hãy tả một người thân của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Anh Dũng là con trai yêu quý của bác Hải.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Kĩ thuật Quân sự, anh Dũng ra công tác ở quần đảo Trường Sa với quân hàm Thiếu uý. Sau hai năm công tác ở đảo, anh được thăng quân hàm Trung uý, được về phép ba tuần. Anh sang nhà em chơi, biếu bố mẹ em một cân cá khô, món quà biển của lính đảo. Anh cho em một vỏ ốc biển bảy màu, rất đẹp.
Anh Dũng cao 1,7 mét, nặng 75 kg. Anh to khoẻ và hùng dũng. Cặp mắt anh sáng ngời, ngực nở, chân tay rắn chắc, màu da rám nắng như sơn mài. Anh bảo lính đảo phải khoẻ mới đương đầu được với sóng gió đại dương. Anh kể bao chuyện vui và lạ ở trên đảo: Có những con vích to và nặng hai, ba tạ; có những đàn chim vài nghìn con bay rợp trời; rồi chuyện đi tuần tra, đi câu cá, trồng rau xanh, đọc sách báo, gói bánh chưng trong dịp Tết...
Đời lính đảo thật gian khổ và đáng tự hào. Chiều nay, em đi học về, mẹ cho biết anh Dũng đã ra đảo rồi, em nhớ anh nhiều quá..
Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.
Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán trong các cửa hang.
Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.
Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!
Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “long mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười dỏ chói trên bảng vở.
Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.
Buổi sáng chủ nhật., em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.
Chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ
Nha Trang, ngày 05 tháng 12 năm 2011
Các chú bộ đội chiến sĩ Trường Sa kính mến!Từ thành phố Nha Trang thân thiện và mến khách, cháu là Trần Khánh Hòa – học sinh Trường THCS Thái Nguyên. Hôm nay cháu viết thư này nhằm gửi đến các chú những tình cảm chân thành tự sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu và đặc biệt là gửi đến các chú những lời chúc sức khỏe, mong các chú thật khỏe mạnh để cầm chắc tay súng bảo vệ một phần máu thịt của quê hương, đất nước.
Theo chúng cháu được biết, hiện nay các chú rất vất vả và căng thẳng đối với việc bảo vệ vùng biển đảo Tổ Quốc. Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi, quanh năm chập chùng sóng vỗ ấy, chúng cháu biết các chú phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn: sự khắc nghiệt khí hậu, sự thiếu thốn về vật chất tinh thần, sự cô đơn buồn bã giữa đêm khuya thanh vắng….rất nhiều và rất nhiều, vì lẽ đó chúng cháu rất cảm phục, ngưỡng mộ sự hi sinh thầm lặng của các chú - những người con của tổ Quốc. Từ sự cảm phục đó, từ nơi hậu phương đất liền của chúng cháu đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực để thi đua cùng các chú như thi đua học tốt đạt nhiều điểm mười tặng các cô chú, ở các buổi chào cờ thì chúng cháu được nghe thầy cô giáo nói về ý nghĩa ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, được tìm hiểu về chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo Trường Sa, chúng cháu được nghe về các chiến công của Quân Đội nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng….Và trường chúng cháu cũng đã phát động nhiều phong trào như quyên góp quỹ ủng hộ vì Trường Sa, quyên góp mua máy rađio, mua ti vi, mua đàn ghitar, mua banh bóng chuyền …để gửi tặng các chú phần nào làm cho mọi người vơi đi nỗi nhớ đất liền.
Các chú kính mến! Ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy, bốn bề vây quanh là nước, các chú có buồn không? Sau một ngày vất vả, gian lao với những nhiệm vụ thì khi màn đêm buông xuống, các chú có lẽ rất nhớ nhà, nhớ người mẹ từng ngày mong con, nhớ người vợ với nỗi nhớ chồng không nguôi, nhớ con thơ từng ngày đợi cha,…Nhưng chúng cháu thật khâm phục khi các chú đã kiên cường vượt qua tất cả những điều đó vì sứ mạng thiêng liêng của Tổ qốc đã giao cho. Các chú đã hãy yên tâm về nơi hậu phương này, vì ở đây mọi người luôn cố gắng sống và làm việc thật tốt để các chú vững tâm thực hiện nhiệm vụ, mọi người ở đất liền luôn hướng về vùng đất Anh hùng – nơi các chú đang làm việc vì sự bình yên của Tổ quốc. Chúng cháu ước ao một ngày nào đó sẽ được đặt chân đến vùng đất thiêng liêng này, được thực hiện sứ mạng vinh quang ấy … Và bây giờ chúng cháu thật thấm thía những lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên và đó ắt hẳn cũng là nỗi lòng của các chú:
“Ôi Tổ Quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
Cuối cùng cháu đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các chú ngàn lời yêu thương, mong các chú thật khỏe mạnh để giữ vững tay súng bảo vệ, vùng trời Tổ Quốc … chúc các chú hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua các chú, cháu và các bạn gửi lời thăm các bạn học sinh đang sinh sống và học tập trên đảo Trường Sa xa xôi, những công dân đặc biệt của tổ quốc Việt Nam .
Cháu mong thư các chú và các bạn học sinh trên Đảo!
Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống lúa ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt.
Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Năm nay, mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi. Với dáng người cao cao, làn da ngăm đen nên trông mẹ có vẻ rắn chắc. Mẹ thường mặc những bộ quần áo sẫm màu, tóc búi cao. Ây vậy mà trông mẹ rất đẹp. Mẹ đẹp một cách giản dị, tự nhiên. Nổi bật trên khuôn mặt của mẹ là cặp mắt đen, long lanh và dịu hiền. Đôi mắt ấy thường ánh lên những nét tươi vui, ấm áp. Mỗi khi mẹ mỉm cười, hàm răng trắng nõn nà hiện ra, chiếc răng khểnh đã tăng thêm phần duyên dáng của mẹ. Trong mắt tôi, mẹ là người đẹp nhất.
Mẹ rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc con cái. Dù bận rộn công việc ở cơ quan nhưng mẹ luôn dành thời gian chăm lo gia đình, nhắc nhở tôi học tập. Mẹ rất vui khi tôi học hành tấn tới. Những lần tôi mắc khuyết điểm, mẹ ân cần chỉ bảo chỗ sai để tôi khắc phục, sửa lỗi. Không chỉ có thế, mẹ tôi là người luôn khoan dung, độ lượng, sống cởi mở và luôn quan tâm đến tất cả mọi người. Đặc biệt, mẹ rất quan tâm đến người nghèo khó. ơ cơ quan, mẹ luôn hoà nhã với đồng nghiệp, săn sàng giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn, ơ nhà, mẹ quan tâm đến từng miếng ăn giấc ngủ của mọi thành viên trong gia đình. Những bữa cơm ngon lành nhờ tay mẹ nấu. Đúng như lời ca từ tuổi mẫu giáo mà tôi thường hát:
Cơm con ăn tay mẹ nấu
Nước con uống tay mẹ đun
Trời nắng nóng, gió từ tay mẹ...
Công việc bề bộn là thế nhưng mẹ không bao giờ phiền lòng. Mẹ chỉ mong tôi ăn khỏe ngon, ngủ ngon, học hành tiến bộ, mong gia đình êm ấm, trên thuận dưới hoà... Mẹ mong hạnh phúc đến cho mọi người thì nhiều nhưng mong cho mẹ chẳng bao nhiêu. Mẹ tôi là người thật tuyệt vời.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, bây giờ tôi đã cao gần bằng mẹ. Mẹ tôi mỗi ngày một già đi. Đúng như lời thơ của Trương Nam Hương:
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho tôi ngày một thêm cao...
Mẹ là “Tổ quốc” của riêng tôi! Mỗi lần nghĩ về mẹ, lòng tôi lại dâng lên những tình cảm thiêng liêng nhất. Tôi thầm biết ơn mẹ. Tôi nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại tình cảm to lớn của mẹ. Tôi mong rằng mẹ sẽ sống mãi bên tôi, là chỗ dựa vững chắc cho tôi.
chúc bn hok tốt!k cho mk nha!