cho minh bài này bao giờ bán được 1 tỉ gói mè vậy bạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Áp suất của nước ở đáy thùng là: \(p=d.h=10000.8=80000N/m^2\)
Áp suất của nước ở điểm A cách đáy thùng 40dm là: \(p_A=d.h_A=\left(8-4\right).10000=40000N/m^2\)
Vận tốc trên quãng đường đầu là: \(v_1=\frac{s_1}{t_1}=\frac{120}{30}=4m/s\)
Vận tốc trên quãng đường sau là: \(v_2=\frac{s_2}{t_2}=\frac{30}{30}=1m/s\)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Xong hành cùng công ơn to lớn của cha, luôn là sự hi sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con cái. Bởi thế tình mẫu tử được coi là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Thế nhưng trong thời đại xã hội phát triển ngày nay, nhiều người đã vô tình đánh mất đi tình cảm cao quý đó mà không thể lấy lại được. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện tôn vinh, đề cao tình cảm này và “người đi săn và con vượn” là một tác phẩm như thế. Mượn hành động của vượn mẹ dành cho vượn con, trong lúc gặp khó khăn. Qua đó câu chuyện đã đánh thức mỗi chúng ta về tình yêu thương của người mẹ dành cho con cái, to lớn đến mức không gì đo đếm được.
Thật vậy, chuyện kể về một người thợ săn, có người săn bắn rất tài, con thú nào gặp phải bác ta thì coi như là tận số. “Một hôm Bác đi săn thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá, Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ, vườn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên, rồi lại nhìn bác thợ săn bằng đôi mắt căm thù, tay không rời con. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con nằm xuống, vội vơ vội nắm bùi ngùi gối lên người con, rồi hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó vượt mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên hét lên thật to rồi ngã xuống, người thợ săn đứng lặng hai giọt nước mắt lăn trên má. Bác cắn môi và bẻ gãy nỏ rồi quay về, từ đó bác không bao giờ đi săn nữa.
Câu chuyện đã rút ra cho ta bài học đạo lý về tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, ngay cả ở trong những loài động vật mà ta cứ nghĩ chúng chỉ sống theo bản năng. Trước hết ta hiểu tình mẫu tử là tình cảm mà mẹ dành cho con, Mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau vất vả, khó nhọc để ta có mặt trên đời. Lòng mẹ bao dung, nhân hậu, ôm ấp con qua từng năm tháng, mẹ luôn là người không bao giờ từ bỏ ta. Nếu tất cả mọi người quay lưng lại với ta, mẹ luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, tình cảm yêu thương nhất, với hi vọng ta sẽ luôn khôn lớn thành người. Tóm lại, sự hy sinh của mẹ dành cho con bao la, vô bờ bến, không quản gian khó, nhọc nhằn nhưng lại không bao giờ kể công, đòi với con cái phải đáp trả. Hạnh phúc của mẹ là được thấy con mình trưởng thành, sống vui tươi. Giống như vượn mẹ trong câu chuyện kia, cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn luôn một lòng lo nghĩ cho con, sợ con thức giấc, sợ con đói mà vắt sữa để lại cho con. Sự ra đi của vượn mẹ đau đớn nhất không phải là nỗi đau về thể xác, mà lại là nỗi đau về tinh thần, bởi vì vượn mẹ chết rồi thì sẽ không có ai chăm lo, nuôi dưỡng vượn con nữa, chút hơi thở cuối cùng cũng là dành cho con, làm tất cả những gì có thể làm với hi vọng con có thể tiếp tục sống tốt “vơ nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to vắt sữa vào và đặt lên miệng con”. Nghĩa cử cao đẹp đó chỉ có thể là mẹ, Mẹ là tất cả, là người không ai có thể thay thế được.
Đạo lý rút ra từ câu chuyện trên có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, với tất cả mọi người, ở đời ai sinh ra mà chẳng có mẹ, chẳng được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của mẹ cha. Không nỗi đau nào mất mát hơn việc phải mất đi người mẹ kính yêu. Nếu chẳng ai sinh ra đã phải mất đi mẹ, thì người đó sẽ là người mất mát, thiệt thòi hơn so với tất cả những người khác, tình mẫu tử thiêng liêng luôn hiện diện trong cuộc sống có ở hàng ngày, ngay từ những hành động nhỏ nhoi nhất mà ta thường bỏ qua. Người mẹ nào chẳng muốn sớm mai đánh thức con dậy, lo cho con cái ăn, cái mặc, đưa con tới trường. Mẹ nào chẳng hạnh phúc khi con học hành chăm ngoan, mọi người yêu mến, chẳng đau đớn xót xa khi thấy con buồn, con khóc, lúc con ốm đau mẹ luôn túc trực ở bên không rời nửa bước, cả cuộc đời mẹ sống vì con. Con là giọt máu của mẹ, là khúc ruột của mẹ, con đau đớn cũng chẳng khác gì mẹ như đang đứt từng khúc ruột. Có một đề tài riêng về tình mẹ, trong cả văn học và văn nghệ, nghệ thuật. Những vần thơ lục bát nhẹ nhàng, êm ái theo ta suốt cuộc đời, từ khi ta còn là đứa trẻ.
người mẹ luôn thương yêu con cái, vẫn còn những kẻ đáng lên án trong xã hội hiện nay, đó là mẹ vứt bỏ con, không chăn nuôi, chăm sóc khi con được sinh ra. Thậm chí còn tàn nhẫn đến mức sát hại con, những người như vậy là kẻ thú tính, phải lên án loại bỏ khỏi cái xã hội này, để cuộc sống không có những người vô nhân tính nữa. Là một người con, chúng ta phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, không làm mẹ buồn, đỡ đần, san sẻ công việc cho mẹ, luôn lắng nghe, luôn kính trọng mẹ. Có như thế mới không phụ công ơn, tấm lòng của người.
Như vậy, câu chuyện “Người Đi Săn Và Con Vượn” đã cho ta thấy được tình mẫu tử thiêng liêng ở loài vật, mà từ đó liên hệ đến chính thế giới của con người. Qua đây ta càng hiểu thêm về sự hi sinh, lo lắng của mẹ dành cho con và từ đó nâng niu, trân trọng tình cảm này.
HT
Bao giờ cũng được kể cả mùa quýt năm sau
6 tháng 19 ngày 11 giờ 52 phút 22 giây.