Cây gì tán lá xanh rì
Sân chùa cửa phật từ bi nương nhờ.
Đố là cây gì???
3 bn nhanh nhất cho 3 tick nhớ tick mk lại
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiều thứ bảy tuần qua, trên sân vận động thị xã, trường em tổ chức trận bóng đá chung kết giữa hai đội bóng lớp 5A và 5B để chọn ra một đội đi dự “Hội khỏe Phù Đổng” cấp thị xã. Em đã được chứng kiến trận đấu từ đầu đến cuối. Đúng 16 giờ, trận đấu bắt đầu. Trong mười phút đầu, đội 5B tổ chức tấn công liên tiếp, làm cho đội 5A lúng túng rút về phòng thủ trên sân nhà, suýt nữa thủ môn phải vào lưới nhặt bóng. Được thầy giáo chủ nhiệm động viên nhắc nhở, đội 5A như được thêm sức mạnh. Từ một đường chuyền tạt trái, Phi Hùng - một cầu thủ xuất sắc của đội 5A lao lên đón bóng. Bằng mội động tác giả, Phi Hùng lách bóng qua hậu vệ, đưa nhanh bóng vào gần khung thành lớp 5B rồi bất thần tung một cú sút bằng chân trái. Quả bóng lọt qua nách thủ môn 5B, chui tọt vào lưới ghi bàn thắng đầu tiên cho đội nhà. Cả sân vận động rung lên trong tiếng hò reo cuả gần một ngàn cổ động viên. Chung cuộc, lớp 5A thắng lớp 5B với tỉ số 5-3. Cuộc đọ sức thi tài chấm dứt sau hai hiệp. Quả là một trận đấu thật hay và hấp dẫn.
Kể về lễ hội ở quê em lớp 3 mẫu 1
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ” của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi nhỏ vào thùng rác… Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với màu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả của mình. Bàn ghế, bảng đen… cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn… Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút… Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cả một thế giới bình yên.
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn…
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.
Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động.
Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.
Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lau ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành côngh việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời:
‐ Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?
Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:
‐ Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.
Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:
‐ Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!
‐ Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.
Chúng tôi ngoan ngoãn gật đàu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi qúy trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đứa con lâu ngày mới gặp lại cha mình.
Sáng chủ nhật tuần trước bố mẹ cho em đi chơi công viên ngoài bãi trước. Ở đó em khám phá được biết bao điều thật thú vị.
Sáng sớm công viên còn rất yên tĩnh. Không khí thật trong lành mát mẻ. Bao trùm cả công viên là màu xanh thật dễ chịu. Trên bầu trời, thỉnh thoảng điểm những đám mây xốp trôi bồng bềnh. Gió nhè nhẹ thổi nhưng cũng đủ để các cành phải rung lên nhè nhẹ. Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Những bồn hoa bắt đầu tỉnh dậy vươn mình uống những giọt sương mai, sẵn sàng khoe sắc. Xa xa, gần giáp biển, hàng dừa kiêu hãnh xòe những đám lá đón làn gió biển mát rượi. Phía đằng đông, một vệt hồng rạng lên góc chân trời, vệt ấy cứ lớn dần cho đến khi dải thành một đường hồng thắm. Sóng biển lấp lánh những giải màu hồng. Rồi như trong phép lạ, một quả cầu lửa tròn, to và đỏ nhô lên khỏi biển, oai vệ tỏa sáng khắp công viên.
Cả công viên như bừng tỉnh dậy. Mọi người bắt đầu đổ vào rất đông. Người lớn, trẻ em, cụ già hay thanh niên đều chăm chỉ luyện tập. Trên một khoảng đất rộng, các cô, các chú đang tập múa kiếm. Ở chỗ khác, các anh thanh niên đang tập Thái Cực Quyền với những động tác dẻo dai, khỏe mạnh. Phía bên kia, các cụ già đang tập dưỡng sinh. Nhiều nhất là những người đi bộ quanh công viên.
Mặt trời dần lên cao, công viên ngập tràn trong nắng sớm. Những chú chim bắt đầu cất tiếng hót líu lo để đón chào một ngày mới. Mọi người dần ra về trả lại sự yên tĩnh trong công viên.
Được ngắm công viên vào buổi sáng thật sảng khoái. Công viên thật có ích, vừa tô điểm cho thành phố, vừa là nơi cho mọi người rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi.
Bn tham khảo bài văn này nha !
Cuối học kì của năm học vừa qua, nhà trường tổ chức cho học sinh chúng em vui chơi cả ngày tại Công viên Văn hóa Đầm Sen.
Đầm Sen có nhiều cổng vào, đoàn trường em vào cổng trên đường Hòa Bình, cổng to có vòng chữ Đầm Sen hình vòm phía trên. Khu bán vé nằm trên khoảng sân rộng được trang trí đủ loại hoa kiểng. Qua thanh chắn soát vé, hành trình vui chơi của chúng em bắt đầu.
Một phạm vi rộng cỡ sân trường em với đủ loại hình giải trí, vô số trò chơi với nhiều màu sắc rực rỡ. Chung hấp dẫn, gọi mời bọn em bằng những ánh sáng huyền ảo xen lẫn âm thanh sống động. Thật thích thú khi được chơi thoải mái. Em cùng các bạn chơi banh điện, đua xe điện tử rồi đến trò chơi tốc độ của tàu lượn sóng. Hồi hộp nhất nhưng cũng thật vui với cảm giác mạnh qua cối xay gió. Ban đầu em còn nhắm nghiền mắt lại, sau quen dần tự mở to mắt và há hốc mồm. Đứa này nhìn đứa kia cười phá lên.
Người ta ở đâu mà đông quá! Y như bãi biển Vũng Tàu, khi đoàn trường tiếp tục qua khu công viên nước. Tại đây chúng em được tắm với sóng nhân tạo, nằm trên phao thả trôi ở dòng sông lười. Cảnh vật hai bên thật huyền bí khi bọn em bơi qua hang cá mạp. Quá trưa, chúng em tập trung ăn cơm phần, tráng miệng với kem rồi ngồi thành vòng tròn, chơi vài trò chơi sinh hoạt. Mọi người cũng bớt đi lại nhiều, còn khu vực cầu trượt nước vẫn đông đặc người. Tiếng nước bị khuấy động, tiếng người nói, tiếng cười, tiếng la khiến ta cỏ cảm giác nơi này không có buổi trưa.
Một ngày vui chơi nhanh chóng trôi qua. Tạm biệt và thầm cám ơn Đầm Sen đã mang đến cho em một niềm vui và một kỉ niệm khó phai.
Bầu trời buổi sớm thật là trong lành.Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá.Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.
tam giang ngày 6 tháng 5 năm 2019
bà thân mến
cháu chào bà cháu viết thư này để hỏi thăm xem tình hình sức khỏe của bà ra sao
bà ơi bà có khỏe không bà? dạo này bà có uống thuốc đều đăn không?còn cháu ở nhà vẫn khỏe cháu nhớ bà lắm bà ạ.cháu vẫn còn nhớ khi cháu lớp 1 bà còn phải don dẹp hết bãi chiến trường mà cháu gây ra .lúc đó nhìn thấy thương bà lắm .từ khi bà lên giúp chú làm việc cháu lại càng cảm thấy thương bà hơn.dù tuổi cao sức yếu mà bà vẫn giúp chú làm việc.ai trong nhà cũng bảo rằng bà thật là tốt bụng lắm.thôi mẹ cháu gọi xuống ăn cơm rồi cháu xin dừng bút tại đây.
kí tên
cháu gái của bà
thục anh
Trước sân nhà em có một khu vườn nho nhỏ, mẹ dùng để trồng rau xanh cho cả nhà. Những luống rau cải xanh ngắt, xòe tán lá vung vẩy trước gió trông như những bàn tay đang hứng ánh mặt trời ấm áp buổi sáng. Hàng xóm của nhà cải là gia đình chị dưa leo , chúng được mẹ em bắc giàn cho leo lên, đến tuổi trưởng thành dưa leo sinh ra những đứa con thật mập mạp, xinh xắn , hái vào ăn sống rất ngon. Kế bên dưa leo là họ hàng nhà chị đậu cô ve, tuy thân hình mảnh mai yếu đuối nhưng lại rất khéo léo, uyển chuyển quấn thân mình quanh giàn mẹ em đã bắc sẵn , những chú đậu dài, non mơn mởn chen chúc nhau treo đầy giàn , nhìn thật vui mắt.
Sáng sớm mùa thu, bầu trời hiện ra với một vẻ đẹp trong trẻo đến lạ lùng. Bầu trời cao vợi vợi, nền trời xanh thẳm, mấy chị mây trắng chẳng biết đã dạo chơi đến nơi nào , mà trời trong xanh chẳng có một gợn mây. Ông mặt trời chắc còn đang ngái ngủ, mới chỉ lấp ló ở đằng đông, chậm rãi xuất hiện , vài tia nắng đầu tiên mang màu vàng nhạt tinh nghịch nhảy nhót trên mặt đất . Chàng gió mang theo cái lành lạnh thổi qua, làm mấy chị Hồng, chị Cúc trước sân khẽ run rẩy . Phía nam, họ hàng nhà chim từ đâu bay đến, ca lên những khúc ca rộn rã như để chào đón một buổi sáng tốt lành.
Bồ đề đúng không ta,đúng không ta
là cây bồ đề