K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2018
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm. Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. ong-tien Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
15 tháng 4 2018

Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.

Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.

Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.

Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:

“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên

 Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.

Khắp mình lủng lá mọc dùi,

Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn

Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.

" Ta là Phật Tổ Như Lai,

Trời sai xuống thử lòng người trần gian,

Ai hiền la sẽ ban ơn

Cho người tích đức tu nhân nức lòng"

Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.

“Một ông cụ già nua tuổi tác,

  Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ

Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,

              Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "

Hay

"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.

Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,

Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”

(Người hoá khi)

Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.


 

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

bạn tham khảo nhé

15 tháng 4 2018

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộctrong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

15 tháng 4 2018

Tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi vừa vang lên là lũ học sinh chúng tôi liền chạy ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Cả sân trường, cảnh tượng thật huyên náo. Góc này có nhóm đang chơi nhảy dây. GÓc kia đang chơi đá cầu. Chỗ này lại có một tốp nam sinh vừa hò hét vừa đuổi theo nhau ầm ĩ. Sân trường lúc này trông cứ như một bức tranh thật nhiều màu sắc.

15 tháng 4 2018

   Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà âm sôi động. 

Là câu trần thuật đơn có từ là 
Chúc bạn học tốt !!! 
 

15 tháng 4 2018

"Ò...ó...o...o", đó là tiếng gây của chú gà trống nhà tôi vào mỗi buổi sáng sớm. Từ bao giờ, chú đã trở thành chiếc đồng hồ báo thức của gia đình tôi, là một người bạn gắn bó thân thiết của cả nhà.

Chú gà trống ấy được mẹ tôi mang từ nhà bà ngoại về để nuôi. Ngày chú mới về, chỉ nặng tầm hai, ba cân, vậy mà giờ đây sau vài tháng, chú đã nặng bốn, năm cân, trở thành một chú gà trống lực lưỡng, một vòng tay tôi ôm không xuể. Cái đầu chú to gần bằng nắm tay người lớn, trên đỉnh đầu có chiếc mào đỏ chót như bông hoa mào gà khiến chú lúc nào cũng kiêu hãnh bước đi dưới ánh nắng mặt trời. Đôi mắt chú nhỏ, đen láy như hạt hai hạt cườm, long lanh ngấn nước. Chiếc mỏ vàng sậm, nhọn hoắt giúp chú bắt con mồi được dễ dàng hơn. Chiếc cổ dài, mỗi khi cất tiếng gáy, chiếc cổ ấy lại vươn cao lên, hướng về nơi ông mặt trời chuẩn bị ló dạng, cất tiếng gáy cao vút.

Tôi yêu thích nhất là bộ lông đầy màu sắc của chú gà trống. Bộ lông mượt mà, óng ánh xen lẫn giữa các màu chàm, cam, đỏ, vàng,..Dưới ánh nắng mặt trời, bộ lông ấy càng rực rỡ hơn khiến chú gà như khoác trên mình chiếc áo choàng lông vũ quý phái, sang trọng. Trên mình chú là đôi cánh to, cũng được thêu hoa dát vàng màu lông lộng lẫy, thỉnh thoảng đôi cánh ấy lại đập mạnh, vỗ vỗ khiến mọi vật xung quanh đổ rạp .Chiếc đuôi xòe rộng, trông như chiếc chổi lông tung tẩy đằng sau theo mỗi nhịp bước chân. Hai chân của chú gà vàng ươm, tuy nhỏ và gầy guộc nhưng chắc chắn, những ngón chân chắc khỏe xòe ra, đặc biệt là chiếc cựa là vũ khí lợi hại vô cùng của chú gà để chú bắt mồi, tiêu diệt kẻ thù của mình.

Kể từ khi có chú gà trống ấy, gia đình tôi lúc nào cũng tràn ngập âm thanh của tiếng gà gáy. Chú như một người thủ lĩnh canh gác cho khu vườn nhà tôi, bắt sâu, bắt giun,...giúp cây trồng khỏe mạnh. Mỗi khi rảnh, tôi lại ra vườn cho gà ăn, ngồi nghe bố giải thích về những đặc điểm cơ thể của chú gà để có thể hiểu hơn về loài vật này. Có khi chú gà bị ốm, ngày hôm đó không có tiếng gáy quen thuộc của chú, cả nhà tôi ai cũng lo lắng cho chú, mong chú luôn khỏe mạnh.
Từ bao giờ, sự hiện diện của chú gà trống đã trở nên rất quen thuộc với gia đình tôi, giống như một người bạn vậy. Tôi rất yêu quý chú gà nhà tôi. Tôi sẽ luôn chăm sóc chú để chú khỏe mạnh và ngày càng lớn hơn.

15 tháng 4 2018

Trong tất cả các con vật trong nhà em, em yêu thích nhất là chú gà trống. Chú gà trống đã trở thành một người bạn thân thiết của gia đình em không biết từ bao giờ.

Bố em nói, chú gà này thuộc giống gà Đông Tảo, chú to, béo, nặng tầm bốn đến năm cân, em ôm vào lòng không xuể. Cái đầu chú to bằng cái bát ăn cơm, nối giữa đầu và thân là chiếc cổ dài kiêu hãnh. Trên đỉnh đầu chú nở rộ bông hoa đỏ chót, rực rỡ, đó là cái mào của chú đấy, cái mào lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, khiến người ta liên tưởng đến một loài hoa cùng tên là hoa mào gà. Đôi mắt chú sáng quắc, tròn xoe, đen long lanh như hai hột cườm, lúc nào cũng như ngấn nước. Cái mỏ nhỏ, vàng sậm nhưng đầy sắc bén, mỗi khi mổ thóc đều phát ra tiếng kêu "bộp bộp" nghe rất vui tai. Chú có hai chân vàng ươm, thẳng tắp với những ngón chân xòe ra, nhất là chiếc cựa sắc nhọn là vũ khí để săn mồi, chiến đấu với kẻ thù.

Nhắc đến gà trống không thể không nhắc đến bộ lông rực rỡ của chú. Chú khoác trên mình tấm áo óng á, mượt mà với sự hòa trộn giữa các màu chàm, vàng, nâu, đỏ khiến chú nổi bật hẳn trên sân. Khi tấm áo ấy khoe sắc dưới những tia nắng mặt trời chói chang, nó càng thêm rực rỡ, như được dát vàng dát bạc. Chú gà bước đi đầy oai dũng, mỗi lần bước là chiếc đuôi dài, xòe rộng, lấp lánh lại tung tẩy, rung lên theo từng nhịp bước chân, trông chú kiêu sa như một bá tước vậy. Cứ vào mỗi buổi sáng sớm, khi vạn vật còn đang chìm trong giấc ngủ say nồng, chú gà nhà em đã oai vệ bước lên đống rơm trước sân, rướn cao cổ rồi từ từ cất tiếng gáy to "Ò ó o o" vang xa khắp xóm làng, đánh thức mọi người bắt đầu một ngày mới. Sau khi cất tiếng gáy xong, chú lại vỗ mạnh đôi cánh to, dày như đầy tự hào, kiêu hãnh về thành quả của mình rồi bước đi oai phong tìm mồi cho bữa sáng của mình.

Chú đã trở thành chiếc đồng hồ báo thức quen thuộc, một người bạn thân thiết của gia đình em và của cả xóm làng xung quanh. Bên cạnh đó, chú như một người vệ sĩ bảo vệ mùa màng, bắt sâu, bắt giun cho cây trồng ở vườn. Ngày ngày chú đi lon ton trong sân, nhặt những hạt thóc rơi vãi, có khi lại vỗ cánh lộp bộp để xua đuổi những chú chim bồ câu đang tranh giành phần ăn của mình. Sự hiện diện của chú gà đã trở nên quen thuộc với gia đình em.

Em rất yêu quý chú gà trống nhà em. Chú đã trở thành một phần trong nếp sống của gia đình em. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ có thể quên chú gà trống yêu quý ấy.

14 tháng 4 2018

Tôi là một trong những dòng sông thơ mộng và hiền hoà của ngôi làng xóm Ba. Ngày
trước tôi được coi là nơ mọi người lấy nước dùng cho sinh hoạt, bắt tôm cá, và những con
thuyền đi lại trên sông vì nước của tôi rất trong và mát. Nhưng cảnh tượng thơ mộng hiền
hoà đó đâu mất mà thay vào đó là một thế giới rác từ đâu xâm nhập tới lãnh thổ của tôi.
Tôi nghĩ chắc đây là ''trò đùa của người ngoài hành tinh'' nên quyết định theo dõi ai đã làm
như vậy. Thế rồi một ngày nọ, tôi trông thấy các bà nội trợ cùng với những bà con làng
xóm;xưa kia thường lấy nước của tôi về sinh hoạt nhưng tôi lại không nhờ họ lại đổ những
thứ rác thải, xác động vật chết..... lên tôi. Đến lúc đó tôi mới biết ai chính là ''người ngoài
hành tinh'' không ai khác chính là những người đổ rác thải, xác động vật chết.... xuống
dòng nước trong và mát của tôi. Bây giờ, dòng nước của tôi đã trở nên đục ngầu ,ô nhiễm
và không còn những vẻ đẹp thơ mộng, tươi mát của trước kia. Tôi rất hận những người đã
gây cho dòng sông này ô nhiễm vì những rác thải của họ. Tôi nghĩ những người đó là
những người chỉ quan tâm đến tình trạng của họ, không nghĩ đến những tác hại mà do
hành động của họ gây ra. Đó cũng chính là biểu hiện của sự ý thức bảo vệ môi trường của
mỗi người. Tôi không muốn họ biến tôi thành nơi đổ rác, nơi chôn xác những động vật
chết ở dưới lòng sông. Tôi thật sự rất căm hận và buồn vì ý thức của mọi người đối với môi
trường sống của họ. Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể
cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên ,
tôi nghĩ mọi người cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một
Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính họ cũng như của các thế hệ sau! Hãy
bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống!

14 tháng 4 2018

Mình là 1 dòng sônh ô nhiễm. Nhưng đó là trước đây.... 
Bây giờ, xung quanh mình có biết bao bạn nhỏ, có những hàng xích đu, những con thú nhún sặc sỡ sắc màu. 
Cơ thể mình, là 1 cái hồ ô nhiễm đã được người ta cải tạo. Mình cảm thấy vui vì giờ đây mình là nơi trú chân cho những đàn chim nhỏ-trên những cây cao mọc trên thân mình. Trong lòng mình không còn thấy rác nữa mà thay vào đó là 1 nguồn nước trong sạch. Chung quanh hồ, người ta còn gắn những hàng điện chạy dài để mỗi tối họ mở lên thì trông mình...rất đẹp! Ở bên trên mặt nước người ta còn đặt những chú vịt khổng lồ và đó là đồ giải trí cho con người đấy. Mỗi lần ngồi lên chú vịt ấy, người ta lại đưa tay xuống mà vớt lên từ cơ thể mình 1 dòng nước mát lạnh, thậm chí có người còn té nước và xoa xoa vào mặt của nhau nữa cơ! Điều đó làm mình thích thú và hạnh phúc lắm, khi mà cách đây không lâu... 
Vì bản thân mình quá nhỏ hep (do yếu tố cấu thành từ xưa đến giờ) và vì 1 số con người cộng với hành vi thiếu ý thức của mình đã khiến cho mặt hồ này, bờ hồ này phải chịu nhiều đau đớn.... Nguồn nước không được xử lý đã từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh tuôn tràn vào lòng mình 1 cách không thương tiếc, đó thực sự là 1 cơn ác mộng mà mình phải oằn mình chịu đựng trong suốt 1 thời gian. Cá tôm của mình là tim, là gan, là các cơ quan nội tạng buộc phải đau đớn nhiễm bệnh mà chết hết. Làn da của mình, là mặt nước lẽ ra phải thông thoáng và trong xanh nhưng giờ đây thay vào đó là 1 màu đen ngòm, 1 mùi hôi hám khó chịu và lềnh bềnh rác rưởi. Họ quăng, họ vứt vào lòng mình đủ mọi thứ: Từ những túi nylong, từ những tấm giấy, cái giày hay đôi dép hỏng hay bất cứ 1 cái gì khác mà họ- hoặc là cô tình và chỉ có thể là...cố ý đã vớ được và đã "mạnh tay" với mình. Họ thật là thiếu ý thức quá, phải chăng họ đâu biêt rằng: cái hồ này và tất cả những cái tốt đẹp ở trong hồ này lẽ ra phải là của họ, là nhu cầu, là sự sống, là sức khỏe của họ? Vậy mà sao họ vô ý thức quá? không chăm sóc, không chau chuốt thì ít ra họ cũng phải để cho mình được tự do với thiên nhiên, với cuộc sống và để cho mình tự tạo ra những lợi ích. 

15 tháng 4 2018

Đặt a=6m,b=6n. Vì (a,b)=6 => (m,n)=1

GT=>  m.n=6

=>m=1,n=6; m=2,n=3 và các hoán vị

=>a=6,b=36; a=12;b=18 và các hoán vị

7 tháng 4 2020

Trl :

Bạn kia làm đúng rồi nhé !

Học tốt nhé bạn @

14 tháng 4 2018

Các phép tu từ ở câu trên là : 

ẩn dụ 

Câu này muốn nói đến tình cảm của người cháu dành cho ông bà , lòng hiếu thảo , kính yêu ông bà . 

Chúc bạn học tốt !!! 

15 tháng 4 2018

ẩn dụ và so sánh nha

14 tháng 4 2018

mình nghĩ là bỏ từ thời kỳ thứ 2

Cho đoạn văn sau Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh, bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"Một tai hoạ đến mà đứa ích kỷ thì không thể biết trước được. Ðó là, không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh, bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỷ thì không thể biết trước được. Ðó là, không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu?

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này.

Mỗi câu "chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý đến cảnh khổ đau vừa gây ra.

Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.

Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:

- Sao? Sao?

Cau hoi 

1 cảnh khổ đau được nói đến trong đoạn văn trên là cảnh gì? Ai là người trực tiếp gây ra cảnh ấy

2 Tìm câu văn có sử dụng phép so sánh?

3 đoạn văn trên cho em thấy điểm chưa được nào trong tính cách của dế mèn?

4 câu hỏi -Sao?-Sao? Thể hiện tâm trạng nào của Dế Mèn sau khi gây ra chuyện?

5 từ sau gây ra chuyện với Dế choắt dế mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân?

Giúp mình voi dài lắm

0
14 tháng 4 2018

Nguyễn Thị Xuân Nhiên:

Dàn ý bài văn tả mẹ:

1) Mở bài:

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ, mẹ là người đã chăm lo cho em mỗi ngày từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trong em mẹ là người phụ nữ giản dị mà đẹp đẽ.

2) THÂN BÀI

  • Giới thiệu về mẹ(tuổi, nghề nghiệp)
  • Tả hình dáng của mẹ(dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, màu da,…)
  • Tả tính cách của mẹ
  • Tả sự chăm sóc của mẹ với em


3) KẾT BÀI
Em rất yêu mẹ. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

Tham khảo nha!

14 tháng 4 2018

1. Mở bài

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ, mẹ là người đã chăm lo cho em mỗi ngày từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trong em mẹ là người phụ nữ giản dị mà đẹp đẽ.

2. Thân bài

  • Giới thiệu về mẹ (tuổi, nghề nghiệp)
  • Tả hình dáng của mẹ (dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, màu da,…)
  • Tả tính cách của mẹ
  • Tả sự chăm sóc của mẹ với em

3. Kết bài

Em rất yêu mẹ. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

Bài tham khảo 2

Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng

- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

Kết bài:

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.