K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2017

Bạn an học giỏi toán và học tiếng việt cũng cừ

Chúng em còn nhỏ tuổi quyết làm những công việc có ích.....

3 tháng 12 2017

Bn ơi sai rùi

2 tháng 12 2017

Bà ngoại em năm nay đã sáu mươi tư tuổi. Bà là kế toán đã về hưu. Bà dáng người dong dỏng cao, mái tóc bà dài nhưng đã bạc. Làn da của bà trắng nhưng đã lốm đốm đồi mồi
rồi. Bà có nụ cười hiền từ và rất nhân hậu. Tuy đã hơn sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe của bà rất tốt. Hàng ngày, bà vẫn thường đi chợ và nấu cơm cho cả gia đình em ăn. Bà nấu
cơm rất ngon và khéo. Em rất thích ăn cơm của bà nấu. Những lúc rảnh, bà lại đeo kính và đọc truyện cổ tích cho em nghe. Em rất yêu quý bà ngoại và ước gì bà sống với em mãi
mãi.
mk ko chép mạng đâu bn ko cần lo

2 tháng 12 2017

Bà ngoại em năm nay đã sáu mươi tư tuổi. Bà là kế toán đã về hưu. Bà dáng người dong dỏng cao, mái tóc bà dài nhưng đã bạc. Làn da của bà trắng nhưng đã lốm đốm đồi mồi
rồi. Bà có nụ cười hiền từ và rất nhân hậu. Tuy đã hơn sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe của bà rất tốt. Hàng ngày, bà vẫn thường đi chợ và nấu cơm cho cả gia đình em ăn. Bà nấu
cơm rất ngon và khéo. Em rất thích ăn cơm của bà nấu. Những lúc rảnh, bà lại đeo kính và đọc truyện cổ tích cho em nghe. Em rất yêu quý bà ngoại và ước gì bà sống với em mãi
mãi

 chúc cậu hok tốt @_@

2 tháng 12 2017

Là người bé nhất trong gia đình nên lúc nào em cũng được cả nhà yêu thương, chăm chút. Lần nào đi công tác xa về, mẹ cũng mua cho em rất nhiều quà bánh, đồ chơi, quần áo. Còn bố, bố rất hay mua cho em những cuốn sách hay

Chả thế mà mới học lớp sáu mà tủ sách của em có nhiều sách lắm! Em rất yêu cha mẹ, chỉ tội cha mẹ hay phải đi công tác dài ngày. Nhưng ở nhà em còn có chị My Trang. Riêng đối với chị My Trang, em lại có một tình cảm thật là đặc biệt.

Nhà em chỉ có hai chị em, bố mẹ lại thường xuyên vắng nhà, thế mà mọi việc ở nhà chị My

Trang lo lắng như người lớn. Chị chỉ hơn em ba tuổi nhưng đã rõ thật là một người chị mẫu mực trong gia đình. Chị My Trang học sáng còn em học chiều nhưng vì là con trai, nên em chẳng biết làm gì ngoài việc học ở trường, về nhà lại xem ti vi và đọc sách ấy vậy mà dù 11 giờ mới tan trường, chị vẫn lo cho cậu em trai bữa cơm trưa tươm tất trước khi đi học.

Buổi chiều về nhà, chị vừa học bài lại vừa dọn dẹp tất cả những công việc gia đình. Thời gian học ngắn ngủi, vậy mà năm nào chị cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường. Chị thật là đáng nể!

Một hôm nhân lúc cùng ngồi học em hỏi chị:

- Chị à! Chị làm thế nào mà học giỏi như vậy!

- Bí quyết của chị là lúc nào cũng phải cố gắng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào em ạ!

Buổi tối chị học rất nhanh rồi còn kèm em học bài cũ. Gần chị, em đã học được rất nhiều điều. Chẳng cần ai bảo, em tự nguyện giúp chị những công việc nhà mỗi khi mẹ và cha đi vắng. Đặc biệt, lúc nào em cũng tự nhắc nhở mình phải luôn cố gắng để được như chị My Trang. Chưa hết đâu các bạn ạ! Bận như vậy mà chị vẫn dành thời gian chăm sóc cho bố vườn hoa cảnh ở ngoài vườn. Những giỏ phong lan đủ màu kheo sắc, những cây khế, cây cảnh xanh non trông đến là mát mắt khiến bố em mỗi lần đi xa về tỏ ra hài lòng lắm.

Dù chẳng nói ra nhưng những việc làm của chị My Trang làm em thấy kính yêu và nể phục lắm. Em biết các bạn có điều kiện hơn nhiều nhưng lại mải chơi, học hành không tốt. Còn đối với riêng em, lúc nào em cũng ước được ở bên chị My Trang mãi mãi để được chị dạy bảo nhiều hơn.

ko chép mạng đâu bn ak

2 tháng 12 2017

Cái này là tiếng việt chứ ko phải toán nha

3 tháng 12 2017

TV dk đăng mà thằng ngu

2 tháng 12 2017

Trong kho tàng to lớn của truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện cổ Con Rồng cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.

21 tháng 1 2022

VUI LẮM BẠN NHƯNG XEM PHIM HOLLYWOOD VẪN HAY HƠN BẠN 

2 tháng 12 2017

nói rõ hơn đi

2 tháng 12 2017

lá ngoài thêm , giọt nước và thanh gỗ chăng

2 tháng 12 2017

Mấy năm rồi, em đã học qua nhiều thầy cô giáo, nhưng cô Phương Lan, người đã dạy em hồi lớp một – là em nhớ nhất.

Cô có vóc người mảnh mai nhỏ nhắn, nước da trắng hồng. Ôm lấy khuôn mặt trái xoan của cô là một mái tóc đen mượt óng chuốt thả xuống ngang lưng. Mái tóc mà bất cứ người bạn gái nào nhìn thấy cũng ao ước. Dưới cặp lông mày lá liễu tự nhiên là đôi mắt đen tròn mở to ấm áp luôn tỏ ra cái nhìn âu yếm. Mỗi khi có điều chi vui lòng là cô hé nụ cười tươi, cho thấy hàm răng trắng bóng đều đặn sau đôi môi đỏ thắm. Nụ cười tươi tắn ấy càng làm cho khuôn mặt cùa có trẻ trung hơn. Hàng ngày, đến lớp, cô chỉ mặc áo dài trắng. Nhìn cô trẻ như một giáo sinh mới ra trường.

Trên lớp, mỗi lần có giảng bài là chúng em ngồi chăm chú để lắng nghe. Giọng nói của cô thật trầm ấm và truyền cảm làm sao, đặc biệt là những khi cô đọc thơ hay kể chuyện. Khi giảng bài, chỗ nào chúng em chưa hiểu thật cặn kẽ, mạnh dạn hỏi, cô đều tận tình giảng lại từng li từng tí, giúp chúng em nhớ luôn bài học tại lớp, em khắc ghi mãi hình ảnh ngày đầu tiên đến lớp, cô dắt em vào tận chỗ ngồi, âu yếm dặn dò. Giờ tập viết, đã biết bao lần cô dịu dàng cầm tay chúng em và các bạn trong từng nét chữ đầu ngượng ngập trên trang giấy mới. Cũng chính cô đã đọc đi đọc lại nhiều lần để chúng em bắt chước đọc cho khỏi ngọng nghịu. Cả năm, hôm nào hết giờ học, cô cũng đưa chúng em qua hẳn bên đường rồi mới yên tâm quay về nhà.

Cô Phương Lan là cô giáo đầu tiên của em. “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”. Mai này lớn khôn, dù làm gì, sống ở đâu, em vẫn không thể nào quên được mái trường thân thuộc này, nơi có cô thầy khác nữa đã hết lòng, hết sức dìu dắt em nên người.


TK NHA

2 tháng 12 2017

thx ban

2 tháng 12 2017

a)Chúng mình đi mua sách.....hay.......để bố mẹ mua.
b)Nếu em được thực hiện một điều ước .............thì.......................
c)Không chỉ học giỏi, viết chữ rất đẹp..............mà còn...................  

2 tháng 12 2017

Câu chuyện của em như thế này: "Hôm ấy, vào ngày chủ nhật. Nắng lên cao, em cùng bố đi xem đá bóng ở sân Thống Nhất. Bước vào cửa, em nhặt được cái ví trong đó đựng toàn tiền là tiền. Những tờ giấy bạc năm trăm màu xanh xen kẽ với những tờ giấy bạc khác làm em sung sướng đến hoa cả mắt.

Vào xem đá bóng, em chẳng thấy những pha bóng đẹp nào cả, mặc dù bên tai em vẫn có những tiếng vỗ tay, tiếng la hét ầm ĩ. Cầm ví trong tay, em nghĩ với sô" tiền này em có thể mua được nhiều sách vở, quần áo đẹp, thậm chí có thể mua được một chiếc xe dạp. Em mơ hồ tưởng tượng mỗi buổi sáng đi học, em đạp trên chiếc xe màu xanh lam sẽ vun vút đi qua đám bạn cùng học đang đi bộ. Chúng nhìn em bằng con mắt thèm thuồng. Mải suy nghĩ với ý tưởng của mình, em giật mình khi thấy bố hỏi: "Đội thành phố mình đá hay quá con nhỉ!? Đáp lại lời bố, em chỉ dạ dạ cho qua mà thôi. Nhưng rồi niềm vui của em chợt lắng xuống, lòng em dấy lên những câu hỏi thắc mắc. Ai làm rớt ví đây? Người ấy bây giờ chắc lo lắm nhỉ? Mất số tiền này người ấy có buồn không? Trong em bây giờ xen lẫn giữa vui mừng và ray rứt. Nếu không trả tiền cho người mất thì em sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Còn trả lại cho người đánh mất chắc người đó sẽ vui lắm... Nhưng rồi em chợt nhớ đến -lời dạy của Bác "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là đạo đức của người học sinh. Em tự nhủ: Mình cũng phải dũng cảm lên, vì đó đâu phải của mình.

Cuối cùng em dã nói thật với bố về việc nhặt được chiếc ví, bô" xoa đầu khen em ngoan. Hết giờ đá bóng, hai bố con em đến đồn công an giao lại chiếc ví để trả lại cho người bị mất.

Chiếc ví đầy tiền trên tay em không còn nữa nhưng lòng em thấy vui vui và nhẹ nhõm. Em đã làm được một việc tốt. Em hứa sẽ cố gắng nhiều hơn để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.

2 tháng 12 2017

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hon và hơn nữa.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-long-trung-thuc-c30a19823.html#ixzz505Vz4CXk

2 tháng 12 2017

hình ảnh thầy giáo Nguyễn Tất Thành với phương pháp dạy học truyền cảm hứng, khai mở cho các em học sinh những hiểu biết về lịch sử dân tộc, tình yêu Tổ quốc, hun đúc ý chí và rèn luyện nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Tác phẩm cũng cho thấy tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ.

Giáo sư, Tiến sĩ Sử học, Nhà giáo Ưu tú Mạch Quang Thắng chia sẻ: "Nhà văn Sơn Tùng viết bằng cái tâm sáng, nhiệt thành, ngòi bút đầy cảm xúc, có sức lay động tình nhân ái... Chỉ mấy chục trang viết thôi, nhưng quả thực, nhà văn Sơn Tùng đã tái hiện được quãng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời Bác Hồ".

Sinh năm 1928 tại Diễn Châu, Nghệ An, nhà văn Sơn Tùng là tác giả của những tác phẩm về Hồ Chí Minh được bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến như: Búp sen xanh, Bông sen vàng, Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng, Tấm chân dung Bác Hồ, Bác về, Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh, Bác Hồ cầu hiền tài, Từ làng Sen…

TK MK NHA

2 tháng 12 2017

TT - Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.

jSe5Tre4.jpg

Trên đường vào Sài Gòn, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết từ tháng 9-1910 đến 2-1911 - Ảnh tư liệu

TT - Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.

Nghe đọc nội dung toàn bài:
 

Theo cha (cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc) vào Huế, người thanh niên Nguyễn Tất Thành được học Trường Quốc Học - một ngôi trường dành cho những bậc công tử và những người có tài thời ấy.

Đến năm 1909, anh lại theo cha vào Bình Định. Tại đây, anh được vào học Trường tiểu học Pháp - Việt Qui Nhơn. Một thời gian sau người cha lại bị triệu hồi về Huế. Từ đây, mới 19 tuổi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu một cuộc sống tự lập.

Được mọi người giúp đỡ, khi học xong anh không ra Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trong bức thư gửi về quê nhà cho chị Thanh và anh cả Khiêm, anh Thành tâm sự: "Em đã nhận được một chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết... Em sẽ ở đây một thời gian để rồi đi tiếp vào Sài Gòn".

Trên bục giảng, thầy Thành hết lòng truyền đạt tri thức và tư tưởng tiến bộ, gieo vào tâm trí thế hệ tương lai một nỗi niềm trăn trở về vận mệnh đất nước. Thầy dạy: "Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù. Không có chữ con người ta bé nhỏ trước tất cả và mãi mãi sẽ là vật sai khiến, vật hi sinh của bọn thống trị. Cho nên các trò phải học, học chữ để nên người, để giúp dân cứu nước".

Sxyb65xJ.jpg

Các bạn trẻ nghe nói chuyện về Bác Hồ ở Trường Dục Thanh - Ảnh: V.T.B.

Tuy không xác định ở Phan Thiết lâu dài song thầy Thành vẫn sống và làm việc hết mình với những con người nơi đây. Với học trò, thầy như người bạn tin cậy, luôn luôn giúp đỡ, ôn tồn khuyên bảo khi học trò có lỗi; khuyến khích khi học trò tiến bộ.

Những ngày nghỉ, thầy đưa học trò đi tham quan để bổ sung kiến thức về xã hội và dân tộc VN. Thầy lui tới thăm hỏi, gắn bó với bà con nông dân chân lấm tay bùn và người xung quanh. Thầy cắt tóc, tắm gội cho các em nhỏ, têm trầu giúp các cụ già... Và qua đó thầy hiểu hơn về cảnh sống cơ cực, lầm than thống khổ của đồng bào mình lúc ấy.

...Một hôm tiếng trống Trường Dục Thanh ngân vang trong sương sớm, học trò tề tựu đông đủ nhưng thầy Thành không đến. Mọi người lo lắng. Và tất cả cùng hồi hộp lắng nghe thầy hiệu trưởng đọc bức thư mà thầy Thành để lại.

Bức thư có đoạn viết: "Các trò thân yêu, thầy biết các trò rất yêu quí thầy. Nhưng thầy không thể ở lại Trường Dục Thanh lâu hơn được nữa. Thầy phải đi, đi rất xa. Ước mơ về một ngày mai nước nhà độc lập đang kêu gọi thầy dấn bước ra đi... Thầy đi xa nhưng lòng vẫn nhớ, vẫn gần các em. Thầy mong các em học giỏi, chăm ngoan, biết kính người già, nhường em nhỏ, yêu quí mọi người". Phải chăng để tránh một cuộc chia tay nặng lòng kẻ ở người đi nên thầy Thành đã lên đường đi vào Sài Gòn một cách lặng lẽ...

Và ngày 5-6-1911, chiếc tàu buôn Latusơ - Tơrơvin buông hồi còi dài chào từ biệt bến cảng Nhà Rồng mang theo người thầy giáo, người thanh niên yêu nước, người con ưu tú của dân tộc VN Nguyễn Tất Thành với tên mới: Văn Ba.

Từ người thanh niên yêu nước trở thành người thầy dạy học, người thầy cách mạng, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã sống cuộc sống người thầy đẹp đẽ như thế.