K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2

        Là dòng dõi của Tiên Rồng
Nhân dân Đồng Tháp ta không biết quỳ

  "Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" câu ca dao ấy đã nói lên nỗi vất vả của những người nông dân. Họ là những con người lao động chân lấm tay bùn, cần cù làm việc để mang đến cho đời những sản vật quý của thiên nhiên. Từ thuở còn dựng nước, nhân dân ta đã biết gieo lúa, trồng cây, dựa vào nghề làm nông để có lương thực, phát triển, xây dựng đất nước. Đất nước ta đi lên phát triển cũng nhờ đôi bàn tay chai sần của những người nông dân. Họ đã "bán mặt cho đất/bán lưng cho trời", "đầu tắt mặt tối", đã đổ mồ hôi, công sức để chăm bón cho cây được lớn, năng suất cao, từ đó nhân dân ta có cái ăn, đất nước ta ngày càng phát triển. Vì vậy, mỗi chúng ta, hãy biết trân trọng những vất vả, gian lao của những người nông dân, nâng niu những thành quả lao động của họ vì nhờ có họ, chúng ta mới được no ấm ngày hôm nay.

22 tháng 2

Tham khảo:

a. Các đề bài trên chia làm hai loại :

       + Đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... (đề 1, 2, 3, 5, 6, 8).

 

       + Đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

b. Yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị :

       + Phân tích : phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh... để từ đó đi đến nhận định về đối tượng, nghiêng về nghị luận.

       + Cảm nhận: nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.

       + Suy nghĩ : nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.

   - Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Câu 2:

Cách tổ chức, triển khai luận điểm

a. – Phần Thân bài của văn bản : “Nhà thơ đã viết về ... thành thực của Tế Hanh”.

   - Nhận xét của người viết trong phần Thân bài : cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lắng sâu của Tế Hanh.

   - Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt theo từng luận điểm từ khái quát đến chi tiết, những hình ảnh nổi bật. Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Thân bài phân tích làm rõ nhận định ở Mở bài, từ các luận điểm ở Thân bài dẫn đến kết luận ở Kết bài.

b. Văn bản có tính thuyết phục và hấp dẫn :

       + Bố cục mạch lạc, sáng rõ. Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

       + Người viết trình bảy cảm nghĩ bằng cả lòng yêu mến và rung cảm chân thành.

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

   - Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).

   - Tìm ý: Nội dung cảm xúc chung của bài thơ Sang thu là gì? Nội dung của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?

   - Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.

b. Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

   - Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng : bỗng, hình như.

   - Cảm nhận tinh tế về dấu hiệu mùa thu : hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, sông nước, chim, mây, nắng, mưa, sấm.

   - Hình ảnh thơ độc đáo và từ ngữ giàu sức gợi cảm.

22 tháng 2

 Người ăn xin là một truyện ngắn thành công của Tuốc - ghê - nhép. Với một cốt truyện nhẹ nhàng nhưng mang tính giáo dục cao, câu chuyện đã gửi gắm cho người đọc rất nhiều những điều ý nghĩa về cuộc sống. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật tôi, một chàng thanh niên tuy ít tuổi nhưng rất giàu lòng nhân ái, biết đối nhân xử thế.

    Người ăn xin có một cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh nhân vật tôi và người ăn xin. Họ tình cờ gặp nhau trên đường, người ăn xin chìa tay xin tôi một chút gì đó. Tuy không có gì trong tay nhưng nhân vật tôi đã thật tử tế nắm lấy đôi tay người ăn xin và tặng ông những tình cảm thật ấm áp chân thành. Cốt truyện đơn giản, xoay quanh hai nhân vật và một tình huống đời thường, song cần đó cũng để để các nhân vật bộc lộ những nét phẩm chất và tính cách của mình.

   Nhân vật tôi gây ấn tượng với người đọc bởi một trái tim rất ấm áp, chân thành. Khi chứng kiến tình cảnh của ông lão tay run run và đôi mắt đỏ hoe, tôi đã động lòng trắc ẩn. Sự nhân hậu, chân thành đã khiến tôi phải trăn trở trước hoàn cảnh éo le của ông lão ăn xin đáng thương. Tôi lục lọi khắp các túi để tìm kiếm chút gì đó cho ông lão nhưng không có gì. Cuối cùng tôi đã đáp lại ông lão bằng một cái nắm tay thật chặt “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”. Đúng nhân vật tôi đã không có gì để cho ông lão nhưng kỳ thực tôi đã cho ông lão rất nhiều. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, là trái tim ấm áp giúp ông lão vơi bớt những nỗi bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc đời mình. Ngần ấy thôi cũng đã rất đủ trước xã hội đang thiếu vắng tình người.

    Nhân vật tôi được khắc họa qua người kể chuyện ngôi thứ nhất. Với người kể chuyện này tác phẩm trở nên chân thật hơn, đáng tin hơn. Nhân vật - nhà văn - người kể chuyện đồng hiện làm một, từ đó cũng dễ dàng bộc lộ, đánh giá, nhận xét những thứ xung quanh mình. Tình tiết truyện nhẹ nhàng nhưng lại rất giàu ý nghĩa, từ đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về nhân vật và những ý đồ nghệ thuật được tác giả gửi gắm.

    Dù là một mẩu truyện rất ngắn song “Người ăn xin” của Tuốc - ghê - nhép vẫn xây dựng thành công nhân vật tôi. Qua nhân vật này tác giả nhắn nhủ con người trong cuộc sống này hãy luôn tin yêu và dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất.

22 tháng 2
  1. Việc uống nước nhớ nguồn không chỉ đề cao tinh thần biết ơn mà còn nhấn mạnh vào việc giữ gìn và trân trọng những nguồn tài nguyên quý báu mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta.

  2. Câu nói "Học, học nữa, học mãi" của Lê Nin thể hiện tầm quan trọng của việc học tập và không ngừng rèn luyện kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.