K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

             NÀNG TIÊN ỐCXưa có bà già nghèoChuyên mò cua bắt ốcMột hôm bà bắt đượcMột con ốc xinh xinhVỏ nó biêng biếc xanhKhông giống như ốc khácBà thương không muốn bánBèn thả vào trong chum. Rồi bà lại đi làm.Đến khi về thấy lạ:                                                                                                  Sân nhà sao sạch quáĐàn lợn đã được ănCơm nước nấu tinh tươmVườn rau...
Đọc tiếp

             NÀNG TIÊN ỐC

Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh

Vỏ nó biêng biếc xanh

Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum.

 

Rồi bà lại đi làm.

Đến khi về thấy lạ:                                                                                                  Sân nhà sao sạch quá

Đàn lợn đã được ăn

Cơm nước nấu tinh tươm

Vườn rau tươi sạch cỏ.

Bà già thấy chuyện lạ
Bèn cố ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước
Bà già liền bí mật
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
Hai mẹ con từ đó
Rất là yêu thương nhau.

   ( Phan Thị Thanh Nhàn)

 

Câu 1 (1.0 điểm). Hãy xác định thể thơ và các phương thức biểu đạt của bài thơ trên.

Câu 2 (1.0 điểm). Kết thúc bài thơ  điều kì diệu gì đã xảy ra ? Em có thích cách kết thúc đó không? Vì sao?

Câu 3 (1.0 điểm). Trong bài thơ, khi bà lão vắng nhà, nàng tiên ốc làm nhiều việc giúp bà. Giả sử mẹ (hoặc bố) em vắng nhà vài hôm vì công việc, là một thành viên trong gia đình, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm đối với người thân? Trình bày ngắn gọn trong khoảng 3 câu.

Câu 4 (1.0 điểm). Bài thơ có nói tới “bà già nghèo” lam lũ, vất vả. Em hãy tìm 2 thành ngữ  nói về sự vất vả.   

Câu 5. (4.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi, trình bày ý kiến của em về vấn đề: Vì sao phải trồng nhiều cây xanh?

0
      Ngẫm trong cổ tích ngày xưaẨn điều đạo lý ai chưa tỏ tường?    Rằng là những kẻ bất lương,              Lừa người phản bạn tìm đường vinh thân. Giàu sang có được lúc gần,   Về sau quả báo nhận phần tai ương.              Những người trung thực hiền lương,               Giúp người chẳng ngại đâu lường hiểm nguySang hèn chẳng thiết so bì,Tâm hồn thanh thản xá gì tử...
Đọc tiếp

      Ngẫm trong cổ tích ngày xưa
Ẩn điều đạo lý ai chưa tỏ tường?
    Rằng là những kẻ bất l
ương,
              Lừa người phản bạn tìm đường vinh thân.
 Giàu sang có được lúc gần,
   Về sau quả báo nhận phần tai
ương.
              Những người trung thực hiền lương,
               Giúp người chẳng ngại đâu lường hiểm nguy

Sang hèn chẳng thiết so bì,

Tâm hồn thanh thản xá gì tử sinh.

                                                               (Trích "Thạch Sanh, Lý Thông", Dương Thanh Bạch)​   
Em hãy tìm 2 thành ngữ dân gian có liên quan đến đoạn thơ trên.                                                                       

0
Đề số 1:Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:“… Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai,...
Đọc tiếp

Đề số 1:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

“… Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau”.

(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các ý sau:

1. Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong ngữ liệu trên:

A. Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh.                               B. So sánh, nhân hóa, hoán dụ.

C. Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ.                                  D. Nhân hóa, chơi chữ, ẩn dụ.

2. Cụm từ “một nền văn hóa lâu đời” là cụm danh từ:

A. Đúng.                                                                    B. Sai.

Câu 2: Chỉ ra các câu văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa? Nêu tác dụng?

Câu 3: Qua phần ngữ liệu trên, cùng với sự hiểu biết, em hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa biểu tượng của cây tre Việt Nam.

0