Dề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.
máy bay MH370 đã lao xuống Ấn Độ Dương với vận tốc kinh hoàng lên đến 6.000 m/phút
máy bay MH370 đã lao xuống Ấn Độ Dương với vận tốc kinh hoàng lên đến 6.000 m/phút sau khi động cơ bị hỏng.
Bởi vì đây không phải là tình cảm của riêng tác giả mà cũng là tình cảm của nhân dân đối với Bác nói chung
Trong đoạn trích trên đã thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của ông Hai, ông chưa tin và không muốn tin rằng: làng chợ Dầu của mình theo giặc. Tâm trạng của ông Hai được bộc lộ trực tiếp qua những dòng độc thoại nội tâm.
Câu cảm thán: "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được!"
Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn – vui, thất vọng – hi vọng, chán nản – hạnh phúc, khinh ghét – yêu thương... Giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan, ta có những "nốt lặng". Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con người, cho tuổi trẻ thời gian để "Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn". Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộc đời.
Ta nên sống – chậm – lại... vẫn biết xã hội đang phát triển một cách chóng mặt, thời gian được rút ngắn một cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút ngắn thời gian thu hoạch để một năm có thể xen gối thâm canh thêm mấy vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cải tạo với công suất nhanh nhất, internet được nâng cấp với tốc độ lan truyền đến chóng mặt. Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải chăng đó làm nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội với lượng người bị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lí ngày càng nhiều, hay với lớp trẻ tình trạng "sống thử", "sống vội", "sống sơ sài" diễn ra như một định hướng chung. Sống chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Ta hãy dành chút ít thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim đang ríu rít, lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh... Tâm hồn con người như một mảnh đất, nếu không có những nguồn nước mát lành ấy tưới tắm, thì đất sao màu mỡ và những mầm xanh bé bỏng sao vươn lên tươi tốt được? Sống chậm còn là để dành thời gian nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh. Sống chậm lại còn là để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Một chút lặng lẽ, riêng tư cho chính mình để nghĩ về những gì đã qua, những gì sắp tới, những gì được mất. Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là trân trọng thời gian, quý trọng những kí ức, những kỉ niệm, quý những gì đã mất như món đồ chơi, chiếc răng sữa thuở ấu thơ... cho đến những gì to tát hơn sau này.
Một chút sống chậm để biết quý giá "món quà" hiện tại. Sống chậm cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Sống chậm như vậy, không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; Trong cuộc bàn luận gần đây về những thay đổi trong cách nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ, người ta chỉ ra rằng một trong những khuyết điểm lớn nhất của thế hệ 8X, 9X ... là sống một cách công thức, thiếu sáng tạo và tự giới hạn năng lực, khả năng của mình. Tuổi trẻ ngày nay sợ gặp thất bại và không biết đương đầu với thất bại như thế nào. Vì vậy cần: suy – nghĩ – khác – đi... Trong những năm gần đây, có một hiện tượng đang trở thành xu hướng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ li hôn, sức ép học lập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánh... thường quẫn trí mà tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể, tự tử nhóm băng nhiều hình thức khác và vì những lí do không đáng. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng lới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những vết thương, giúp con người tự tin, có nghị lực để sống tiếp. Cần yêu thương nhiều hơn vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.
Đó là một ánh nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm giúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốt ruột, thương xót khi "khúc ruột miền Trung" đang ngập trong biển nước... Yêu thương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn. Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn... Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha, bao dung, biết sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp. "Sống chậm", "suy nghĩ khác" và "yêu thương nhiều hơn" là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm là trái nghịch "vội vàng" của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống "vội vàng", linh hoạt và hết mình.
Tình cảm cha con thiêng liêng trong chiến tranh trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng:
1. Tình cảm người cha nói với con
* Khi mới về: Lòng ông Sáu hồi hộp không chờ thuyền cập bến đã nhảy thót lên bờ.
* Trong những ngày nghỉ phép:
- Ông luôn cố gắng gần gũi với con, mong chờ được nghe con gọi tiếng "ba"
- Gắp cái trứng cho con -> bé Thu hất đi -> ông nóng quá lỡ tay đánh con.
* Khi chuẩn bị lên đường:
- Được vui vầy, vỡ òa khi nghe gọi tiếng ba
- Lúc hạnh phúc nhất cũng là lúc phải chia tay
* Khi trở lại chiến trường
- Luôn nhớ tới con, ân hận vì trót đánh con
- Dồn tình yêu vào làm cây lượng tặng con
- Trước khi hi sinh còn dồn tàn lực trao cây lược cho bác Ba.
2. Tình cảm con đối với cha
* Bé Thu kiên quyết bảo vệ và yêu người cha trong ảnh (Trước khi nhận ra cha)
- ƯƠng ngạnh không chịu gọi ba
- Tự mình chắt nước
- Không nhận cái trứng -> bị đánh -> bỏ sang ngoại
=> hồn nhiên ngây thơ, yêu người cha trong ảnh
* Bé Thu khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Tiếng gọi "ba" da diết
- Quyến luyến níu giữ: ghì hôn khắp, ôm thật chặt
- Dặn dò ba mua cho cây lược -> như một sợi dây ràng buộc để mong được gặp lại ba
- Noi gương ba trở thành cô giao liên dũng cảm
họ đẹp người đẹp nết có ước mơ bình dị là sống trong một gia đình hạnh phúc nhưng cuộc sống của họ luôn bị phụ thuộc vào chế độ phong kiến hà khắc nên thân phận họ chìm nổi lênh đênh dẫn đến bi kịch thảm thương
Đề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ
Bài làm:
Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.
Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung.Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo nữa. Ngày ngày chăm sóc cho mẹ chồng dù không phải mẹ đẻ của mình.
Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương: Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương"
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách, nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.
Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" là tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son. Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời ‐ Đó là thú vui nghi gia nghi thất. Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng "tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp".