K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau: Bất thần mà đất trời rung chuyển. Rất nhiều người ở TP. HCM, Hà Nội chiều qua (28/3) đã nhanh chóng nhận ra mình không phải bị choáng váng hay rối loạn tiền đình mà sự rung chuyển cảm thấy được này chính xác là dư chấn của một cơn động đất… [...] Thì ra, chẳng phải đất đá thì không biết nói năng, không biết vận động mà một khi đất đá lên tiếng, con...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

Bất thần mà đất trời rung chuyển. Rất nhiều người ở TP. HCM, Hà Nội chiều qua (28/3) đã nhanh chóng nhận ra mình không phải bị choáng váng hay rối loạn tiền đình mà sự rung chuyển cảm thấy được này chính xác là dư chấn của một cơn động đất…

[...] Thì ra, chẳng phải đất đá thì không biết nói năng, không biết vận động mà một khi đất đá lên tiếng, con người chỉ còn cách im lặng mà thầm cầu nguyện trong lòng.

Thì ra, đất nước Việt Nam mà trước đây, đôi khi chúng ta đã tự an ủi còn nghèo, cực nhưng lại là nơi được ưu đãi, được chở che khỏi những thảm họa không bề chống đỡ dù có nằm bên rìa vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Thì ra, hàng ngàn ki-lô-mét không phải xa mà là rất gần để chúng ta biết biên giới chỉ là những lằn ranh trên bản đồ do con người đặt ra, còn với thiên nhiên thì chỉ là một, với nỗi đau cũng chỉ là một.

Thì ra, những còn – mất trong đời thật sự có thể là chớp mắt và cuộc sống với bao nhiêu sắc màu, cảm xúc mỗi ngày thật sự là món quà kỳ diệu được ban cho... Và động đất vẫn là một bí ẩn chưa thể dự báo trước để có đủ thời gian chuẩn bị ứng phó.

Cơn địa chấn đi qua, để lại những đổ vỡ mà con người sẽ xây dựng lại, để lại những câu chuyện mà con người sẽ kể lại, để lại những ngày mà con người sẽ biết sống sao cho tốt đẹp hơn.

(Theo báo Tuổi trẻ online, Động đất ở Myanmar: Cơn địa chấn đi qua – Phạm Vũ, ngày 29/03/2025)

Thực hiện các yêu cầu (trình bày ngắn gọn):

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích đề cập đến hiện tượng gì vào chiều ngày 28/3 ở TP. HCM, Hà Nội?

Câu 2 (0,5 điểm). Những từ ngữ nào diễn tả trạng thái và cảm xúc của con người khi đất đá lên tiếng trong câu văn sau?

Thì ra, chẳng phải đất đá thì không biết nói năng, không biết vận động mà một khi đất đá lên tiếng, con người chỉ còn cách im lặng mà thầm cầu nguyện trong lòng.

Câu 3 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Câu văn sau giúp em hiểu gì về tình cảm và thái độ của tác giả đối với cuộc sống?

Thì ra, những còn – mất trong đời thật sự có thể là chớp mắt và cuộc sống với bao nhiêu sắc màu, cảm xúc mỗi ngày thật sự là món quà kỳ diệu được ban cho…

Câu 5 (1,0 điểm). Qua suy ngẫm của tác giả về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, em rút ra bài học gì về lẽ sống? (trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng)

0
Câu 1 (2,0 điểm).Thời đại công nghệ số, hiện tượng thiếu kết nối giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giới trẻ, đang trở thành một vấn đề đáng báo động.Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) đề xuất 01 giải pháp góp phần khắc phục hiện tượng trên.Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích hình ảnh người thầy trong đoạn thơ:Mỗi nghề có một lời...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm).

Thời đại công nghệ số, hiện tượng thiếu kết nối giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giới trẻ, đang trở thành một vấn đề đáng báo động.

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) đề xuất 01 giải pháp góp phần khắc phục hiện tượng trên.

Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích hình ảnh người thầy trong đoạn thơ:

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ra khúc này

Lời ru của gió màu mây

Con sông của mẹ đường cày của cha

 

Bắt đầu cái tuổi lên ba

Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

 

Thầy không ra đủ nghìn câu

Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

Tuổi thơ em có một thời

Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm...

(Trích Lời ru của thầy – Đoàn Vị Thượng, thivien.net, 11/12/2015)

0
Đọc văn bản: PHỐ XƯAÔng ơi vì saoMỗi lần lên phốĐứng trước nhà cổDừng chân thật lâuBức tường phai màuBan công gỉ sétCửa gỗ kẽo kẹtMái ngói xô nghiêngÔng cười thật hiềnPhố xưa nhà cũThời gian nhắn nhủKý ức đã quaÔng nhớ ngôi nhàNhớ từng góc phốTháng năm gian khổLắng đọng bình yênPhố kể chuyện riêngNhiều thương nhiều nhớGần như hơi thởNhẹ nhõm tiếng chimÔng đứng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản:

PHỐ XƯA

Ông ơi vì sao

Mỗi lần lên phố

Đứng trước nhà cổ

Dừng chân thật lâu


Bức tường phai màu

Ban công gỉ sét

Cửa gỗ kẽo kẹt

Mái ngói xô nghiêng


Ông cười thật hiền

Phố xưa nhà cũ

Thời gian nhắn nhủ

Ký ức đã qua


Ông nhớ ngôi nhà

Nhớ từng góc phố

Tháng năm gian khổ

Lắng đọng bình yên


Phố kể chuyện riêng

Nhiều thương nhiều nhớ

Gần như hơi thở

Nhẹ nhõm tiếng chim


Ông đứng lặng im

Ngắm ngôi nhà cũ

Còn cháu chăm chú

Ngắm ông ngày xưa.

(Bay qua Hồ Gươm, Huỳnh Mai Liên, NXB Hội Nhà văn, 2024, tr.32-33)

Thực hiện các yêu cầu (trình bày ngắn gọn):

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra những câu thơ nhân vật trữ tình miêu tả ngôi nhà cổ trên phố.

Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

Thời gian nhắn nhủ

Ký ức đã qua.

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, vì sao người cháu lại chăm chú “Ngắm ông ngày xưa”?

Câu 5 (1,0 điểm). Từ nội dung bài thơ, theo em thế hệ trẻ ngày nay cần có cách ứng xử như thế nào với quá khứ của dân tộc? (trình bày khoảng 5 – 6 dòng).

0
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: KHÚC RU CÁNH ĐỒNG Trần Thị Ngọc MaiÀ ơi… cánh đồng mùa cấyCon cò lầm lũi thấp – caoTay mẹ nhịp nhàng khâu đấtNắng xiên lá mạ, mưa rào… À ơi… cánh đồng mùa gặtDáng lúa đánh võng lời ruDáng mẹ nặng cong tay háiCánh cò nghiêng nghiêng lưng gầy…À ơi… cánh đồng mùa lũCò con ăn mép bờ congTay cha xoăn xoăn...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

KHÚC RU CÁNH ĐỒNG

Trần Thị Ngọc Mai

À ơi… cánh đồng mùa cấy

Con cò lầm lũi thấp – cao

Tay mẹ nhịp nhàng khâu đất

Nắng xiên lá mạ, mưa rào…

 

À ơi… cánh đồng mùa gặt

Dáng lúa đánh võng lời ru

Dáng mẹ nặng cong tay hái

Cánh cò nghiêng nghiêng lưng gầy…


À ơi… cánh đồng mùa lũ

Cò con ăn mép bờ cong

Tay cha xoăn xoăn chùm lưới

Cá tôm chạng vạng ánh đèn…

 

À ơi… cánh đồng quê tôi

Thánh thót mồ hôi trưa – mẹ

Dập bầm bước chân đêm – cha

Rạ rơm đan mùa xào xạc…

 

À ơi… ơi à…

(Trần Thị Ngọc Mai, in trong Giọt thời gian, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr. 16-17)

* Chú thích:

   Trần Thị Ngọc Mai sinh năm 1979 tại Hà Tĩnh, hiện là giáo viên THCS, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh; đã xuất bản 2 tập thơ: Giọt thời gian, Nơi bình yên của bão. Bài thơ Khúc ru cánh đồng đã ghi lại những cảm xúc suy nghĩ về hình ảnh cha và mẹ vất vả lao động trên cánh đồng.

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ trong bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Ghi lại những từ ngữ thể hiện sự vất vả của người cha, người mẹ được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Dáng mẹ nặng cong tay hái

Cánh cò nghiêng nghiêng lưng gầy...

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa của hình ảnh mồ hôi trưa, bước chân đêm trong năm dòng thơ cuối.

Câu 5 (1,0 điểm). Qua bài thơ, em hãy rút ra bài học cho bản thân.

0
27 tháng 5

Văn bản nào

2 tháng 6
  • Vần: Vần bằng, liền, âm “ưa” (xưa - đưa - cá - dừa)
  • Nhịp: 8 tiếng/nghệ, ngắt nhịp 4/4
( hỗ trợ truyền thông)🔥CUỘC THI VIẾT TRUYỆN NGẮN 2025 - TRUYỆN NHÀ ONG x MẬT VĂN🔥 📍ĐỐI TƯỢNG: không giới hạn đối tượng dự thi 📍ĐỘ DÀI: truyện ngắn tối đa 10.000 chữ 📍ĐỀ THI: 3 đề thi tương ứng với 3 bảng + Bảng A: Độc lập + Bảng B: Tự do + Bảng C: Hạnh phúc (Đề cao sức sáng tạo của tác giả, khai thác đề thi ở bất kỳ bối cảnh nào cũng được chấp...
Đọc tiếp

( hỗ trợ truyền thông)

🔥CUỘC THI VIẾT TRUYỆN NGẮN 2025 - TRUYỆN NHÀ ONG x MẬT VĂN🔥 📍ĐỐI TƯỢNG: không giới hạn đối tượng dự thi 📍ĐỘ DÀI: truyện ngắn tối đa 10.000 chữ 📍ĐỀ THI: 3 đề thi tương ứng với 3 bảng + Bảng A: Độc lập + Bảng B: Tự do + Bảng C: Hạnh phúc (Đề cao sức sáng tạo của tác giả, khai thác đề thi ở bất kỳ bối cảnh nào cũng được chấp nhận) 📍THỂ LỆ: Chia làm 3 vòng thi + Vòng sơ loại (24/05/2025 – 03/08/2025): tác phẩm trình bày đúng quy tắc viết cơ bản sẽ vượt qua vòng này, sau đó sẽ được đăng tải toàn bộ nội dung lên Fanpage Mật Văn (tác giả có quyền lựa chọn thi ẩn danh). + Vòng đấu bảng (24/05/2025 - 17/08/2025): công bố top 20 (dự kiến) tác phẩm có điểm số cao nhất của mỗi bảng (kèm nhận xét từ BTC). + Vòng chung kết (17/08/2025 - 24/08/2025): tác giả thuộc top 20 có quyền chỉnh sửa tác phẩm lần cuối để tham gia tranh giải tác phẩm xuất sắc nhất của mỗi bảng. 📍 GIẢI THƯỞNG (02/09/2025): + 03 GIẢI NHẤT: 1.000.000 VND/giải tương ứng với top 1 của bảng A, bảng B, bảng C. + 60 GIẢI PHỤ (DỰ KIẾN): Top 20 của mỗi bảng được nhận 1 cuốn sách Thành lũy của kỳ quan thứ 8 (TNO phát hành năm 2024). + 20 GIẢI BẢNG: Top 20 của bảng có điểm trung bình cao nhất, mỗi tác giả trong top 20 của bảng đó sẽ được nâng cấp tài khoản đọc truyện VIP tại TNO trong vòng 1 tháng. + 01 GIẢI ĐỘC GIẢ NHIỆT HUYẾT (DỰ KIẾN): 1.000.000 VND/giải dành cho cá nhân hỗ trợ truyền thông cho cuộc thi một cách xuất sắc nhất. >>Bất kỳ tác phẩm nào lọt vào vòng sơ loại đều nhận được giấy chứng nhận tham gia cuộc thi (bản điện tử). >>Nếu cuộc thi viral hơn so với dự kiến, BTC sẽ tăng giải thưởng. 📍ĐỊA CHỈ GỬI BÀI: + Dự thi viết (dành cho tác giả, hạn chót 03/08/2025): https://forms.gle/zn29oAKz9pajzRLP7 + Dự thi truyền thông (dành cho độc giả nhiệt huyết, hạn chót 30/08/2025): https://forms.gle/zVwYYYSz7XLU8Szr8 📍LƯU Ý: + Tác phẩm tham gia cuộc thi không bắt buộc là sáng tác mới, nhưng phải là tác phẩm chưa từng tham gia cuộc thi tại TNO hoặc đã từng tham gia cuộc thi ở đơn vị khác nhưng không đạt giải. + Không chấp nhận tác phẩm đã đăng báo, in sách hay đang đăng tải tại nền tảng online (nếu có, phải gỡ bỏ mới có quyền tranh giải trong cuộc thi này). + Nếu cuộc thi có nhiều tác phẩm tốt tham gia, trong vòng đấu bảng, BTC có thể chọn ra nhiều hơn 20 tác phẩm cho mỗi bảng. + Không chấp nhận tác phẩm đạo văn, BTC có quyền loại bỏ tác phẩm khỏi cuộc thi nếu phát hiện vi phạm. + Tất cả các tác phẩm tham gia cuộc thi sẽ được tổng hợp lại để đăng lên Fanpage Mật Văn, và đều có cơ hội tham gia các dự án phái sinh trong tương lai (nếu phù hợp). + TNO, Mật Văn, tác giả và độc giả chỉ có quyền sử dụng nội dung của các bài thi với mục đích truyền thông, phi lợi nhuận. #truyennhaong #MatVan #cuocthiviet #truyenngan

1

người thứ 4 chắc chắn tên là lan

23 tháng 5

1. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật bà cụ trong truyện ngắn "Mây trắng còn bay" của Bảo Ninh

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Nhân vật bà cụ trong truyện ngắn “Mây trắng còn bay” của Bảo Ninh để lại trong lòng người đọc nhiều xúc động sâu sắc. Bà là hình ảnh tiêu biểu cho những người mẹ Việt Nam từng trải qua chiến tranh, chịu đựng nỗi đau mất mát người thân. Trên chuyến bay vượt vĩ tuyến, bà cụ lặng lẽ, trầm tư, mang theo nỗi nhớ thương con vô bờ bến. Hành động lặng lẽ mang di ảnh con, ánh mắt đăm chiêu nhìn qua cửa kính máy bay, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi đã khắc họa rõ nét tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng. Bà không nói nhiều, nhưng mỗi cử chỉ, ánh nhìn đều thể hiện nỗi đau âm ỉ, sự hy sinh thầm lặng và lòng yêu thương vô hạn dành cho người con đã khuất. Qua nhân vật bà cụ, tác giả không chỉ tái hiện nỗi đau chiến tranh mà còn gửi gắm thông điệp về giá trị của tình mẫu tử, về sự cảm thông, sẻ chia và khát vọng hòa bình của con người. Hình ảnh bà cụ là biểu tượng cho sự kiên cường, nhẫn nại và tình yêu thương bất diệt, khiến người đọc không khỏi xúc động và trân trọng hơn những người mẹ Việt Nam.

Nhân vật bà cụ trong truyện ngắn “Mây trắng còn bay” của Bảo Ninh để lại trong lòng người đọc nhiều xúc động sâu sắc. Bà là hình ảnh tiêu biểu cho những người mẹ Việt Nam từng trải qua chiến tranh, chịu đựng nỗi đau mất mát người thân. Trên chuyến bay vượt vĩ tuyến, bà cụ lặng lẽ, trầm tư, mang theo nỗi nhớ thương con vô bờ bến. Hành động lặng lẽ mang di ảnh con, ánh mắt đăm chiêu nhìn qua cửa kính máy bay, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi đã khắc họa rõ nét tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng. Bà không nói nhiều, nhưng mỗi cử chỉ, ánh nhìn đều thể hiện nỗi đau âm ỉ, sự hy sinh thầm lặng và lòng yêu thương vô hạn dành cho người con đã khuất. Qua nhân vật bà cụ, tác giả không chỉ tái hiện nỗi đau chiến tranh mà còn gửi gắm thông điệp về giá trị của tình mẫu tử, về sự cảm thông, sẻ chia và khát vọng hòa bình của con người. Hình ảnh bà cụ là biểu tượng cho sự kiên cường, nhẫn nại và tình yêu thương bất diệt, khiến người đọc không khỏi xúc động và trân trọng hơn những người mẹ Việt Nam.