K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2024

Dàn ý đoạn văn:

Mở đoạn:

- Giới thiệu thời gian vào năm em học lớp mấy, dẫn dắt tình huống tạo kỉ niệm đẹp với Thầy/ Cô giáo.

+ Ví dụ ngày lễ 20/10, ngày sinh nhật Thầy/ Cô giáo,...

Thân đoạn:

- Buổi sáng ngày xảy ra kỉ niệm ấy bầu trời, cảnh vật, cây cối, không khí xung quanh như thế nào, mọi người có những hoạt động ra sao?,...

- Thời gian cụ thể xảy ra kỉ niệm ấy, địa điểm xảy ra, hoàn cảnh và có những nhân vật: bạn bè trong lớp, Giáo Viên đang làm gì,..

- Mở đầu kỉ niệm là những hoạt động, không khí như thế nào. Trong khi diễn ra kỉ niệm đẹp ấy: hành động của bạn bè, Giáo Viên là gì.

+ Cảm xúc của mọi người khi ấy như thế nào: hành động thể hiện cảm xúc, xúc động, hân hoan, vui mừng, .... 

+ Kết thúc kỉ niệm, hành động và cảm xúc của mọi người thể hiện ra sao: có thể kể lời hứa hẹn, lời cảm ơn của các bạn dành cho Thầy/ Cô giáo,...

- Bày tỏ cảm xúc của em về kỉ niệm này.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại sự ý nghĩa của kỉ niệm, sự trân trọng kỉ niệm này và bày tỏ cảm xúc yêu quý của em với Thầy/ Cô giáo - người lái đò cần mẫn..

  Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: MUỐI TO, MUỐI BÉ Hạt muối Bé nói với hạt muối To: Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt: Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo...
Đọc tiếp
 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

MUỐI TO, MUỐI BÉ

Hạt muối Bé nói với hạt muối To:

Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Muối To trố mắt:

Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm

Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể:

- Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác

Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan câu 1 : nhân vật chính trong câu truyện là ai, nó có đặc điểm gì trong cuộc sống câu 2 : trước việc hòa tan vào đại dương tại sao muối to cho đó là ''dại'',còn muối bé cho đó là ''tuyệt lắm''

2
1 tháng 7 2024

Câu 1: 

Hai nhân vật chính trong câu chuyện là : Muối To và Muối Bé

Câu 2 :

Muối To cho rằng việc hòa mình vào đại dương là " dại " vì Muối To nghĩ rằng khi hòa mình vào đại dương sẽ trở thành một giọt nước biển tầm thường, Muối To sợ sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách nên đã không dám hòa mình vào đại dương

Muối Bé cho rằng việc hòa mình vào đại dương " tuyệt lắm " vì Muối Bé đã dũng cảm vượt qua sợ hãi hòa mình vào đại dương và được thử rất nhiếu trải nghiệm mới mẻ, vui sướng và Muối Bé cảm thấy mình có ích khi có thể biến thành mưa và giúp Trái Đất thêm xanh tươi.

1 tháng 7 2024

câu 1 :

2 nhân vật chính trong chuyện là muối to và muối bé , muối bé đại diện cho những người thích thử thách , dám sống một cách mới mẻ. CÒn muối to đại diện cho kiểu người không dám thử thách , sống một cách bảo thủ .

Câu 2:

 Trước sự hòa tan vào đại dương , muối to cho đó là ''dại '' vì sợ sẽ đánh mất chính mình , nó không dám sống 1 cuộc đời mới vì sợ có nhiều thách thức. CÒn muối bé cho là '' tuyệt lắm'' vì nó đã có những trải nghiệm mới mẻ khi hòa mình vào đại dương . Muối bé cảm thấy mk đã sống một cuộc đời có ích , sống có ý nghĩa với đời .

 

2 tháng 7 2024

Cặp từ trái nghĩa có trong bài:

- Dẻo thơm - đắng cay

Tác dụng: cách sử dụng đối nghĩa các từ trong câu giúp nhấn mạnh nội dung tác giả thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng sức lao động của người dân để làm ra những hạt gạo dẻo thơm - miếng ăn đã phải chịu nhiều sự cực khổ. Đồng thời câu thơ thêm đặc sắc giá trị gợi hình, dụng từ, giá trị hình ảnh tăng sức diễn đạt hấp dẫn đọc giả.

1 tháng 7 2024

Dẻo thơm - Đắng cay 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:           “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

          “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc,  thần  thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.   

          Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.

   [...]

          Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

      Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.   

                                                                               (Trích truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên) 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 2: Lạc Long Quân đã có những hành động nào để giúp dân?

Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?

Câu 4: Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy nguồn gốc cao quý của dân tộc?

3
1 tháng 7 2024

Câu 1: PTBĐ: tự sự

Câu 2: - Diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân

1 tháng 7 2024

Câu 2. - dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở

Câu 3. - Lời kể từ ở đoạn 3

Nhân xét: hiện nay nhân dân vẫn luôn nhớ và thờ cúng 18 vị vua Hùng. Việc tác giả nhắc đến điều này giúp chúng ta có thêm cơ sở. Thêm vào đó, việc nêu rõ địa điểm sẽ khiến nhiều người tin hơn.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:      “Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     “Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

     Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lũ dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”

(Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh- Theo Huỳnh Lý)

 

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 2: Vì sao văn bản được xếp theo thể loại truyền thuyết?

Câu 3: Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho

Câu 4: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì?

0
30 tháng 6 2024

Gan vàng dạ sắt nhé. A là về tình yêu thương gia đình, C là cgi í mik ko nhớ lắm, còn D là về liêm sỉ hay sao á

 

30 tháng 6 2024

Gan vàng dạ sắt

30 tháng 6 2024

Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỉ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha. Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…” - Đó là những lời ca trong bài hát “Mong ước kỉ niệm xưa” gợi nhắc cho mỗi người về kỉ niệm của tuổi học trò.

30 tháng 6 2024

Văn bản này viết về đề tài cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong con gió lạnh đầu mùa.