đoạn thơ sau đã sử dụng những phép tu từ nào và nêu tác dụng :
" Tôi nhìn lại , như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sộng , xanh đồng , xanh biển
Xanh trời , xanh của những ước mơ
làm hộ em với ạ chiều em nộp r
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện - Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.
Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương "vừa trắng lại vừa tròn". Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã "luôn giữ gìn khuôn phép... thất hòa" chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.
Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên "chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong... thế là đủ rồi". Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được"
Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.
"Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)
Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách chồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.
Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ "công" với nhà chồng. Đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.
Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.
Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất - vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học.
Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn "mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi", bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Nàng "tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu... phỉ nhổ". Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.
Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "thà chết trong còn hơn sống đục" với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người - của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu sống với hủ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.
Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.
Áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống.
Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.
Vậy ta nên làm gì để có được lòng khiêm tốn, rèn luyện nó thành một thói quen tốt? Trước hết chính bản thân chúng ta phải trau dồi rèn luyện những điểm mạnh của bản thân, khắc phục những điểm yếu. Quan trọng phải đối diện với chính mình mà nhìn nhận khả năng một cách khách quan nhất để không bao giờ kiêu ngạo hoặc tự ti mặc cảm trong những tình huống khác nhau. Hơn nữa trong những sự việc nhất định, phải biết nhún nhường, đè cái tôi cá nhân tự đại xuống và lắng nghe người xung quanh thật nhiều. Từ đó ta có thể tích lũy thêm càng nhiều vốn kiến thức mới từ mọi người. Đặc biệt ta không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố, bị coi là quê mùa ,lạc hậu và kém hiểu biết,… Trong cuộc sống cũng vậy, nếu chúng ta chỉ mới gặt hái được những thành công nhỏ bé đã tự đắc, ngủ quên trên chiến thắng của chính mình, nhất định sẽ đánh mất những gì mình đang có. Vậy nên con người tuyệt đối không nên kiêu ngạo, người xưa có câu:” khiêm tốn mười người thành công đến chín, kiêu ngạo thì mười người thất bại cả mười”. Bên cạnh đó, ta phê phán những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy. Hay những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ và không bao giờ chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn mình.
Khi nhìn ở một góc độ khác thì khiêm tốn là không thể hiện bản thân quá đà, không tự kiêu tự đại nhưng không có nghĩa là chúng ta trở nên hèn nhát, chỉ rụt đầu trong một ” chiếc mai rùa” để lảng tránh. Chỉ cần biết rằng, nên thể hiện đúng mực, đúng thời điểm thì bạn sẽ trở thành tâm điểm sáng chói.
Từ ngàn đời nay, khiêm tốn không chỉ là phẩm chất cần có mà nó còn thể hiện tố chất văn hóa của con người. Đức tính ấy chính là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi người trên chặng đường vươn đến thành công đầy khó khăn và gian khổ.
Khiếm tốn là sự khiêm nhường, người khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng khiêm tốn rất rõ ràng và đáng được khen ngợi. Thường thì ai khi nhận ra tài năng của bản thân hoặc được công nhận một điều gì đó hơn người thì nhất định sẽ tự hào về điều đó và không ít trường hợp dẫn đến lòng kiêu căng tự phụ. Họ đã tự đánh giá quá cao bản thân mà không biết được rằng họ đã đánh giá sai lầm về bản thân họ. Họ dễ bị những lơi khen chê mờ phán đoán, dễ trở nên khinh thường và coi nhẹ người khác. Lòng khiêm tốn có biểu hiện ngược lại, người khiêm tốn sẽ từ chối những lời khen dành cho họ và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi. Họ luôn cảm thấy mình chưa đủ sự tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hết sức vì lời khen đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất. Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào. Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửa, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực. Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng sự yêu mến từ mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê.
Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại. Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như là một trình độ văn hóa học thức cao siêu. Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Chỉ những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp. Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.
Nhưng sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành tự trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng. Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình.
a)
- Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
b)
- Để đạt được niềm khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, bạn sẽ như con thuyền lênh đênh trên biển nhưng luôn có một ngọn hải đăng sáng chói soi đường và chỉ lối bạn đi về đâu. Và phải chăng những người không có lý tưởng sống, sống cuộc sống không có một mục đích nào để theo đuổi cũng như miếng dẻ trôi trên dòng sông vô định?
a,Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.
Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Và:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc:
Không thầy đố mày làm nên.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)
Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.
Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Từ xa xưa, ông bà ta có câu “ uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về long biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “ Lòng biết ơn”.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?
Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
2. Biểu hiện của Lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
3. Tại sao phải có long biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn.
4. Mở rộng vấn đề
Có một số người hiện nay không có long biết ơn.
Vd: ăn cháo đá bát
Qua cầu rút ván
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về Lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện Lòng biết ơn.
Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.
Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.
Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.
Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.
Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.
Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.
Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn
Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành dộng cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.
Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.
Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.
Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.
ình tượng “Thanh gươm của Damocles” (sword of Damocles) nổi tiếng có nguồn gốc từ một câu chuyện ngụ ngôn cổ xưa được phổ biến bởi triết gia Roman Cicero trong một cuốn sách vào năm 45 TCN của ông mang tên Tusculanae Disputationes (Tạm dịch: Những cuộc thảo luận của người Tusculan). Phiên bản câu chuyện của Cicero tập trung vào Dionysius II, một vị vua độc tài một thời từng cai trị thành phố Sicily thuộc Syracuse ở thế kỷ thứ tư và thứ năm TCN. Mặc dù giàu có và quyền lực, Dionysius vẫn vô cùng bất an. Những luật lệ tàn bạo đã gây ra cho ông nhiều kẻ thù, và ông bị dày vò bởi nỗi lo sợ bị ám sát – đến nỗi ông phải ngủ trong một phòng ngủ được bao quanh bởi một con hào và chỉ tin cậy cho con gái giúp mình cạo râu bằng một lưỡi dao cạo.
Theo như Cicero kể, một ngày, sự bức bối của nhà vua lên đến đỉnh điểm khi một nịnh thần tên là Damocles đã tuôn ra hàng lời khen ngợi và nhận xét rằng cuộc sống của Dionysius phải hạnh phúc đến nhường nào. “Vì cuộc sống của ta làm ngươi vui thích”, Dionysius khó chịu trả lời, “ngươi có muốn tự mình nếm trải thử và xem ta may mắn đến chừng nào không?” Khi Damocles đồng ý, Dionysius đặt y lên một chiếc ngai vàng và ra lệnh cho một toán người hầu phục vụ y. Y được thiết đãi bằng những miếng thịt ngon và được tắm đẫm với nước hoa và dầu xức.
Damocles không thể tin được vận may của mình, nhưng ngay khi y bắt đầu tận hưởng cuộc sống của một vị vua, y nhận ra Dionysius đã treo một thanh gươm sắc như dao cạo trên trần nhà. Thanh gươm trỏ vào đầu Damocles, treo lơ lửng chỉ bằng một sợi lông ngựa. Từ đó về sau, sự lo sợ của viên nịnh thần về sự sống của mình khiến cho y không thể tận hưởng được sự xa hoa của các bữa tiệc hoặc sự phục dịch của đám người hầu. Sau nhiều lần lo lắng liếc nhìn về lưỡi gươm treo lủng lẳng trên đầu mình, y cầu xin được miễn thứ, nói rằng không còn muốn được may mắn như vậy nữa.
Đối với Cicero, câu chuyện của Dionysius và Damocles hàm ý rằng những người cầm quyền luôn luôn bị giày vò bởi bóng ma của sự lo lắng và cái chết, và rằng “không thể có hạnh phúc cho một người luôn phải lo sợ.” Truyện ngụ ngôn này sau này trở thành một mô típ quen thuộc trong văn học thời trung cổ, và cụm từ “thanh gươm của Damocles” hiện thường được sử dụng rộng rãi như một cách nói ẩn dụ để mô tả một mối nguy hiểm hiển hiện. Tương tự như vậy, câu nói “treo đầu sợi chỉ” (hanging by a thread) đã trở thành cách nói để chỉ một tình huống đầy nguy hiểm hoặc bấp bênh.
Một trong những trường hợp nổi tiếng mà thành ngữ này được sử dụng là vào năm 1961 trong Chiến tranh Lạnh, khi Tổng thống John F. Kennedy phát biểu trước Liên Hợp Quốc, trong đó ông nói rằng “Mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang sống dưới một thanh gươm Damocles của vũ khí hạt nhân, treo trên đầu những sợi chỉ mỏng manh nhất, có thể bị cắt đứt bất kỳ lúc nào do tai nạn, tính toán sai, hoặc sự điên rồ.” (“Every man, woman and child lives under a nuclear sword of Damocles, hanging by the slenderest of threads, capable of being cut at any moment by accident or miscalculation or by madness.”)
Ngày xưa, có một vị vua tên là Dionysius cai trị vùng Syracuse, thành phố giàu nhất ở đảo Sicil. Ông sống trong một cung điện đẹp với rất nhiều đồ đạc sang trọng và đắt tiền. Trong cung điện, lúc nào cũng có rất nhiều người hầu, sẵn sàng làm theo lệnh của ông.
Vì ông có biết bao của cải và quyền lực tối cao nên rất nhiều người ghen tị. Damocles là một người như vậy. Ông là một trong những người bạn thân của vua Dionysius và ông luôn nói với nhà vua rằng:
- Đức vua mới may mắn làm sao. Ngài có tất cả những thứ mà bất kỳ người nào cũng mong muốn. Chắc hẳn ngài phải là người hạnh phúc nhất thế giới này.
Một ngày vua Dionysius cảm thấy mệt mỏi khi nghe những lời như vậy. Ông nói:
- Ngươi thực sự nghĩ rằng ta hạnh phúc hơn bất cứ người nào sao?
- Chắc chắn là như vậy. - Damocles trả lời. - Hãy nhìn vào khối tài sản vĩ đại mà ngài sở hữu và quyền lực mà ngài nắm. Ngài chẳng có một chút mảy may lo lắng gì. Cuộc sống còn gì tuyệt hơn thế.
- Vậy ngươi có muốn đổi vị trí với ta không? - Vua Dionysius nói.
- Ồ, thần không bao giờ mơ đến điều ấy. - Damocles nói. Nhưng giá mà thần có được sự giàu có và niềm vui của ngài dù chỉ một ngày, thần sẽ hạnh phúc biết bao.
- Được, vậy thì hãy đổi vị trí cho ta một ngày.
Và ngày hôm sau, Damocles được đưa đến cung điện. Những người hầu đối xử với ông như thể ông là ông chủ của họ. Họ mặc cho ông hoàng bào và đội cho ông vương miện vàng. Ông ngồi xuống bàn tiệc và rất nhiều sơn hào hải vị được đặt trước mặt. Người ta cũng phục vụ ông những ly rượu đắt tiền, xung quanh là những loài hoa rực rỡ và âm nhạc du dương. Ông ngồi trên đệm êm và cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất thế giới.
- Ồ, thế mới là cuộc sống chứ. - Ông nói với nhà vua. - Thần chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến như vậy.
Và khi nâng cốc, ông nhìn về phía trần nhà. Một thanh gươm đang treo bằng một sợi lông đuôi ngựa và chĩa mũi nhọn vào đầu ông. Damocles cứng người lại. Nụ cười tắt trên môi và gương mặt trở nên xanh lét. Tay ông run lập cập. Ông không muốn thức ăn, rượu và âm nhạc nữa. Ông chỉ muốn rời khỏi cung điện. Ông ngồi như đóng băng trên ghế.
- Có chuyện gì vậy, bạn của ta? - Vua Dionysius hỏi. - Có vẻ như ngươi không thấy ngon miệng nữa?
- Thanh gươm. Thanh gươm. - Damocles thì thầm. - Ngài có nhìn thấy nó không?
- Tất nhiên là ta nhìn thấy. - Vua Dionysius nói. - Ta thấy nó hằng ngày. Nó luôn được treo trên đầu ta và luôn có khả năng một người nào đó cắt sợi lông đuôi ngựa. Có thể một trong những tể tướng ghen tị với quyền lực của ta và cố gắng giết ta. Hoặc có thể một người nào đó làm lan truyền những tin đồn nhảm về ta để khiến mọi người chống lại ta. Cũng có thể vương quốc bên cạnh sẽ điều quân đội cướp ngôi vua của ta. Hoặc ta có thể ra một quyết định không sáng suốt dẫn đến việc ta bị hạ bệ. Tóm lại, cuộc sống của ta không phải hoàn toàn một màu hồng.
- Vâng, thần thấy rồi. - Damocles nói. - Thần nhận thấy rằng thần đã mắc sai lầm và đức vua có rất nhiều điều phải lo lắng bên cạnh sự giàu có và nổi tiếng. Xin hãy giữ ngôi vua và cho thần trở về nhà của mình.
Và từ đó, Damocles không bao giờ muốn đổi vị trí với nhà vua nữa, dù chỉ một lát.
Câu chuyện cực kỳ hay và ý nghĩa, nó mang nhiều góc nhìn từ cuộc sống. Có thể, khi đọc xong câu chuyện, mỗi người có một bài học khác nhau dành riêng cho mình vì đâu ai có suy nghĩ giống nhau
Trong này, có các bài học qua câu chuyện:
Thứ nhất, hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác, đừng chỉ nhìn vào góc nhìn của bản thân mà quên đi suy nghĩ của người khác.
Thứ 2, dù trong thành công, cũng đừng quên những nguy cơ có thể xảy ra với mình. Mình vẫn còn nhớ đợt mình làm ăn được, giống như kiểu nhà giàu mới nói, ráng xài cho hết tiền và cuối cùng những ngày khó khăn lại đến. Những bầm dập và những sự việc xảy ra khiến mình nhớ mãi, nhưng những kinh nghiệm đó tuy đau khổ nhưng khiến mình nhớ mãi. Đúng là càng đau lại càng nhớ lâu.
Thứ 3: Hãy hài lòng với những gì mình có và đừng bao giờ ghen tị với người khác.
Thứ 4: “Thanh gươm Damocles” bây giờ vẫn được sử dụng trong văn hóa phương Tây như một ẩn dụ để nói lên thông điệp quen thuộc: quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn.
Những thanh kiếm làm nên huyền thoại thế giới
Harpē
Thanh kiếm Harpē lừng danh này xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, nơi Cronus - con trai của Uranus sử dụng nó để thiến cha mình. Món “hàng nóng” này có thể được dễ dàng nhận ra bởi lưỡi liềm cong nhô ở gần đầu lưỡi kiếm, chưa hết Perseus cũng đã sử dụng nó để chặt đầu của Medusa, một con quỷ có khả năng hóa đá người khác nếu ai đó nhìn vào những con rắn trên đầu ả.
Gram
Thanh kiếm Gram trong truyền thuyết vốn dĩ bị găm chặt vào cây Barnstokkr bởi thần Odin, một trong những vị thần có sức mạnh khủng khiếp nhất trong thần thoại Bắc Âu. Völsung đã lấy được thứ công cụ có khả năng sát thương cao này và dùng nó để đánh bại con rồng Fafnir.
Carnwennan
Carnwennan hoặc Carnwenhau (tạm dịch là “chuôi trắng”), là con dao găm của vua Arthur trong truyện kể về huyền thoại Arthur xứ sở Wales. Nó được cho là có sức mạnh ma thuật để giúp người sử dụng có thể ẩn mình trong bóng tối, ngoài ra cũng có giai thoại kể rằng vị vua này đã dùng nó để cắt đôi đầu của phù thủy Orddu.
Excalibur
Bên cạnh việc sở hữu một con dao găm vô cùng bá đạo thì vua Arthur cũng sở hữu một thanh kiếm đặc biệt không kém, đó chính là thanh Excalibur mà theo “tin đồn” là có ẩn chứa sức mạnh huyền bí bên trong, những ai sở hữu thứ công cụ tấn công người khác này sẽ có chủ quyền hợp pháp đối với Vương quốc Anh.
Tương truyền, thanh gươm này vốn được găm vào một phiến đá, chỉ những ai thực sự là vua của nước Anh mới có thể rút nó lên được và sẽ được tất cả mọi người công nhận.
Thanh kiếm của Attila
Chuyện kể rằng, chiến binh Hun huyền thoại Attila đã được ban tặng một thứ khí giới do đích thân các vị thần tạo nên, nó còn gọi là “Thanh kiếm của Attila” và sử dụng bởi các chỉ huy quân sự cấp cao trong các trận chiến. Đây cũng được xem như một biểu tượng cho sự ưu ái của Thiên Chúa.
Một trong những thanh gươm cổ xưa nhất đang được trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches (Vienna), và cũng theo truyền thuyết thì có lời đồn đại rằng nó được làm ra sau khi Attila mất đến 1.500 năm.
Pasha
Trong đạo Hindu, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của Pasha, loại công cụ phòng thân đã đi vào thần thoại và được sử dụng bởi rất nhiều vị thần với hình dáng như chiếc thòng lọng. Ganesha là một trong số đó, ngài đã dùng nó để ràng buộc và loại bỏ những kẻ cản trở, còn Yama thì trích xuất một linh hồn khỏi cơ thể sau khi chết.
Varunastra
Được tạo ra bởi Varuna, vị thần của nước và biển cả, Varunastra là một loại vũ khí trong truyền thuyết có thể xoay chuyển thành bất cứ hình dạng nào. Được làm từ nước và có khả năng sát thương cao, nó có thể giết chết ngay lập tức bất kỳ người chiến binh nào nếu không biết sử dụng đúng cách.Có lẽ những ai may mắn sở hữu nó thì cũng phải vừa mừng vừa lo cho tính mạng của mình đấy nhỉ?
Thanh gươm của Thánh Joan xứ Arc
Sử học có ghi lại rằng, người nữ anh hùng trong Chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp, Joan xứ Arc đã lãnh đạo quân đội Pháp chống lại sự xâm lược của người Anh khi chỉ mới 19 tuổi. Cô tin rằng mình là người được Chúa giao trọng trách giải phóng dân tộc mình khỏi xiềng xích bóc lột, và người dân Pháp lúc bấy giờ cũng rất tin tưởng vào điều đó.
Joan nói rằng Tổng lãnh thiên thần Michael đã chỉ cho cô vị trí để tìm thấy một thanh kiếm thánh, nó nằm ở phía sau bàn thờ của nhà thờ Saint Catherine ở Fierbois. Khi cô tìm thấy, những lớp rỉ sét đã nhanh chóng biến mất và Joan đã sử dụng thanh gươm trong cuộc chiến nhưng việc cô có dùng nó để giết chết ai không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Thời gian sau đó cô bị bắt và bị hỏa thiêu, nhưng sự hy sinh của Joan đã góp phần làm thay đổi cục diện cuộc chiến, cô đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất và được Giáo hội Công giáo phong Thánh khi tử vì đạo.
Fragarach
Thanh gươm Fragarach được sử dụng bởi Manannán mac Lir, người giám hộ của Otherworld và người lái chiếc thuyền chở linh hồn sang thế giới bên kia. Loại khí giới này có khả năng chém xuyên qua bất kỳ loại áo giáp nào, mang đến khả năng điều khiển gió cho trí nhân sở hữu và buộc bất cứ ai cũng phải nói ra sự thật khi kề nó vào cổ.
Taming Sari
Trong huyền thoại cổ xưa kể lại thì bất kỳ người nào sở hữu Taming Sari sẽ có được sự bất tử, chính vì vậy nó đã trở thành mục tiêu săn lùng của con người trong suốt hàng nghìn năm. Thanh dao găm có hình lượn sóng này đóng một vai trò quan trọng trong thần thoại Malaysia, điều ly kỳ hơn nữa là nó có thể tự phóng ra khỏi bao để bảo vệ chủ nhân của mình.
Tất nhiên, đó vẫn chỉ là một giai thoại từ thời xa xưa và ở thời kỳ hiện đại, con người đã không còn tin vào những điều viển vông ấy nữa.
Đoản kiếm Muramasa
Thanh đoản kiếm Muramasa Sengo là một loại khí giới rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Trong ký ức của người dân xứ sở hoa anh đào là lưỡi kiếm sẽ mang những phẩm chất từ chính người thợ tạo nên nó, và nếu đó là một người đàn ông điên rồ và bạo lực, Murasama sẽ trở thành một loại vũ khí có khả năng sát thương cực mạnh, một thứ công cụ giết người thực sự.
Thanh Long đao
Thanh Long đao là loại gươm được Quan Vân Trường sử dụng trong “Tam quốc diễn nghĩa”, hình dáng, kích thước cũng như cân nặng của nó đã đủ để khiến đối phương phải e dè khiếp sợ, chứ chưa nói đến nó có khả năng sát thương cực khủng. Để cầm được thanh đao này, người sử dụng hẳn phải có một sức khỏe phi thường cùng tài nghệ võ thuật thuộc hàng tuyệt đỉnh công phu.
Đây cũng là một trong những thứ huyền thoại đã tạo nên cuộc cách mạng lịch sử nhân loại, chí ít là ở những câu chuyện của La Quán Trung trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”.
Thanh kiếm lửa
Thanh kiếm lửa đã xuất hiện rất nhiều trong câu chuyện thần thoại trên khắp thế giới, điển hình là Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo. Các nhà thờ đã tuyên bố rằng một thanh gươm lửa đã được đặt ở lối vào Vườn Địa Đàng khi Adam và Eva bị trục xuất nhằm ngăn chặn họ quay trở lại.
Sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, thứ vũ khí này đã được gỡ bỏ, nhưng tại sao khi không còn vật trấn giữ nữa, nhân loại vẫn không thể quay trở về khu vườn tuyệt vời ấy? Đây là điều không ai biết cả!
Mjolnir
Chắc hẳn trong chúng ta không mấy ai xa lạ với vị thần sét – Thor, trong thần thoại Bắc Âu cùng cây búa đầy uy quyền của mình: Mjolnir. Quả thật, Hollywood đã rất tài tình trong việc đưa “thương hiệu” của Thor đến gần với công chúng hơn, nhưng công cụ giết người của ông thì chẳng mấy ai có thể nhớ tên của nó.
Món đồ này đã được tạo ra khi Loki thách thức hai người lùn Brokkr và Eitri, để họ có thể tạo ra những thứ vũ khí đẹp hơn những gì con trai của Ivaldi đã làm. Kết quả thật tuyệt vời, bất chấp sự can thiệp của Loki, mặc dù tay cầm ngắn hơn so với dự kiến ban đầu nhưng nó đã đi vào huyền thoại với tư cách là một thứ khí giới không thể bị phá hủy, và sẽ quay trở lại với Thor khi ông ném nó đi.
Gan Jiang và Mo Ye
Hoàng đế đã ra lệnh cho vợ chồng thợ rèn Gan Jiang và Mo Ye tạo ra một cặp kiếm “song sinh” trong vòng 3 tháng, tuy nhiên họ đã phải mất đến 3 năm để hoàn thành chúng. Theo một câu chuyện được đồn đại, hai vợ chồng đã phải cắt tóc và móng tay ném vào lửa, đồng thời 300 đứa trẻ phải thổi liên tục vào ống để lò cao có thể nung chảy kim loại.
Tiếp theo, Gan Jiang đã giữ thanh kiếm nam mang tên ông, và trao một thanh kiếm nữ mang tên Mo Ye cho nhà vua. Điều này khiến đấng tối cao nổi giận và ra lệnh giết ông ta. Jiang đã dự đoán trước được điều này nên đã để lại cho vợ và con trai một mảnh giấy rằng: hãy lấy thanh kiếm và thích sát Thiên hoàng để báo thù.
Trên đường đi, một sát thủ được nhà vua gửi đến đã bắt được con trai của Gan Jiang, hắn ta đã chặt đầu chàng trai và lấy thanh kiếm về cho nhà vua, nhưng sau đó vì cảm thương cho cậu bé, gã đã hạ sát đức vua trước khi tự sát.
joyeuse
Đây là thanh gươm của vị vua vĩ đại nhất nước Pháp – Frank Charlemagne (hay còn gọi là Charles Đại đế), trong quá khứ nó từng được sử dụng bởi những nhân vật nổi tiếng nhất của cố sử Tây Âu, còn hiện tại sau khi trải qua thời kỳ vinh quang của mình và tạo nên những cuộc cách mạng ở đất nước này, nó đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre.
Durendal
Những kỵ binh (paladin) hùng dũng Charlemagne của Roland đã sử dụng thanh kiếm Durendal trong các cuộc chiến và tạo nên nỗi khiếp sợ vô hình đối với binh lính đối phương. Chuyện kể rằng thứ vũ khí này được tạo thành từ một chiếc răng của Thánh Peter, tóc của Thánh Denis, một mẫu y phục của Đức Trinh nữ Maria và máu của Thánh Basil.
Nhờ “công thức chế tạo” đặc biệt này, thanh gươm đã sở hữu một sức mạnh vô cùng bá đạo, được cho là thanh kiếm sắc bén nhất từng tồn tại, thậm chí nó đã giúp Roland tiêu diệt 100.000 binh sĩ đối phương chỉ với đội quân bé nhỏ của mình.
Cũng có tin đồn ở miền Nam nước Pháp cho rằng, Roland đã ném thanh kiếm vào một vách đá ở Rocamadour, mặc dù vậy các đơn vị cung cấp tour du lịch lại nói rằng đó chỉ đơn giản là một bản sao mà thôi.
Caladbolg
Thanh kiếm huyền thoại trong lịch sử Ireland - Caladbolg thuộc sở hữu của Fergus mac Róich. Đây là loại công cụ giết người được sử dụng bằng 2 tay có khả năng sát thương rất lớn và góp phần không nhỏ vào việc xoay chuyển cục diện trên chiến trường xa xưa.
Shamshir-e Zomorrodnegār
Chúng ta sẽ bắt gặp thanh gươm Shamshir-e Zomorrodnegār trong thần thoại Ba Tư, thực chất ban đầu nó thuộc về vua Solomon. Thứ công cụ tấn công người khác này được bảo vệ bởi Fulad-zereh, một mụ phù thủy và là mẹ của một con quỷ có sừng hung dữ, mụ ta đã bảo vệ nó vô cùng cẩn thận vì chỉ có thanh kiếm này mới có thể giết chết con trai của mình.
Trong thần thoại, nếu một người nào đó bị thương bởi Shamshir-e Zomorrodnegār, vết thương chỉ có thể được điều trị bằng thuốc làm từ não của Fulad-zereh cùng với một số thứ khác.
Thuận Thiên kiếm
Người anh hùng Đất Việt lúc bấy giờ là Lê Lợi đã đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi đất nước vào năm 1418 – 1428, và thứ vũ khí mà ông sử dụng – Thuận Thiên kiếm (nghĩa là thuận theo ý trời), đã đi vào huyền thoại của dân tộc.
Tương truyền, khi sử dụng thanh kiếm này để chiến đấu, nó đã ban cho nhà vua sức mạnh của một ngàn người, và tất nhiên là nó đã làm xoay chuyển hoàn toàn cục diện của cuộc chiến. Bên cạnh tài đánh giặc giỏi, Lê Lợi còn nổi tiếng là một vị vua anh minh, người đã mang đến rất nhiều sự cách tân trong quá trình trị vì đất nước.
Sharur
Sharur có thể tạm dịch là “ngàn lần tan vỡ”, nó là công cụ tấn công người khác của thần Lưỡng Hà Ninurta và nổi tiếng với khả năng có thể bay đến bất cứ nơi nào nó muốn, ngoài ra thứ khí giới này còn có thể giao tiếp để truyền tải ý chí của thần Enlil (một vị thần đứng đầu trong tôn giáo Sumerian) đến Ninurta.
Tizona
Cùng với La Colada, Tizona là một trong hai thanh gươm huyền thoại đã đồng hành cùng người anh hùng vĩ đại nhất của Tây Ban Nha – El Cid trong rất nhiều cuộc chiến lớn nhỏ khác nhau. Và tất nhiên, vinh quang mà cây kiếm mang lại cho nhà quân sự tài ba lỗi lạc này đã mang đến cho nó một vị trí xứng đáng trong Bảo tàng Quân sự Madrid ngày nay.
Ruyi Jingu Bang
Với những ai đã từng xem bộ phim Tây Du Ký chắc chắn sẽ không thể nào quên được con khỉ Tôn Ngộ Không cùng cây Thiết Bảng của nó, đó là một loại thần khí có tên đầy đủ là Ruyi Jingu Bang.
Trong quá trình tìm kiếm cho mình một công cụ phòng thân hiệu quả, Tề Thiên Đại Thánh đã đến gặp Long Vương dưới Thủy Cung và hỏi “xin” một món vũ khí phù hợp với mình. Ông vua của đại dương vốn dĩ không ưa gì tên yêu hầu đáng ghét này nên đã “chơi đểu” khi dẫn Tôn Ngộ Không đến chỗ một cây gậy có cân nặng 7.960 kg.
Lúc đó Long Vương đã nghĩ chắc trong đầu rằng yêu hầu không thể nào nhấc nổi thứ khí giới siêu nặng này, nhưng không may là nó vẫn còn quá “nhẹ” đối với Tề Thiên Đại Thánh. Đặc biệt, khi không sử dụng, “vua khỉ” có thể biến nó nhỏ lại và cất gọn trong tai của mình.
Thanh gươm của Damocles
Damocles là một cận thần của vua Dionysius vùng Syracuse, sự giàu có của nhà vua khiến ông ta cảm thấy ghen tị, và hầu như ngày nào Damocles cũng dùng những lời lẽ hoa mỹ để ca ngợi về khối tài sản kếch xù của người đứng đầu đất nước.
Cho đến một ngày, vua Dionysius cảm thấy chán nản với những lời ca tụng đó và đề nghị cho Damocles ngồi lên ngai vàng trong một ngày, tất nhiên ông ta đồng ý ngay lập tức. Ngay hôm sau, khi đang tận hưởng quyền lực và sự giàu có, Damocles chợt nhìn lên trần và thấy một thanh gươm được treo bằng sợi lông đuôi ngựa ngay trên đỉnh đầu mình.
Cảm giác sung sướng lập tức chuyển thành sự sợ hãi tột độ, lúc này Damocles mới hiểu rằng khi ai đó ngồi lên chiếc ngai vàng này thì hằng ngày, người đó sẽ phải đối diện với những điều vô cùng đáng sợ, và những điều tiếp theo hẳn là bạn đã có thể đoán ra được rồi đúng không?
Pashupatastra
Pashupatastra là một trong những thứ vũ khí có khả năng sát thương khủng nhất trong thần thoại Hindu, nó được điều khiển bằng tâm trí, ánh mắt, lời nói và cũng có thể thay đổi hình dạng thành một cây cung. Tuy không đao to búa lớn nhưng sức mạnh của nó thì không ai sánh bằng, bởi Pashupatastra có thể hủy diệt tất cả chúng sinh và phá hủy tất cả những gì đã được tạo ra trên cõi đời.
Có thể trong hiện thực cuộc sống, những loại vũ khí như gươm, giáo... chỉ là những công cụ chiến tranh đơn thuần, nhưng trong thần thoại, chúng lại sở hữu sức mạnh khủng khiếp mà con người không thể tưởng tượng. Điều thú vị là, những tiến bộ của khoa học công nghệ đã tạo ra những loại khí giới có sức sát thương không hề thua kém, với khả năng tương tự như thần khí của thần thánh xưa kia.
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu.
Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.
Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.
Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình.
Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ.
Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.
Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hãnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.
Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm.
Bao giờ cũng vậy, mẹ luôn dành tình yêu đong đầy cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. Tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa.
Nghe ngoại kể ngày trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm. Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước.
Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai.
Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên. Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà.
Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho anh em tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.
Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui. Cô giáo nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười. Mẹ à! Con yêu mẹ.
Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Họ đến với cách mạng cũng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sổng là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào... Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!...
Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là bất tận:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng, họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ. Họ lớn lên trong những gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc.... Nhưng... họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả những bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dầu rằng mặc kệ nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn, nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay động hồn thơ, hồn người:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau... Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đầm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phái chăng sự khó khăn vất vả thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm... Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng, nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa... Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cá những người lính. Tình đồng chí:
Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tố quốc, một nụ cười ngạo nghễ yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trong gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết, vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dù đêm đầy khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ, câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:
Đầu súng trăng treo
Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
Chiến tranh ở rừng Trăng thành tri kỉ
(Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian, ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Nụ cười chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau kề vai sát cánh cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.
Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.
Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.
Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa mĩ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Phân tích bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc.
Khi nhắc đến Chính Hữu, ta thường nhắc đến một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.Tác phẩm của ông thường viết về chiến tranh và hình ảnh người lính với những ngôn từ hàm xúc, giản dị. Bài thơ "Đồng chí" là một trong những tiêu biểu và thành công nhất của ông. Bài thơ được viết và in lần đầu trên một tờ báo đại đội ở chiến khu Việt Bắc (1948), dựa trên những trải ngiệm của Chính Hữu cùng đồng chí đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp vào cơ quan đầu não của ta.
Bằng những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, bài thơ thể hiện ấn tượng hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp và tình đồng chí đồng đội thắm thiết, keo sơn giữa các anh.
Ngòi bút tài hoa của chính hữu cùng với những câu thơ tự do, giọng thủ thỉ tâm tình, ngôn ngữ giản dị, một cách tự nhiên Chính hữu đã từ từ dẫn người đọc đến với cơ sở hình thành tình đồng chí:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi ngèo đất cày sỏi đá"
Hai câu đàu với cấu trúc câu thơ song hành, thành ngữ dân gian "nước mặn đồng chua", cách nói sáng tạo từ tục ngữ "đất cày lên sỏi đá", giọng thơ thủ thỉ tâm tình gợi cảnh hai người lính đang ngồi kể cho nhau nghe về quê hương mình. Đó là những vùng quê nghèo khó, lam lũ: một người ở miền biển "nước mặn đồng chua", một người ở miền trung du "đất cày lên sỏi đá". Phải chăng chính nguồn gốc xuất thân của các anh đã làm nên bệ phóng cho tình đồng chí?
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
Đồng hoàn cảnh, chung lý tưởng đánh giặc cứu nước, các ạnh đã tham gia đội ngũ bộ đội kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc chính là nơi hội tụ trái tim những người con yêu nước, đã đưa các anh từ lạ thành quen "anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"
Có lẽ chung cuộc sống chiến đấu gian khổ bên chiến hào vì độc lập tự do của dân tộc, đã từ khi nào các anh trở thành tri kỉ của nhau :
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
Hai câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Câu thơ: "súng bên súng, đầu sát bên đầu" đã gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. Họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm. "Súng bên súng" là chung nhiệm vụ, chung hành động; "đầu sát bên đầu" là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dung các từ "sát, bên, chung" gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh "đêm rét chung chăn" là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính. Cũng sự sẻ chia ấy, Tố Hữu từng viết:
"Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Tấm chăn tuy mỏng nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội mà người lính không thể nào quên. Nó đã vun đắp lên tình đồng chí của các anh, cái tình ấy ngày một thắm thiết, càng đậm sâu. Các anh giờ đây không chỉ là tri kỉ than thiết của nhau mà đẫ trở thành những người "đồng chí".
"Đồng chí!" Là một câu đặc biệt như một bản lề khép mở: khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí và mở ra biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí. Nó như nốt nhấn trên bản đàn, buộc người đọc phải dừng lại suy nghĩ về ý nghĩa mà nó gợi ra. Đó là tiếng gọi thiêng liêng của những người có chung chí hướng lí tưởng vang lên từ sâu thẳm tâm hồn người lính. Tình đồng chí là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh của mọi tình cảm, là cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày khó khăn gian khổ. Hai tiếng "đồng chí" đơn sơ mà cảm động đến nao lòng, làm bừng sang ý nghĩa của cả đoạn thơ và bài thơ.
Mười câu thơ tiếp theo vẫn là những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, mộc mạc cho người đọc thấy được biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
Trải qua những khó khắn nơi chiến trường, tình đồng chí đã giúp các anh có được sự cảm thông, thấu hiểu nỗi lòng, tình cảm của nhau .Những lúc ngồi cận kề bên nhau, các anh đã kể cho nhau nghe chuyện quê nhà đầy bâng khuâng, thương nhớ :
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Ba câu thơ với giọng thủ thỉ tâm tình cùng những hình ảnh giản dị quen thuộc cho thấy những người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn bó với căn nhà thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ: ruộng nương gửi bạn thân cày, để mặc căn nhà trống trải đang cần người sửa mái "mặc kệ" vốn chỉ thái dộ thờ ơ vô tâm của con người, nhưng trong lời thơ của Chính Hữu lại thể hiện được sự quyết tâm của người lính khi ra đi. Các anh ra đi để lại tình yêu quê hương trrong tim mình, để nâng lên thành tình yêu Tổ quốc. Đó cũng là sự quyết tâm chung của cả dân tộc, của cả thời đại. Tuy quyết tâm ra đi nhưng trong sâu thẳm tâm hồn các anh, hình ảnh quê hương vẫn in đậm, vẫn hằn lên nỗi nhớ thân thương: "giếng nước gốc đa nhớ người ra lính". Hình ảnh hoán dụ cũng với nghệ thuật nhân hóa, Chính Hữu đã tạo ra nỗi nhớ hai chiều: quê hương - nơi có cha mẹ, dân làng luôn nhớ và đợi chờ các anh, các anh - những người lính luôn hướng về quê hương với bao tình cảm sâu nặng. Có lẽ chính nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm cho các anh sức mạnh để các anh chiến đấu dành lại độc lập cho dân tộc.
Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, các anh còn sẻ chia những thiếu thốn, gian lao và niềm vui bên chiến hào chiến đấu:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Đoạn thơ với bút pháp hiện thực, hình ảnh sóng đôi đối xứng "anh - tôi", "áo anh - quần tôi" tạo được sự gắn kết của những người đồng chí luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ bên nhau. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan "miệng cười buốt giá", bằng tình yêu thương gắn bó "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Hình ảnh "miệng cười buốt giá" gợi nụ cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Thật hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy!
Chính Hữu bằng những nét vẻ giản dị mộc mạc đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ngay giữa một hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: bức tranh người lính đứng gác giữa núi rừng biên giới trong đêm khuya:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc, chuẩn bị cho trận đánh giành thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, một đêm đã đi vào lịch sử khiến người lính không thể nào quên. Các anh phục kích chủ động chờ giặc trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: "rừng hoang sương muối"
"Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Các anh chờ giặc tới là chờ giây phút hồi hộp căng thẳng khi ranh giới của sự sống cái chết rất mong manh. Từ "chờ" đã thể hiện được tư thế chủ động của người lính trong đêm phục kích cũng là tư thế chủ động của toàn dân ta sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Khép lại bài thơ là hình ảnh tuyệt đẹp và thi vị, một phát hiện của người lính trong chính đêm phục kích của mình: "đầu súng trăng treo". Câu thơ gợi từ hiện thực: đêm về khuya, người lính đứng gác trong tư thế chủ động, súng chĩa lên trời, trăng lên cao, ánh trăng trên đầu súng khiến các anh tưởng như trăng đang treo trên đầu súng của mình. Súng là biểu tương của cuộc chiến đấu đầy gián khổ, hi sinh mà người lính đang trải qua, trăng là biểu tượng của cuộc sống hòa bình trong tương lai mà người lính đang hướng tới. Súng là biểu tượng của người chiến sĩ, trăng là biểu tượng của thi sĩ. Súng - trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và chất thi sĩ, hiện thực và lãng mạn cũng tồn tại, bổ sung tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời người chiến sĩ. Ánh trăng dường như đang ngập tràn khắp núi rừng chiến khu, trên bầu trời và chiếu cả trong làn sương huyền ảo. Tâm hồn các anh, những người chiến sĩ cũng như ánh trăng ấy nồng hậu, lấp lánh ánh sáng lạc quan, luôn hướng về một ngày mai tươi sáng.
Như vậy, "Đồng chí" giống như một lời ca nhẹ nhàng trong trẻo về tình đồng chí đồng đội. Chính Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một giai điệu mới mẻ, một bức tranh đẹp về người lính chống Pháp. Nhà thơ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên thi vị, mộc mạc, đi thẳng đến trái tim người đọc. Bên cạnh đó với những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí.
Văn chương nghệ thuật cần đến những con người biết nhìn hiện thực bằng trái tim. Chính Hữu đã đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên nhưng đồng thời cũng đặt vào bức tranh ấy một viên ngọc sấng thuần khiết nhất, đó là tình đồng chí đồng đội keo sơn thắm thiết. Để rồi khi thời gian trôi qua, tác phẩm trở thành bài ca không quên trong lòng bạn đọc.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Đó là một trong những kinh nghiệm sống thực tế mà người đời truyền lại cho con cháu đời sau. Khi đánh giá sự vật, chúng ta chú ý đến chất liệu tạo ra đồ vật. Còn khi nhận xét một con người, ông cha ta cho rằng: Cái nết đánh chết cái đẹp.
Chúng ta nhìn nhận lời nhắn nhủ này như thế nào và có ý kiến ra sao, giữa hai vấn đề “cái nết” và “cái đẹp”?
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ qua hai hình ảnh mang nội dung đối lập: “Cái nết” là nết na, phẩm cách, đức hạnh của con người, là nét đẹp về nhân cách, về tâm hồn. Nét đẹp đó không phơi bày một cách hào nhoáng, mà ẩn kín bên trong. Còn “cái đẹp” là vẻ rực rỡ hấp dẫn quyến rũ bề ngoài. Chúng ta có thể hiếu đó là vẻ bóng bẩy bên ngoài.
Câu tục ngữ cho rằng: tư cách, phẩm chất đạo đức có sức mạnh “đánh chết”, tiêu diệt hình thức lòe loẹt phô trương bên ngoài. Tư cách của con người có giá trị bền vững, dài lâu hơn vẻ đẹp son phấn, màu mè bên ngoài. Cũng như chất liệu tạo ra đồ vật có giá trị cao hơn lớp nước sơn, bao bì che bọc bên ngoài. Như vậy, lời tục ngữ ấy đề cao, coi trọng tư cách, phẩm chất hơn dáng vẻ bảnh bao bên ngoài. Cũng ca ngợi đức độ con người, ca dao xưa có câu:
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để dời về sau.
Người xưa khuyên chúng ta “trồng cây đức” có nghĩa là ra công, cố sức rèn luyện tư cách luôn đàng hoàng, đứng đắn.
Trở lại vấn đề, câu tục ngữ khẳng định phẩm giá con người tồn tại vĩnh viễn còn vẻ hào nhoáng bóng bẩy bề ngoài sẽ bị tiêu diệt. Đó là suy nghĩ đúng. Bởi vì con người được quý mến là do họ có tư cách. Họ quan hệ đối xử hòa nhã với người chung quanh. Họ không làm điều gì có hại đến tính mạng, tài sản của kẻ khác. Ngược lại, những kẻ mất tư cách, kém đạo đức, thường gây tai họa cho người lân cận. Khi câu tục ngữ khẳng định “cái nết đánh chết cái đẹp” thì cái đẹp đang hấp hối kia chính là cái xấu đội lốt cái đẹp. Cái đẹp giả tạo phù du không thề tồn tại mãi với thời gian. Cái đẹp hình thức đó không thể chống chọi lại cái nết cao cả, vĩnh cửu. Vì muốn có được cái nết cao đẹp, con người phải khổ luyện, tập tành bền lâu, dai dẳng, kiên trì mới có được. Còn cái đẹp bề ngoài chỉ cần vật chất, tiền tài, trong phút chốc có thể tạo nên. Muốn có mái tốc uốn cong, trang sức đẹp dẽ phục vụ dạ hội, người ta vào tiệm uốn tóc trong thời gian ngắn. Nhưng muôn có được mái tóc dài óng ả mượt mà, ta phải dưỡng mái tóc mấy năm trời. Bảo vệ cái nết, tôn vinh đạo đức, tục ngữ có câu:
Có đức mặc sức mà ăn.
Cái đức vĩnh viễn “ăn” mãi vẫn còn, đó là cái “nết” quý báu cua con người. Tuy nhiên, coi trọng cái nết mà loại trừ, lánh xa cái đẹp là điều làm chúng ta cảm thấy băn khoăn, vì chưa thỏa đáng. Một người hoàn thiện phải hội đủ hai phần: phẩm chất, tư cách, đạo đức và dáng vẻ hình thức bên ngoài. Cái đẹp bên trong và dáng dấp bề ngoài phải hài hòa, gắn bó nhau. Người có tư cách đàng hoàng không thể ăn mặc xốc xếch, nói năng cộc cằn. Cũng như một món hàng chất lượng cao thì phải được chế tạo bởi chất liệu tốt và được đóng gói trong bao bì có màu sắc đẹp, kiểu dáng tinh tế. Vì vậy, con người mới dùng kem, phấn làm đẹp dung nhan, trang trí nội thất làm đẹp phòng họp, phòng khách. Những chậu hoa, bức màn màu sắc rực rở để làm đẹp mỏi trường sống. Như vậy con người cũng nên để cho “cái đẹp” được sống mãi với thời gian. Khi người đời nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” thì họ cũng công nhận cái đẹp cũng cần thiết cho con người lắm. Hình thức cũng góp phần làm hoàn chinh nội dung. Cái đẹp cũng làm cho cái nết tồn tại dài lâu, lại có giá trị cao.
Câu tục ngữ có tác dụng giáo dục người đời cố công rèn luyện tư cách phẩm chất. Đó là căn bản, nguồn gốc hình thành con người toàn diện. Do vậy, khi còn nhỏ được cắp sách đến trường lớp, được ở bên cạnh mẹ cha, chúng ta kiên trì rèn luyện tư cách phẩm chất. Trước hết chúng ta phải là trò ngoan, con thảo hiền, bạn thân thiết hòa nhã. Trong lớp, chúng ta chăm chỉ học tập, sẵn sàng giúp bạn, đoàn kết trong học tập, công tác. Quan hệ chân thành với các bạn trong lớp, trong trường. Ở nhà, chúng ta luôn vâng lời dạy bảo của mẹ cha, anh, chị. Đối với hàng xóm, láng giềng thì thật thà, trung thực. Chúng ta có ý thức và thực hiện đúng câu:
Tiên học lễ, hậu học văn.
Nghĩa là chúng ta luôn lắng nghe lời khuyên dạy về đạo đức, nhân cách của các bậc thầy cô. Mai sau trưởng thành được gia nhập cuộc sống cộng đồng, chúng ta sẽ là người có phẩm chất đạo đức tốt. Chúng ta sẽ được xã hội phân công công việc hợp khả năng, góp phần làm giàu cuộc sống chung. Bác Hồ có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”. Để không bị rơi vào loại người “vô dụng”, chúng ta cần bồi dưỡng, rèn luyện tư cách đạo đức đế trở thành con người vừa có tài, vừa có đức. Con người là vậy. Còn đồ vật cũng thế. Nếu một món hàng được chế tạo bằng chất liệu tốt thì phải được dặt trong bao bì đẹp mới đủ sức hấp dẫn khách hàng.
Câu tục ngữ cô đọng, chỉ có sáu tiếng, nhưng đằng sau nó là một kinh nghiệm sống thực tế. Phẩm chất tư cách là cái gốc hình thành một con người, và dáng vẻ bề ngoài cũng góp phần cấu tạo hoàn chỉnh một con người. Người xưa nói “cái nết na” tiêu diệt “cái đẹp” khi cái đẹp đó là cái đẹp phù phiếm, giả tạo. Cái đẹp chân chính, cái đẹp đích thực hỗ trợ cho cái nết được hoàn chỉnh, thì cái đẹp ấy rất đáng nâng niu, gìn giữ. Tuy nhiên, con người cũng đừng bao giờ để cái vẻ hào nhoáng rực rỡ bên ngoài cám dỗ rồi đánh mất cái giá trị đạo đức làm người.
Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"
Bài làm
Nói về nhan sắc và đức hạnh trong mối quan hệ của con người, nhân dân ta có câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Chúng ta cần hiểu và quan niệm thế nào cho đúng về câu tục ngữ trên? Bằng hình thức nhân hóa, câu lục ngữ khẳng định "Cái nết đánh chết cái đẹp". "Cái nết" là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. "Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người. Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người. Người vô đạo đức là con người không có nhân cách. Đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc. Nội dung là cơ bản, nội dung quyết định hình thức. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Con người được biểu hiện ở hai mặt: tâm hồn và dung nhan. Dung nhan là ngoại hình, diện mạo, thể chất, nhan sắc,… Có người đẹp tâm hồn. Có người nhan sắc đẹp. Có người vừa đẹp nết vừa đẹp người. Con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu, nghĩa là lười biếng, thô lỗ, tục tằn trong giao tiếp, ích kỉ, tham lam, bất hiếu với cha mẹ, bất nghĩa với nhân dân, v.v… thì tất sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh. Sắc đẹp của hạng người ấy chẳng mang lại danh giá vì ác thay "Cái nết đánh chết cái đẹp". Ngược lại, nếu một người không có sắc đẹp nhưng lại có đạo đức tốt, nhan cách đẹp tất sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy. Đồ vật cũng vậy, hình thức choáng lộn bên ngoài không thể nào che đậy được thực chất bên trong. Giá trị sử dụng của đồ vật là ở sự lâu bền, tiện lợi, tính hiệu quả của nó đối với cuộc sống của con người, đâu phải ở chỗ nước sơn, nước mạ bóng lộn. Qua đó ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Câu tục ngữ trên còn chứa đựng một triết lí sâu sắc: Nội dung quyết định hình thức, nội dung quan trọng hơn hình thức. Vì thế nhân dân ta mới có câu tục ngữ tương tự: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" hoặc: "Tốt danh hơn lành áo" Điều đó nói lên đầu óc thực tế của con người Việt Nam. Nhân dân ta rất biết thưởng thức cái đẹp, nhưng nếu chỉ là cái đẹp bề ngoài mà nội dung không ra gì thì họ rất ghét, chẳng ưa chuộng gì. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu câu tục ngữ trên một cách biện chứng: trong "cái đẹp" đã bao hàm "cái nết", bao hàm tư tưởng, tình cảm, trí tuệ "đẹp" của con người Các cuộc thi hoa hậu ở nước ta trong những năm qua, những hoa hậu, á hậu, những hoa khôi "nổi danh tài sắc" Bắc Nam là những cô gái có hình thể đẹp, nhan sắc đẹp, trí tuệ và đức hạnh đẹp, tiêu biểu cho sắc đẹp Việt Nam: kiều diễm, duyên dáng. Vì thế, một thanh niên điển trai đức độ, một thiếu nữ sắc nước hương trời nết na ... là mẫu người lí tưởng của xã hội. Cái nết, cái đẹp của người học sinh là vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, là đức trí, thể, mĩ được biểu hiện ở gương mặt sáng ngời, thể lực tốt, chăm học, chăm làm ngoan ngoãn, Lễ phép, biết kính thầy mến bạn, giàu tình thương và nhiều mơ ước. Tâm hồn đẹp, trí tuệ đẹp, nhan sắc đẹp là cái đẹp hoàn thiện đáng yêu và trân trọng. Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" cho ta một bài học sâu sắc về trau dồi đạo đức, nhân cách. Nó chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Gia đình ta, mái trường ta, đất nước ta cần có nhiều người đẹp như Bác Hồ đã nói: "Mỗi người tổt là một bông hoa đẹp. Đất nước ta là cả một vườn hoa đẹp"
- So sánh, cho thấy cái nhìn trong trẻo, hồn nhiên của con người
- Liệt kê: xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển, xanh trời, xanh ước mơ cho thấy sự tươi đẹp của quê hương đất nước. Đất nước ấy là nơi khởi nguồn, chắp cánh ước mơ.
cục ... cục ... cục ????