K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2018

câu 1: phó là từ bạn.

15 tháng 4 2018

các bạn nhanh lên nhé mình đang cần gấp

15 tháng 4 2018

C1: phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung cho ý nghĩa cho động từ và tính từ ấy.

 Bạn Nam đang đi đá bóng (chỉ quan hệ thời gian) 

C2: mình không hiểu

Câu 1 

-So sánh là đối chiếu sự vật ,hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có tinh tương đồng làm tăng sức gợi hinh gợi cảm cho  sự diễn đạt

-Có 2 loại so sánh :

+So sánh ngang bằng :Trường học là ngôi nhà thứ 2 của em

+So sanh không ngang bằng:Bạn Lan học giỏi hơn bạn Tuấn

15 tháng 4 2018

ngayf 30 tháng 2

15 tháng 4 2018

con cá bị ngất hoặc ngủm củ tỏi

15 tháng 4 2018

thị giác- khứu giác-thính giác

16 tháng 4 2018

thị giác , thính giác

   Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp rất nhiều người có hoàn cảnh sống khác nhau. Tôi còn nhớ trong kì nghỉ hè vừa rồi tôi cùng gia đình đến Quảng Nam, trong chuyến đi này tôi đã gặp một con người có nghị lực phi thường, dù bản thân không được lành lặn như những người khác. Anh là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vượt lên số phận.

   Đợt ấy vào tháng 7, sau một năm học tập và làm việc vất vả cả gia đình tôi đã có một chuyến du lịch đến vùng đất Quảng Nam. Trong chuyến đi này tôi đã được đi thăm thú rất nhiều nơi: Hội An bình dị, xinh đẹp; Cù Lao Chàm với sóng biển xanh biếc và những tháp chăm cổ kính của thánh địa Mỹ Sơn,… nhưng để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất là anh Bảy Văn, cái tên thân thương do mọi người đặt cho anh. Anh là trẻ mồ côi, ngay từ khi sinh ra đã khuyết tật mất hai chân do di chứng của chất độc màu da cam, anh được đưa về nuôi tại cô nhi viện. Trong chuyến thăm Hội An tôi đã tình cờ nhìn thấy anh đang dạy trẻ con học, điều đó đã làm tôi vô cùng bất ngờ, ngưỡng mộ và tôi đã được những người dân nơi đây kể lại câu chuyện cuộc đời anh.

   Anh Bảy Văn người nhỏ thó, vì đã mất đi đôi chân nên nhìn anh lại càng trở nên nhỏ bé hơn. Anh có làn da ngăm rám nắng đặc trưng của những người miền Trung. Khuôn mặt anh vuông vức, cùng chiếc mũi cao khiến cho đường nét trên khuôn mặt trở nên hài hòa hơn. Anh có chiếc trán rộng và cao thể hiện rõ sự thông minh, nhanh nhẹn. Mái tóc anh được cắt gọn gàng, màu đen mượt. Đôi mắt anh sáng, tinh anh cùng đôi lông mày rậm khiến cho cái nhìn trở nên cương nghị, chính trực hơn. Tôi đặc biệt ấn tượng với nụ cười của anh, đó là nụ cười tỏa ra một sức hút mãnh liệt, hàm răng đều tăm tắp cùng với nụ cười sảng khoái khiến mọi người đều thoải mái khi nghe tiếng cười ấy. Giọng nói của anh trầm ấm và rất truyền cảm.

   Anh ăn mặc giản dị, chỉ có hai bộ quần áo duy nhất, một chiếc áo sơ mi trắng và một chiếc sơ mi xanh da trời. Mỗi lần mặc xong anh luôn giặt sạch sẽ và là cẩn thận. Ngôi nhà anh ở đơn sơ chỉ có bộ bàn uống nước, cái tủ đứng, giường ngủ và một bàn học nhưng luôn được anh sắp xếp hết sức ngăn nắp, gọn gàng.

   Mặc dù ngay từ khi sinh ra đã bị tật nguyền nhưng chưa bao giờ anh chịu thua số phận. Anh luôn tự mình làm mọi việc, chỉ khi gặp khó khăn anh mới nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Anh là người thông minh, sáng dạ, mọi thứ anh học rất nhanh, lại là người ngoan ngoãn nên được thầy cô và bạn bè hết mực yêu mến. Khi học xong cấp 3 anh quyết tâm thi đỗ sư phạm để có thể mang tri thức về cho những trẻ em nghèo mồ côi như mình. Học xong anh trở về quê hương và đi dạy cho những đứa trẻ mồ côi.

   Anh giảng say sưa, nhiệt huyết, giọng giảng truyền cảm và chứa chan tình yêu thương. Nét chữ anh viết trên bảng luôn ngay ngắn, thẳng hàng. Anh đứng hơi nghiêng người để tất cả lũ trẻ đều có thể nhìn thấy những gì mình viết trên bảng. Những đứa bé ngồi dưới lớp cũng mê mải nghe những lời anh giảng, chúng như nuốt từng lời anh nói ra. Từng khuôn mặt ngây thơ, non nớt như được tiếp thêm sức mạnh khi nghe những bài giảng của anh. Theo nghề này đã được gần mười năm, nhưng anh chưa bao giờ nhận tiền của bất cứ học sinh nào, thù lao của anh đơn giản chỉ là những nụ cười, cái ôm thật chặt, đôi khi là ít trứng gà nhưng anh chưa bao giờ thôi nhiệt huyết với nghề. Nghe những điều hàng xóm của anh kể lại và chứng kiến những việc anh làm tôi càng thêm kính phục và yêu quý anh hơn.

   Chuyến đi này quả thực đã cho tôi rất nhiều, nó không chỉ cho tôi mở mang tầm mắt trước vẻ đẹp của quê hương, mà quan trọng hơn nó còn cho tôi những bài học giá trị trong cuộc sống. Anh Bảy Văn sẽ mãi là tấm gương sáng chói để tôi học tập và noi theo, không bao giờ đầu hàng, lui bước trước số phận.

30 tháng 4 2018

Đó là con ma đó bạn...^^Chúc thi tốt

15 tháng 4 2018

mạng nnha bạn

15 tháng 4 2018

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.

sa pa nhắc đến tên thôi đã bao người mơ tưởng về một mảnh đát êm đềm ,mát mẻ nơi tây bắc của tổ quốc .sa pa mùa xuân đẹp lắm .bao nhiêu vẻ đẹp sự trù phú của sa pa được thể hiện một phiên chợ mùa xuân.

màu xuân,sa pa còn hơi lạnh .cây cối xanh mướt màu non nã ,đầy sức sống ,trên đường đến chợ.hai bên rực rỡ màu sức đào đỏ thắm ,trắng muốt như sắc màu hoa mận .những loài hoa của sâp nổi tiếng lâu lắm .được mơ tưởng đến vẻ đẹp đó.thân cây lớn mọc lên bên đường.em cùng mẹ em đến chợ .đến chợ,người bán hàng đỡ hàng hóa của mình để bày bán .có người nhờ người khác vào mua.ông mặt trời tỏa ánh ban mai xuống mặt đất đòn chào vùng chờ

 dù đây là trí tượng tượng nhưng đã cho em bao kỉ niệm đàng nhớ về phiên chợ sa pa một nơi tuyết đẹp và trù phú

15 tháng 4 2018

Nguyễn Hiền

15 tháng 4 2018

nên kể về nguyễn ngọc kí nhé đây là nhân vật phỏ biến đấy

Giữa ngổn ngang bộn bề cuộc sống với cơm, áo, gạo tiền và hàng loạt câu chuyện về sự xuống cấp nhân cách, đạo đức, câu chuyện về thầy giáo, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký như bức tranh sáng về sự nỗ lực không ngừng để vượt lên số phận.

Một tấm gương chân thực, bình dị nhưng có sức lay động, cảm phục đến khôn cùng.

Chia sẻ cảm xúc và những ký ức xung quanh loạt bài về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhiều độc giả đã không giấu nổi niềm xúc động nghẹn ngào.

Không ít người đã khóc trước tấm gương quá đẹp của thầy, có người ngưỡng mộ gọi thầy là “thần tượng”, là “anh hùng”.
guyễn Ngọc Ký, thuộc vào thập niên đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Bao năm nay anh chỉ biết đến Nguyễn Ngọc Ký qua những bài học ít ỏi trong trường, nay gặp lại qua những bài viết trên VietNamNet thấy vô cùng cảm động và cảm phục một con người.

“Thầy Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng trên cả tuyệt vời. Khơi dậy một tấm gương tự rèn luyện vượt qua chính mình đạt đến tuyệt đỉnh”, độc giả này viết.

Bạn đọc Nguyễn Hoàng Oanh cho biết chị đã khóc khi đọc những bài viết về thầy: “Câu chuyện về cuộc đời thầy đã chứng minh cho em thấy bằng ý chí và nghị lực phi thường, ta có thể vượt lên tất cả”.

Cách đây nhiều năm, khi nhận xét về tấm gương của nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, trong lần về Hải Hậu, Nam Định, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: "Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo".

Trên thực tế Nguyễn Ngọc Ký không còn là cái tên lạ lẫm với hàng chục thế hệ học sinh nhiều năm trước qua những bài học trong sách giáo khoa, tuy nhiên không phải ai cũng biết bằng cách nào và tại sao không dùng phấn, dùng bảng ông vẫn trở thành một nhà giáo ưu tú trong suốt hơn 35 năm qua.

Theo lời kể của nhiều thế hệ từng là học trò của thầy, thầy Ký có phương pháp dạy học “chẳng giống ai” nhưng vô cùng hiệu quả.

Khi đôi tay vô dụng không thể cầm phấn, thầy tự thiết kế nội dung bài giảng trên các tờ bìa cứng, phía ngoài phủ một tờ giấy trắng che lại. Vừa dạy, thầy vừa dùng chân kéo tờ giấy trắng phía ngoài xuống, để con chữ từ từ xuất hiện.

Để bài giảng thêm sinh động, thầy thường nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo khiến học sinh hào hứng, say sưa.

Nhìn lại cả quá trình phấn đấu của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, bạn đọc Thùy Dương đã phải thốt lên: “Nghị lực của thầy thật phi thường!”.

“Cả cuộc đời thầy là một sự phấn đấu không mệt mỏi. Tự ngẫm lại thấy mình kém cỏi quá. Ta đầy đủ về hình thức bên ngoài, nhưng tâm hồn lại quá thiếu hụt. Ta thiếu ý chí và sự quyết tâm trước khó khăn. Cảm ơn thầy - tấm gương Nguyễn Ngọc Ký”.

Chia sẻ câu chuyện cách đây 19 năm, độc giả Mainguyenha@... cho biết khi ấy đang là học sinh cấp 3 trường Giao Thủy (Nam Định) và đã may mắn được gặp thầy Ký khi thầy về trường nói chuyện, được tận mắt thấy thầy dùng 2 chân để viết, vẽ, may vá… Sự kính trọng từ đó nhân lên thành ngưỡng mộ và vẫn vẹn nguyên trong suốt 20 năm qua.

Một câu chuyện đặc biệt khác được bạn đọc Fidel chia sẻ: “Cách đây cũng mười mấy năm, khi tôi còn là học sinh cấp 2, cô giáo có cho bài văn về nhà miêu tả một tấm gương vượt khó. Tôi được bố kể về tấm gương của thầy Ký và tôi đã viết về thầy với tất cả sự ngưỡng mộ của một học sinh THCS.

Thế nhưng... thật đáng buồn là bài văn đó tôi được giáo viên chấm 3 điểm với lời phê là không có thật!!! Ngày đó, tôi buồn lắm, buồn vì thời đó mà GV không biết thầy là ai... nhưng qua tấm gương của thầy, qua cách sống lạc quan của thầy… đã nói lên tất cả”.

Không chỉ ngưỡng mộ, độc giả Cao Thanh Mỹ còn khẳng định vô cùng thần tượng thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Độc giả này chia sẻ, anh là người sinh ra sau khi đất nước thống nhất, ngày còn cắp sách tới trường đã được thầy cô, được học trong sách giáo khoa về Nguyễn Ngọc Ký.

“Khi ấy chúng tôi thần tượng hóa anh lắm, xem anh như là tấm gương mẫu mực trong học tập. Có những năm trường tôi còn viết tên anh lên bảng lớn gần cột cờ để cho học sinh lấy anh làm gương”, độc giả Mỹ hào hứng kể.

Có thể nói cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận của một con người tài hoa mà nếu được mô tả trong đôi từ ngắn gọn, ắt hẳn ai cũng phải thốt lên hai tiếng “phi thường”.

Ở đó ngoài câu chuyện về ý chí phấn đấu, người ta còn thấy từ con người này toát ra vẻ đẹp bình dị với quan điểm sống tinh tế và tinh thần nhân văn cao cả.

Con người đặc biệt ấy cũng có tình yêu thật đặc biệt mà nhiều người từng ví von lâm ly không kém gì chuyện tình Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

Nói về mối tình diệu kỳ của thầy Ký, bạn đọc Bình Minh đã không giấu nổi sự ngưỡng mộ: “Thật Tuyệt! Các bác đã dệt nên một câu chuyện thần tiên thật đẹp trên cõi đời này. Xin chúc vợ chồng thầy luôn hạnh phúc!”.

Theo nhiều độc giả, một tấm gương đẹp đẽ, thanh cao và đáng trân trọng đến vậy nhưng thật tiếc khi sách giáo khoa, truyện nhi đồng hiện nay không thấy nêu tấm gương thầy Ký để học sinh noi gương.

“Còn nhớ thời còn học cấp 1, Nguyễn Ngọc Ký luôn là tấm gương cho mọi người vươn lên từ chính mình, vượt lên số phận làm cho cuộc đời đẹp thêm. Nhiều lắm thế hệ học trò đã xem Nguyễn Ngọc Ký như “người anh hùng”, mãi gọi là “anh” như hàng loạt anh hùng thiếu niên Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Bá Ngọc…”, độc giả Nguyễn Văn Sơn chia sẻ.

Dù tấm gương thầy không còn được đưa vào sách, song bạn đọc Lê Quang Anh khẳng định: “Chắc chắn vài năm tới khi con trai tôi biết đọc, tôi sẽ đưa cho con những quyển tự truyện của thầy cùng với mong ước con sẽ có nghị lực và luôn luôn vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”.