K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau: Bà ngoại bị bệnh quên sau khi nhận được tin cậu Út tôi mất. Cái tin này nghe nói bay từ biên giới về vào một buổi sáng rất đẹp trời. Hôm đó cóc nhái kêu rộn mặt ao. Mưa rào vừa xuống rửa sạch đường làng lát gạch đỏ. Nắng lên đứng tha thướt ngoài bờ rặng. Bà ngoại tôi đứng nhìn cái tin trên giấy báo, rồi ngã đánh cạch xuống thềm nhà, cái đầu đập...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

Bà ngoại bị bệnh quên sau khi nhận được tin cậu Út tôi mất. Cái tin này nghe nói bay từ biên giới về vào một buổi sáng rất đẹp trời. Hôm đó cóc nhái kêu rộn mặt ao. Mưa rào vừa xuống rửa sạch đường làng lát gạch đỏ. Nắng lên đứng tha thướt ngoài bờ rặng. Bà ngoại tôi đứng nhìn cái tin trên giấy báo, rồi ngã đánh cạch xuống thềm nhà, cái đầu đập cạch xuống thì đúng hơn. Khi bà ngoại tỉnh dậy, ai hỏi cũng không nhớ gì mấy. May thế, mẹ tôi bảo nhờ vậy mà không phải nhìn thấy bà khóc.

Bà ngoại tôi nhận cái giấy như thế là cái thứ ba. Khi nhận cái thứ hai, báo tin cậu thứ hai của tôi, thì ông ngoại tôi không chịu đựng được, nằm xuống luôn dưới đất. Bà ngoại tôi có lên tận trường sĩ quan bảo cậu Út tôi về làng làm ruộng. Nhưng cậu nhất định thích đeo lon sĩ quan, cậu giải thích với bà vậy nên bà đành chịu.

Mấy chị em tôi hay phải chạy sang với bà ngoại mỗi khi ăn cơm chiều xong, vì đấy là việc phải làm, không ai tị nạnh ai.

Tôi chạy sang hỏi bà: “Bà ngoại ơi bà ăn cơm chưa?”

Bà ngoại tôi lúc lắc mái đầu già quá là già, cười cười: “Cháu ra xem ngoài sân có phải gió đã về không?”

Tôi chạy ra sân nghe ngóng. Tôi nghe thấy tiếng gì ù ù: “Bà ơi, đúng rồi, gió đã về.”

Bà ngoại tôi cười, mặt nhăn quá là nhăn, hàm răng sún sún chỉ còn vài cái như mấy hạt ngô lép.

Trong giấc mơ, tôi thấy cả ba cậu của tôi đang cùng ùa vào nhà. Cậu Nhất tôi hiền lành nhất nhà. Cậu Hai thì nghiêm nghị lạnh lạnh. Còn cậu Út lém lỉnh hơi lỏi một tí. Cả ba cậu đều cùng bẹo má tôi. Cậu Nhất hiền lành nên bẹo mà êm êm. Cậu Hai bẹo má tôi mà như đang nặn cục bột. Cậu Út cười ha ha, để cậu bẹo thật kêu nhá. Ái cha, giờ thì tôi biết vì sao bà ngoại nhất định không chịu đi sang nhà tôi ở.

Ngoài sân, gió thổi qua hiên nhà. Bà ngoại tôi lại hỏi: “Cháu ơi, gió có phải đã về không?”

Tôi cựa mình, ngáp ngáp rồi trả lời bà: “Bà ơi, đúng rồi. Gió đã về rồi.”

Ngày nào tôi cũng chuẩn bị nhìn cho kỹ, nghe cho tinh. Tôi chỉ sợ gió về mà không biết để báo cho bà. Bà ngồi chải tóc, những sợi tóc mềm mại lọt qua kẽ tay già ơi là già, rơi rơi theo từng cơn gió.

Tôi lên bảy tuổi nên phải đi học. Ở lớp tôi tập tô và nắn nót viết chữ BÀ. Tôi có bà nội nữa, nhưng bà nội tôi đã đi rất xa, từ khi chưa có tôi trên đời. Nên khi viết chữ bà, tim tôi run lên hai tiếng bà ngoại. Tôi ngồi trong lớp tập viết, bên tai cứ nghe tiếng gió thổi luôn.

Rồi tôi phân biệt được các loại gió.

Khi gió dịu dàng bay về mơn man là lúc các cậu tôi ngủ, đầu gối lên nhau, chân gác lên nhau, theo kiểu gì thì tôi không nhìn ra rõ lắm. Khi gió thổi vù vù là y rằng các cậu đang đùa nghịch giống như lũ trẻ con lớp một lớp hai chúng tôi. Khi gió gừ gừ cắn cảu là lúc các cậu tôi sôi bụng đói. Thật tệ, lúc tôi đói thường cắn răng mà chịu, hoặc chạy ra chum múc nước mưa uống. Nhưng các cậu tôi không uống nước mưa chống đói. Có thể nước mưa không còn thích hợp với các cậu nữa.

(Lược một đoạn: Mẹ tôi về thuyết phục bà ngoại đưa mẹ con cô Hồng về. Đứa con của cô là con của cậu Út. Nay cô muốn cho con trai về nhận bà nội.)

Bà ngoại tôi thì cứ thầm thì: “Cảm ơn con đã không thành gió, đã sống trên đời này với mẹ...”

Mẹ tôi lảng đi, nì nèo: “Thế mẹ đừng quên uống thuốc nữa đấy nhé. Có em Hồng về nhà ở, mẹ đừng quên quên nhớ nhớ nữa đấy...”

“Ừ, mẹ sẽ nhớ.”

Mẹ tôi đi rồi, bà ngoại tôi bảo:

“Bà nói cho cháu biết một bí mật nhé. Khi cậu Út cháu đi, cậu có chạy về bảo với bà: mẹ không được khóc thì con sẽ về thăm mẹ luôn. Khi nào ngoài ngõ có cơn gió về là con với các anh về thăm mẹ đấy. Thực ra bà không điên đâu. Bà chỉ không muốn ông ngoại cháu với các cậu nhìn thấy bà khóc.”

Ôi, bà ngoại điên của tôi. [...]

(Trích: Gió thổi – Võ Thị Xuân Hà – Truyện ngắn chọn lọc báo Nhân dân – Nhà xuất bản Văn học 2019; Tr.77-81)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nhân vật chính của truyện.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra lý do bà ngoại bị bệnh quên được đề cập đến trong truyện.

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của những lời thoại mà bà ngoại nói với nhân vật tôi: “... có phải gió đã về không?”, “... gió có phải đã về không?”.

Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu sau: “Khi gió dịu dàng bay về mơn man là lúc các cậu tôi ngủ, đầu gối lên nhau, chân gác lên nhau, theo kiểu gì thì tôi không nhìn ra rõ lắm.”

Câu 5 (1,0 điểm): Từ nội dung của truyện, anh/chị có suy nghĩ gì về những con người từng trải qua mất mát vì chiến tranh? (trình bày khoảng 5 – 7 dòng)

0

Đề thi đánh giá năng lực

Đọc đoạn trích sau: (1) Chúng ta sẽ ngày càng dựa vào các thuật toán để đưa ra các quyết định cho mình, nhưng ít có khả năng các thuật toán sẽ bắt đầu điều khiển chúng ta một cách có ý thức. Chúng sẽ không có chút ý thức nào cả. (2) Khoa học giả tưởng có khuynh hướng nhầm lẫn trí thông minh với ý thức và cho rằng để bắt kịp hoặc vượt qua trí thông minh của con người, máy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

(1) Chúng ta sẽ ngày càng dựa vào các thuật toán để đưa ra các quyết định cho mình, nhưng ít có khả năng các thuật toán sẽ bắt đầu điều khiển chúng ta một cách có ý thức. Chúng sẽ không có chút ý thức nào cả.

(2) Khoa học giả tưởng có khuynh hướng nhầm lẫn trí thông minh với ý thức và cho rằng để bắt kịp hoặc vượt qua trí thông minh của con người, máy tính sẽ phát triển ý thức. Cốt truyện cơ bản của gần như mọi bộ phim và tiểu thuyết về AI1 xoay quanh cái giây phút kỳ diệu khi một máy tính hay một robot có được ý thức. Một khi điều đó xảy ra, hoặc là nhân vật chính con người đem lòng yêu robot, hoặc robot cố gắng giết sạch con người; thỉnh thoảng cả hai xảy xa cùng lúc.

Nhưng trên thực tế, không có lý do gì để cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ có được ý thức vì trí thông minh và ý thức là hai thứ rất khác nhau. Trí tuệ là khả năng giải quyết vấn đề. Ý thức là khả năng cảm nhận những thứ như đau, vui, yêu và giận. Chúng ta có xu hướng nhầm hai thứ với nhau vì ở con người trí tuệ đi đôi với ý thức. Con người giải quyết hầu hết các vấn đề bằng cách cảm nhận mọi thứ. Tuy nhiên, máy tính lại giải quyết các vấn đề theo một cách rất khác.

(3) Có một số con đường khác nhau dẫn đến trí tuệ cao và chỉ vài con đường trong số đó bao gồm việc có được ý thức. Cũng như máy bay bay nhanh hơn chim mà không bao giờ cần mọc lông, máy tính có thể giải quyết vấn đề tốt hơn con người rất nhiều mà không bao giờ cần phát triển cảm giác. Đúng, AI sẽ phải phân tích các cảm giác của con người một cách chính xác để chữa bệnh cho họ, nhận dạng những kẻ khủng bố, gợi ý bạn đời và tìm đường đi lối lại trên một con phố đầy người đi bộ. Nhưng nó có thể làm vậy mà không cần bất cứ cảm xúc gì của riêng nó cả. Một thuật toán không cần cảm thấy vui, giận hay sợ hãi để nhận ra các dạng thức sinh hóa khác nhau của những con linh trưởng đang vui, đang giận hay đang sợ hãi. Dĩ nhiên, không phải hoàn toàn không có khả năng AI phát triển các cảm giác của riêng nó. Chúng ta vẫn không biết đủ nhiều về ý thức để chắc chắn về điều đó. [...]

(4) Thực sự là chúng ta không hề biết tiềm năng tối đa của con người là gì vì chúng ta biết quá ít về tâm trí con người. Thế nhưng chúng ta không đầu tư nhiều vào việc khám phá tâm trí con người; thay vào đó, ta tập trung vào tăng tốc độ kết nối Internet và tính hiệu quả của các thuật toán Big Data2. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ trở thành những con người hạ cấp sử dụng sai những máy tính cao cấp để tàn phá bản thân và thế giới.

(Theo “21 bài học cho thế kỉ 21”, Yuval Noah Harari, NXB Thế giới, 2020, tr. 95-96)

Chú thích:

1 AI: viết tắt của Artificial Intelligence, có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

2 Big Data: dữ liệu lớn, một thuật ngữ chỉ tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định luận đề của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác nghị luận nào để chỉ ra trí tuệ và ý thức “là hai thứ rất khác nhau”?

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của các bằng chứng được sử dụng trong đoạn (3).

Câu 4 (1,0 điểm): Phân tích lỗi và đề xuất cách sửa lỗi trong câu văn sau: Trong đoạn trích đã thể hiện những hiểu biết sâu sắc và đưa ra những kiến giải thuyết phục về trí tuệ nhân tạo (AI).

Câu 5 (1,0 điểm): Lời cảnh báo của tác giả “Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ trở thành những con người hạ cấp sử dụng sai những máy tính cao cấp để tàn phá bản thân và thế giới” có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị? (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

0
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai làA. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túngB. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩaC. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túngD. một trật tự thế giới được thiết...
Đọc tiếp

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng

B. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa

C. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túng

D. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận

Câu 2. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946- 1949) mang tính chất là

A. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân

B. Lật đổ tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền

C. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 3. Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Câu 4. Thành công của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng thế nào đến cách mạng tháng Tám

A. Tăng cường lực lượng phe XHCN và động viên, giúp đỡ để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng Việt Nam

B. Tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang du học và học hỏi kinh nghiệm về lãnh đạo cách mạng Việt Nam

C. Giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế

D. Giúp Việt Nam trong việc giao lưu, mở rộng và phát triển văn hóa dân tộc

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”

B. trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.

C. thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.

D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối ng năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật

B. chậm sửa chữa những sai lầm

C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí

D. sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội

Câu 7. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

Câu 8. Đâu không phải là vấn đề quan trọng, cấp bách với các nước đồng minh tại hội nghị Ianta?

A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Câu 9. Ngày 22-3-1955, ở Lào diễn ra sự kiện gì đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Lào giải phóng được 4/5 lãnh thổ.

B. Lào giải phóng được 2/3 lãnh thổ.

C. Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.

D. Đảng Nhân dân Lào được thành lập.

Câu 10. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện

A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)

B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachop tại đảo Manta (12/1989)

C. Định ước Henxinki năm 1975

D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

Câu 11. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 12. Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ

B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.

C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Câu 13. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

A. Hướng về các nước châu Á

B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu.

Câu 14. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công cụ sản xuất mới

B. chinh phục vũ trụ

C. sản xuất ứng dụng dân dụng

D. công nghệ phần mềm

Câu 15. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức hiệp ước Vacsava

2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập

3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương

4. Kế hoạch Macsan ra đời

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian

A. 1.2.3.4                                B. 4,2,3,1

C. 4,3,2,1                                D. 1,3,2,4

Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ

D. tạo ra công cụ sản xuất mới

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 18. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ- Đức- Nhật Bản.           B. Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản.

C. Mĩ- Anh – Pháp.     D. Mĩ- Liên Xô- Nhật Bản.

Câu 19. Nhân tố khách quan nào sau đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước        

B. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên xô

C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan

D. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

Câu 20. Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai.

A. Anh.                                   B. I-ta-li-a.

C. Đức                                    D. Pháp

Chép mệt quá ! Nhanh lên, giúp mk với

 
0
Help me please : 1. **In the context of the "Theory of Mind" and its relation to cognitive science, how would the ability to create and interpret complex mind maps correlate with one's capacity to understand other people's thoughts and perspectives?** - A) The ability to create mind maps has no effect on Theory of Mind, as it is purely a visual-spatial skill. - B) Creating mind maps enhances one's capacity for perspective-taking by organizing and structuring thoughts in a more complex...
Đọc tiếp

Help me please : 1. **In the context of the "Theory of Mind" and its relation to cognitive science, how would the ability to create and interpret complex mind maps correlate with one's capacity to understand other people's thoughts and perspectives?** - A) The ability to create mind maps has no effect on Theory of Mind, as it is purely a visual-spatial skill. - B) Creating mind maps enhances one's capacity for perspective-taking by organizing and structuring thoughts in a more complex manner. - C) Mind mapping hinders the development of Theory of Mind by focusing on individual thought processes, rather than social cognition. - D) Theory of Mind is unrelated to cognitive tools like mind maps, as it is purely based on social experience. - E) Mind mapping enhances social awareness by visualizing others' mental states and emotions through cognitive empathy. - F) Creating mind maps develops cognitive empathy by enabling better prediction of others' mental processes, leading to improved theory of mind.

0
(1) Sống không có mục tiêu rõ ràng giống như ngôi nhà có mái chênh vênh, xiêu vẹo và lẽ dĩ nhiên, nó sẽ không thể chống chọi với những cơn gió mạnh của cuộc đời. Cuộc sống của bạn sẽ bị đe dọa từng ngày. Theo nghiên cứu của công ty Harris Interactive công bố vào năm 2005, chỉ 20% lao động ở Mĩ là thiết tha với công việc hiện tại của mình. Như vậy, cứ...
Đọc tiếp

(1) Sống không có mục tiêu rõ ràng giống như ngôi nhà có mái chênh vênh, xiêu vẹo và lẽ dĩ nhiên, nó sẽ không thể chống chọi với những cơn gió mạnh của cuộc đời. Cuộc sống của bạn sẽ bị đe dọa từng ngày. Theo nghiên cứu của công ty Harris Interactive công bố vào năm 2005, chỉ 20% lao động ở Mĩ là thiết tha với công việc hiện tại của mình. Như vậy, cứ năm người thì có bốn người không yêu thích công việc họ đang làm.

(2) Nhiều người làm việc chỉ đơn thuần là để trang trải những chi phí trong cuộc sống và họ cảm thấy mình mất tự do, thiếu khả năng hay không có cơ hội để tìm kiếm được một công việc thực sự yêu thích. Họ chối bỏ chính bản thân mình, sống không có mục tiêu, quẩn quanh với những công việc nhàm chán và chỉ thật sự sống đúng nghĩa vào dịp cuối tuần.

(3) Thực tế cũng có một số ít người tìm được công việc như mong muốn, nhưng họ vẫn không duy trì lòng thiết tha với công việc này thì những cảm giác hài lòng, mãn nguyện chỉ là nhất thời và giới hạn của nó rất mong manh. Hạnh phúc của họ phụ thuộc vào công việc họ đang làm, vì vậy nếu mất việc hay nghỉ hưu, họ lập tức hụt hẫng và mất tự chủ.

(4) Theo thống kê, những người về hưu hạnh phúc nhất là những người tuy không còn làm việc nữa nhưng họ vẫn duy trì được một mục tiêu trong đời mình. Niềm đam mê, những kỹ năng nghề nghiệp trước đây được chuyển sang một hướng khác. Một nhân viên ngân hàng sau khi về hưu vẫn có thể tình nguyện giảng dạy tại các trung tâm huấn luyện nghề nghiệp, hay một anh công nhân khéo tay khi về hưu sẽ không ngần ngại giúp đỡ những người hàng xóm sửa chữa những vật dụng trong nhà. Điều quan trọng là dù làm bất cứ việc gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên để niềm đam mê và mục tiêu dẫn đường.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn (1) của văn bản trên.

Câu 3. Nêu mục đích của việc trích dẫn kết quả nghiên cứu của công ty Harris Interactive ở phần đầu văn bản.

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “…những người về hưu hạnh phúc nhất là những người tuy không còn làm việc nữa nhưng họ vẫn duy trì được một mục tiêu trong đời mình.”?

Câu 5. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Điều quan trọng là dù làm bất cứ việc gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên để niềm đam mê và mục tiêu dẫn đường.” không? Vì sao?

0
Có bốn người bạn: An, Bình, Chi và Dung. Mỗi người có một sở thích khác nhau: đọc sách, chơi thể thao, vẽ tranh và nghe nhạc. Biết rằng:An không thích chơi thể thao và vẽ tranh.Người thích đọc sách không phải là Chi hay Dung.Bình không thích nghe nhạc.Dung không thích vẽ tranh.Yêu cầu:Hãy xác định sở thích của mỗi người.Gợi ý:Bạn có thể sử dụng bảng để lập luận và loại trừ các khả...
Đọc tiếp

Có bốn người bạn: An, Bình, Chi và Dung. Mỗi người có một sở thích khác nhau: đọc sách, chơi thể thao, vẽ tranh và nghe nhạc. Biết rằng:

  1. An không thích chơi thể thao và vẽ tranh.
  2. Người thích đọc sách không phải là Chi hay Dung.
  3. Bình không thích nghe nhạc.
  4. Dung không thích vẽ tranh.

Yêu cầu:

Hãy xác định sở thích của mỗi người.

Gợi ý:

  • Bạn có thể sử dụng bảng để lập luận và loại trừ các khả năng.
  • Sử dụng các mệnh đề phủ định để suy ra các mệnh đề khẳng định.

Lời giải:

  1. Từ mệnh đề 1, ta suy ra An thích đọc sách hoặc nghe nhạc.
  2. Từ mệnh đề 2, An là người thích đọc sách.
  3. Từ mệnh đề 3, Bình thích đọc sách, vẽ tranh hoặc chơi thể thao. Vì An thích đọc sách nên Bình chỉ có thể thích vẽ tranh hoặc chơi thể thao.
  4. Từ mệnh đề 4, Dung thích đọc sách, chơi thể thao hoặc nghe nhạc. Vì An thích đọc sách nên Dung chỉ có thể thích chơi thể thao hoặc nghe nhạc.
  5. Từ mệnh đề 2, Chi thích chơi thể thao, vẽ tranh hoặc nghe nhạc.
  6. Vì An thích đọc sách, Bình thích vẽ tranh hoặc chơi thể thao và Dung thích chơi thể thao hoặc nghe nhạc nên Chi thích nghe nhạc.
  7. Vì Chi thích nghe nhạc, Dung thích chơi thể thao.
  8. Vì An thích đọc sách, Chi thích nghe nhạc và Dung thích chơi thể thao nên Bình thích vẽ tranh.
0