Tình mẹ
Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi...
Đọc tiếp
Tình mẹ
Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
Theo NGUYỄN THỊ DUNG
|
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và hoàn thành các bài tập.
Câu 1: Người mẹ trong bài làm nghề gì?
A. Nông dân
|
B. Công nhân
|
C. Ở nhà làm nội trợ
|
D. Bác sĩ
|
Câu 2: Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ?
A. A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
|
B. B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.
|
C. C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.
|
D. D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.
|
Câu 3: Câu văn nào cho biết hình ảnh người mẹ đã in đậm trong tâm trí của tác giả?
A. Tôi còn nhớ có lần bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa bao lo toan về tôi.
|
B. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
|
C. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.
|
D. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ.
|
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.
Thông tin
|
Trả lời
|
Mẹ bạn nhỏ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc.
|
|
Mẹ bạn nhỏ rảnh rỗi thường hay ra ngoài chơi với các bác hàng xóm.
|
|
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy đi chợ rồi vội vã đi làm.
|
|
Mỗi lần bạn nhỏ đi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của bạn khiến bạn như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia.
|
|
Câu 5: Bạn nhỏ đã miêu tả như thế nào về trái tim của người mẹ.
…………………………………………………………………………………………
Câu 6: Từ đồng nghĩa với từ “hiền hậu” là:
A. Đức độ
|
B. Nhân từ
|
C. Nhu nhược
|
D. Hiền lành
|
Câu 7: Từ “cầm” nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
E. A. Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận.
|
F. B. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ.
|
G. C. Nếu chị đi buôn bán chuyến này thì cầm chắc lãi to.
|
H. D. Chứng kiến hoàn cảnh của cậu bé, tôi không cầm được nước mắt.
|
Câu 8: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn: “Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình.”
Chủ ngữ:.......................................................................................................
Vị ngữ:.......................................................................................................