K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2018

a) Từ "nắng mưa" ý chỉ những khó khăn, gian khổ mà mẹ đã trải qua trong cuộc sống, dải nắng dầm mưa chỉ mong muốn con mình được hạnh phúc, gia đình được ấm no mà không màng đến bản thân mình có mệt nhọc hay không.

b) Nghệ thuật đặc sắc khi sử dụng từ "lặn":

+ Câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả của mẹ, nhưng làm cho nhấn mạnh, khắc sâu hơn

+ Qua đó, thấy được nỗi cực nhọc của mẹ không thể nào bồi đắp ...

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 3 2018

được đó, nhưng hãy thay thế từ cuối cho trùng vần bạn nhé!!!

3 tháng 3 2018

Cái chỗ 2 dòng cuối mình thấy lủng củng quá

3 tháng 3 2018

                        Bài làm

Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn học sinh trên Online Math thân mến!

          Để chào mừng ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân, thư viện nhà trường xin giới thiệu tới các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh cuốn sách "Tuổi thơ dữ dội”.

Các thầy cô và các bạn học sinh thân mến chỉ vài tháng nữa thôi là đến ngày 22/12. Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, hẳn trong mỗi chúng ta, khi nhắc tới ngày này đều gợi cho ta nhớ đến hình ảnh của những anh giải phóng quân mang trên mình bộ quân phục màu xanh tươi trẻ đầy nhiệt huyết. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhớ tới một bộ phận không nhỏ những người chiến sĩ cách mạng cho dù vẫn còn đang tuổi ăn, tuổi ngủ nhưng đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ quê hương, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đó chính là những người chiến sĩ Thiếu niên anh hùng trong cuốn sách mà cô muốn giới thiệu tới các bạn trong buổi tuyên truyền hôm nay.

“Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện về những người người lính nhỏ tuổi khác nhau. Với cô “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Hà Văn Lâu … những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi với chúng ta hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, nương tựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, tự nhiên và giản dị như chính các em Thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu đầy hồn bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy lại là sự thật bi thương đến cay lòng.

Mỗi người học sinh chúng ta đang ngồi học tập nơi đây, có lẽ phải cảm thấy mình thật hạnh phúc, vì được sống, được yêu thương trong vòng tay bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Nhưng những mảnh đời nhỏ bé, sinh ra và lớn lên trong thời kì loạn lạc, thì lại không may mắn như vậy. Số phận của mỗi con người đôi khi lại rất nghiệt ngã, có người sinh ra đã không còn cha mẹ. Chúng ta đọc mà như cảm thấy chính mình bị thương tổn. Các em, cho dù mỗi người có một hoàn cảnh, một địa vị khác nhau trong xã hội, nhưng tất cả đều tin tưởng vào Đảng, vào Cách Mạng, tự hào về một Việt Nam anh dũng, kiên cường, căm ghét kẻ thù, giặc ngoại xâm, và hơn hết thảy, mọi trái tim đều hướng về một lí tưởng sống cao đẹp: chiến đấu để giành lại mảnh đất tổ thiêng liêng. Hãy đọc, hãy cảm nhận và suy ngẫm cho mai sau!

           Hy vọng cuốn sách sẽ đến với quý thầy cô và các bạn học sinh như một món quà trong những ngày hướng về Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 đang tới gần.

3 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang wed

3 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

3 tháng 3 2018

Cây tre ở đâu cũng sống được , ở đâu cũng xanh tốt. Tre cần cù chịu khó, siêng năng giống như những người nông dân Việt Nam. Dù trời có nắng có mưa cây tre vẫn cứ vươn mình , dù có kham khổ mấy thì tre vẫn có những lời hát ru cho cành lá của mình. Dù có bao nhiêu thử thách chông gai, tre vẫn không chịu khuất phục mà quyết dương đầu với sóng gió.

Tích mk nha bn

18 tháng 3 2018

a. Nội dung chính: Tâm trạng của Phrăng khi nghe thầy dạy bài tiếng Pháp cuối cùng.

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

b. Cụm danh từ: một quyển ngữ pháp, tất cả những điều thầy nói, con người tội nghiệp, toàn bộ tri thức của mình

3 tháng 3 2018

Miêu tả nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng Viết một bài văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/2317676-mieu-ta-nhan-vat-thay-ha-men-va-chu-be-phrang-trong-buoi-hoc-cuoi-cung-van-mau.htm

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

3 tháng 3 2018

Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa.

Truyện kể về hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh mang những tài năng phi thường và đều tài giỏi, muốn được cưới Mị Nương công chúa. Vua ra điều kiện thách cưới và vì Sơn Tinh là kẻ thắng cuộc nên cưới được Mị Nương và đưa nàng về làm vợ. Thủy Tinh tức giận hô mưa gọi gió để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp Mị Nương. Sơn Tinh cũng dốc mình chiến đấu, chống trả, cuối cùng, Thủy Tinh phải rút lui.

Thực tế hàng năm, ở đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra mưa bão. Người Việt xưa đã cùng nhau tìm cách đắp đê chống lũ. Vì vậy bão lũ chưa bao giờ làm ngập núi đồi và khi nước rút, cảnh vật lại yên bình như vốn có. Bởi vậy, người xưa đã tưởng tượng ra câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để lí giải những hiện tượng thiên nhiên này.

Bởi vậy, trong truyện, Sơn Tinh được coi là hiện thân của người Việt xưa đã đắp đê chống lũ. Sơn Tinh mang sức mạnh phi thường chính là thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Vì thế trong truyện, người dân dành nhiều tình cảm cho nhân vật Sơn Tinh hơn. Bằng chứng là trong ngày thách cưới, họ đã để cho nhà vua ra những yêu cầu là sản vật của đất liền: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm tệp bánh chưng… Kết cục, Sơn Tinh chiến thắng và được lấy Mị Nương làm vợ.
Thủy Tinh cũng mang những năng lực phi thường như hô mây gọi gió, nhưng lại cũng có thể tạo ra bão lũ thiên tai. Vì vậy đối với người Việt xưa, đây chính là hiện thân của kẻ hung ác.
Một lần nữa người xưa lại đứng về phía Sơn Tinh. Trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh lại là người thắng cuộc. Việc Sơn Tinh chống trả và chiến thắng Thủy Tinh chính là một cách gián tiếp người Việt xưa nhắc lại chuyện đắp đê ven bờ sông để chống lũ cùng với khát vọng chiến thắng thiên tai, chế ngự thiên nhiên.

hok tốt

Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.vv

Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn. Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát từ đảo Cô Tô thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi.