ngá ngộ ấy.

tâm xinh lắm! Trông bé giống như một cô búp bê hồng hào, mũm mĩm. Mái tóc tơ nâu óng loăn xoăn dài chấm vai, ôm lấy gương mặt trắng trẻo, bầu bĩnh. Đôi mắt to và đen, lúc nào cũng mở to, ngơ ngác như mắt thỏ non. Mỗi khi bé cười, hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, trông dễ thương lạ!

Là con gái nên tâm cũng hay nhõng nhẽo nhưng bé không vòi vĩnh những điều vô lí. Khi người lớn giải thích là không được, bé thôi ngay. Ba năm học mẫu giáo, tâm thường xuyên đạt được danh hiệu Bé khỏe, bé ngoan. Ảnh bé chụp được phóng lớn treo trong phòng khách. Nếu có ai hỏi đùa: “Chà! Cô bé nào mà xinh thế nhỉ?” là bé toét miệng cười khoe hàm răng sữa trắng muốt rồi trả lời một cách rất hồn nhiên: “Ảnh của cháu đấy! minh tâm đấy ạ!”.

20 tháng 2 2018

- Nội dung : khổ thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh , nhân hoá rất độc đáo

+ Hình ảnh nhân hoá : '' đứng hiên ngang '' , '' rất dịu dàng '' 

=> Phẩm chất anh dũng , hiên ngang đồng thời rất thuỷ chung , dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh b\, bom đạn.

+ Động từ : '' cắm sâu '' , '' bám chặt '' 

=> thể hiện ý chí kiên cường bám trụ , gắn bó với mảnh đất quê hương

+ Hình ảnh so sánh : '' dân làng '' - '' cây dừa '' ca ngợi phầm chất kiên cường chung thuỷ , đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến trống mỹ cứu nước .

20 tháng 2 2018

những câu thơ được trích trong bài dừa ơi của nhà thơ Lê Anh Xuân . Hi câu thơ đầy , tác giả đã sử dụng biện pháp  nghệ thuật nhân hóa : dừa vẫn đứng hiên ngang , lá xanh dịu dàng đã thể hiện tinh thần bất khuất , kiên cường kiên trung gan góc của dừa hay cũng chính là những con người Việt Nam . khi đối  mặt với kẻ thù , họ anh dũng kiên cường  , trở về với đời thường  họ dịu dàng nồng thắm . hai câu thơ đầu , tác giả đã sử dụng kết hợp nhân hóa và so sánh , hình ảnh rễ dừa bám sâu vào lòng đất như dân làng bám  chặt  lấy quê hương . hình  ảnh rễ dừa bám sâu vào lòng đất   giống như con người miền Nam  bám trụ để baỏ vệ quê hương . dù kẻ  thù mang đến bao bom đạn có thể triệt phá thôn xóm bản làng thì con  người  vẫn thuy chung , kiên cường , kiên trì bảo vệ quê hương . ca ngợi hình ảnh cây dừa cũng chính là ca ngợi hình ảnh con người miền Nam 

~ học tốt ~

22 tháng 2 2018

Mở bài: 

  • Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Chính vì vậy, em chưa bao giờ được đi một phiên chợ quê
  • Qua những bài văn, bài thơ viết về chợ quê, em nghĩ phiên chợ quê chắc hẳn là vui lắm và có nhiều điều thú vị mà chợ ở thành phố không có được
  • Em tưởng tượng mình đang cùng mẹ đi một phiên chợ quê vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Thân bài:

a) Cảnh trước khi họp chợ

  • Dường như thiên nhiên cũng ủng hộ người dân quê có một cái Tết thật vui vẻ nên thời tiết hôm đó đẹp vô cùng.
  • Khí hậu ngày Tết không rét đến cắt da, cắt thịt như những ngày mùa đông. Trời bỗng trở nên ấm áp hơn.
  • Từng đoàn người gồng gồng, gánh gánh, bưng, khiêng, vác,... đủ mọi thứ hàng đến chợ để bán.
  • Nhiều người đến chợ để mua những thứ cần thiết phục vụ cho ngày Tết.
  • Chẳng mấy lúc, chợ đông nghịt,...

b). Cảnh họp chợ

  • Hàng hóa ngày Tết nhiều vô kể
  • Các khu hàng hóa được sắp xếp một cách riêng biệt
  • Mỗi khu dành cho một loại hàng khác nhau: Khu thì dành cho việc mua bán các loại con vật như lợn (heo), gà, ngỗng,... Khu thì dành để mua bán tôm, cua, cá, mực,... Khu lại dành để mua bán các loại nông sản như gạo, vừng (mè), đậu, lạc,... Vào thời điểm này, thì khu bán lá dong, thịt heo, đậu xanh vẫn là đông nhất, bởi lẽ mọi người đều chuẩn bị cho việc gói bánh chưng. Đâu đó, tiếng lợn kêu eng éc vang trời, tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng mèo kêu meo meo...
  • Tiếng người bán, người mua đòi giá, trả giá ồn ào và vô cùng náo nhiệt.
  • Em lại rất thích thú với khu bán đồ chơi cho trẻ em. Em cứ đứng ngắm mãi những con tò he chỗ người bán hàng. Chỉ vài cái nặn nặn, bóp bóp là đã có một con vật bằng bột xanh đổ hay một nhân vật hoạt hình hiện lên dưới bàn tay tài hoa của những người bán.  

c). Cảnh chợ tan

  • Những ai đã mua sắm đủ lần lượt ra về. Trên trên tay mỗi người đều có những thứ hàng cần thiết và nét mặt ai cũng tươi vui. Tiếng hỏi nhau, tiếng cười nói ồn ã trên con đường từ trong chợ ra đến ngoài cổng chợ
  • Người bán hàng cũng vãn dần, những hàng hóa còn lại cũng vơi đi
  • Trong chợ chỉ còn lại những dãy quần áo trẻ em treo đủ màu sặc sỡ. Những bà, những cô bán hàng xén bày đủ mọi loại hàng. Mọi người cố gắng ngồi lại mong rằng có thể bán thêm được chút nào hay chút đó.

Phần kết bài:

  • Trong trí tưởng tượng của em, chợ quê vào ngày đẹp trời là  thế đó
  • Nhất định, em sẽ xin ba mẹ cho em được ăn Tết ở quê một lần để em có thể được đi chợ quê vào ngày Tết, để em xem chợ quê có giống như trong tưởng tượng của em không.
Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:                                        " Hỡi những trái tim không thể chết                                           Chúng tôi đi theo bước các anh                                            Những hồn Trần phú vô danh                                        Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn"                                                                                 ...
Đọc tiếp

Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:

                                        " Hỡi những trái tim không thể chết

                                           Chúng tôi đi theo bước các anh

                                            Những hồn Trần phú vô danh

                                        Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn"

                                                                                    ( Tố Hữu) 

Câu này 4 điểm lận nên các bạn hãy trình bày bằng một đoạn văn dài khoảng 1 trang. Mk cần gấp lắm. Viết chi tiết ra cho mk được ko? Ai xong đầu tiên mk tik và kết bạn cho. không viết dàn ý đâu nhé.

4
20 tháng 2 2018

Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng bốn hình ảnh hoán dụ đó là : hình ảnh “những trái tim 
không thể chết”, “ trái tim” chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lý tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ. Hình ảnh “ hồn Trần Phú vô danh” chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc.Hình ảnh”sóng xanh” và “cây xanh” là những hiện tượng, những bộ phận của biển, của núi ngàn ,của đất nước biểu thị sự trường tồn, bất diệt. Qua các hình ảnh hoán dụ ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lý tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. nhà thơ khẳng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam.

20 tháng 2 2018

                                             Hỡi những trái tim không thể chết

                                          Chúng tôi đi theo bước các anh 

                                                     Những hồn Trần Phú vô danh

                                                Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn.

        Những câu thơ trên của  tác giả Tố Hữu rất hay. Ta thấy tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ  hoán dụ. Trong đoạn thơ trên, hình ảnh hoán dụ hiện ra trong 4 hình ảnh: hình ảnh " những trái tim không thể chết", hình ảnh " hồn Trần Phú vô danh", hình ảnh " sóng xanh", và hình ảnh " cây xanh". ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................                                                                     Còn lại là của bạn doraemon chép vào phần ... nha các bạn.

20 tháng 2 2018

  +So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

_VD:

+So sánh : VD: Trẻ em như búp trên cành

+Ẩn dụ : VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Chúc bn học tốt =))

20 tháng 2 2018

khác ; 

- so sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( Vd như dấu gạch ngang , dấu hai chấm ....) . So sánh có thể ngang bằng hoặc ko ngang bằng .

VD : nhìn từ xa , cây bàng như 1 chiếc ô khổng lồ 

- ẩn dụ ko cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra . Do vậy , ẩn dụ còn được gọi là  so sánh ngầm  . Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng , tương đương . 

Vd ; ngày ngày mặt tròi đi qua trên lăng 

       thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 

~ học tốt ~

`

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

Quang cảnh khu phố / xóm thôn những ngày giáp tết:

- Cảnh thiên nhiên:

+ Cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật tốt tươi, mưa xuân,...

+ Những cành đào, cành quất, hoa mai tô điểm cho sắc xuân ở phố phường thêm rực rỡ.

- Cảnh sinh hoạt của con người:

+ Mọi người hối hả để hoàn thành những công việc còn dở dang, trở về đoàn viên cùng gia đình.

+ Người mua bán ồn ào, tấp nập, sắm sửa cho ngày Tết.

+ Mọi nhà đều dọn nhà, trang trí nhà cửa, đây đó ông bà dạy con cháu gói bánh chưng, lưu giữ những hương vị của ngày Tết truyền thống,...

- Liên hệ bản thân: Gia đình em đã chuẩn bị những gì để đón Tết? Em giúp bố mẹ những gì để đón Tết? Cảm nhận của em về ngày Tết truyền thống (háo hức? trông đợi? những mong ước cho năm mới? lời chúc Tết chuẩn bị gửi tới những người thân?...)

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 2 2018

Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

20 tháng 2 2018

Trước Tết, gia đình em ai cũng tất bật. Anh phụ ba đánh bóng bộ lư đồng và lau chùi bàn thờ. Em phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa. Mỗi người một việc, tuy cực mà không khí rất vui và ấm cúng. Hai chậu mai đầy nụ được ba mang ngoài vườn vào nhà. Ngoài hành lang, vô số hoa hồng, hoa cúc, hoa lan cũng được anh hai sắp xếp hài hoà theo sắc màu. Sau khi cả nhà gói xong bánh chưng, mẹ và em chuẩn bị mâm ngũ quả cho bàn thờ tổ tiên. Ngày Tết, ai cũng mặc quần áo mới, cả nhà em đi chúc Tết ông bà, họ hàng. Tết là những ngày đoàn tụ gia đình thật ý nghĩa.

 

14 tháng 5 2018

vanh leg

kb 

nha

^_^

20 tháng 2 2018

 Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò. 
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn. 
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm. 
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm. 
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng. 
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

22 tháng 2 2018

Môn Anh Văn là môn tôi yếu nhất.Thấy mình yêu môn này,tôi ko cam chịu. Mặc dù tôi đã cố gắng nhiều nhưng chưa thể vươn lên.Rồi sau đó, nhờ sự cố gắng, miệt mài rèn luyện, tôi đã có thể vươn lên, vượt lên chướng ngại vật.Khi đó, trong lớp, từ 1 người dốt Anh Văn, tôi đã trở thành người giỏi Anh Văn nhất lớp