K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. (2 điểm)      Từ những gợi ý trong văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về hành trình theo đuổi ước mơ trong cuộc sống.  Câu 2. (4 điểm)      Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ sau:  sáng nay trong vườn nhỏ mọc một đám cỏ xanh có một trong số đó bị sâu ăn tan tành đứa bé con bảo bố ngọn...
Đọc tiếp

Câu 1. (2 điểm)

     Từ những gợi ý trong văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về hành trình theo đuổi ước mơ trong cuộc sống. 

Câu 2. (4 điểm)

     Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ sau: 

sáng nay trong vườn nhỏ
mọc một đám cỏ xanh
có một trong số đó
bị sâu ăn tan tành

đứa bé con bảo bố
ngọn cỏ thật đáng thương
bố chỉ cười và nói: 
"bố lại thấy kiên cường"

ngọn cỏ xanh khiếm khuyết
nhưng vẫn cố xanh rì
có lẽ vì nó biết
mình sống để làm chi

những tổn thương thể xác
có lẽ nó từng buồn
nhưng sau bao mất mát
nó không hề chọn buông...

                             (Lam)

0
Văn bẳn: Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông  Lá ngô lay ở bờ sông Bờ sông vẫn gió Người không thấy về Xin người hãy trở về quê Một lần cuối... một lần về cuối thôi Về thương lại bến sông trôi Về buồn lại đã một thời tóc xanh Lệ xin giọt cuối để dành Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha Cây cau cũ, giại hiên nhà Còn nghe gió thổi sông xa một lần Con xin ngắn lại đường gần Một lần... rồi mẹ hãy...
Đọc tiếp

Văn bẳn: Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông 

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
Cây cau cũ, giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Con xin ngắn lại đường gần
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.

I : đọc hiểu 

câu 1: xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

câu 2: chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào?

câu 3: từ ngữ nào trong bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của tác giả 

câu 4: chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh

câu 5: anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ :

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
câu 6: xác định đề tài và chủ đề của bài thơ?

câu 7: nêu cảm xúc chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ?

câu 8: bài thơ gợi cho em xuy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sông? (trình bày khoảng 5-7 dòng)

--> mọi người trả lơid hộ mình với ạ 

0
Lá ngô lay ở bờ sông Bờ sông vẫn gió Người không thấy về Xin người hãy trở về quê Một lần cuối... một lần về cuối thôi Về thương lại bến sông trôi Về buồn lại đã một thời tóc xanh Lệ xin giọt cuối để dành Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha Cây cau cũ, giại hiên nhà Còn nghe gió thổi sông xa một lần Con xin ngắn lại đường gần Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi. câu 1: xác định phương...
Đọc tiếp

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
Cây cau cũ, giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Con xin ngắn lại đường gần
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.

câu 1: xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? 

câu 2: chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào  

câu 3: từ ngữ nào trong bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của tác giả 

câu 4: chỉ ra và nên tác dụng biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh

câu 5: anh/chị hiểu thư thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
câu 6: xác định đề tài và chủ đề của bài thơ?

câu 7: nêu cảm xúc chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ 

câu 8: bài thơ gợi cho em xuy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống? ( trình bày khoảng 5-7 dòng )

trả lời hộ mình với ạ

0
Câu 1. (2 điểm)      Từ những gợi ý trong văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về lợi ích của việc giao lưu và tiếp biến văn hóa trong bối cảnh hiện nay. Câu 2. (4 điểm)      Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích trích đoạn truyện thơ Nôm Thạch Sanh(1) sau đây:        Đàn kêu nghe tiếng nên xinh, Đàn kêu tang tịch tình tinh tang tình.       Đàn kêu: Ai chém trăn tinh, Cho...
Đọc tiếp

Câu 1. (2 điểm)

     Từ những gợi ý trong văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về lợi ích của việc giao lưu và tiếp biến văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

Câu 2. (4 điểm)

     Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích trích đoạn truyện thơ Nôm Thạch Sanh(1) sau đây:

       Đàn kêu nghe tiếng nên xinh,

Đàn kêu tang tịch tình tinh tang tình.

      Đàn kêu: Ai chém trăn tinh,

Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?

      Đàn kêu: Ai chém xà vương,

Đem nàng công chúa triều đường về đây?

      Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày

Có sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

      Đàn kêu: Sao ở bất nhân,

Biết ăn quả lại quên ân người giồng?

      Đàn kêu năn nỉ trong lòng,

Tiếng ti tiếng trúc đều cùng như ru.

       […] Đàn kêu thấu đến cung phi,

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa.

(Trích theo Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, Tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 2000, tr.1989 - 1993)

Chú thích: 

(1) Thạch Sanh: Truyện thơ Nôm, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, dựa trên truyện cổ tích thần kì Thạch Sanh.

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Chèo đi rán(1) thứ sáu Thấy nước vằn mông mốc Xé nhau đục vật vờ Chèo đi thôi, chèo đi! Một người cầm cán dầm cho vững, Nước cuộn thác chớ lo Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn. Chèo đi rán thứ bảy, Nước ác kéo ầm ầm, Nơi đây có quỷ dữ chặn đường, Nơi đây có ngọ lồm(2) bủa giăng Chực ăn người đi...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Chèo đi rán(1) thứ sáu

Thấy nước vằn mông mốc

Xé nhau đục vật vờ

Chèo đi thôi, chèo đi!

Một người cầm cán dầm cho vững,

Nước cuộn thác chớ lo

Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn.

Chèo đi rán thứ bảy,

Nước ác kéo ầm ầm,

Nơi đây có quỷ dữ chặn đường,

Nơi đây có ngọ lồm(2) bủa giăng

Chực ăn người đi biển,

Chực nuốt tảng(3) nuốt thuyền

Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế,

Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân.

Có bạc mới được qua.

Chèo đi rán thứ tám,

Nước đổ xuống ầm ầm,

To hơn bịch đựng lúa.

Nước xoáy dữ ào ào,

Nước thét gào kéo xuống Long Vương.

Nhanh nhanh tay chèo sang qua khỏi.

Chèo đi rán thứ chín,

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,

Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang,

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!

Chèo đi rán thứ mười,

Thuyền lướt theo nước trời băng băng,

Cánh dầm tung bốn góc

Rán lại rán bay đi…

Chèo đến rán mười một,

Sóng đuổi sóng xô đi

Nước đuổi về sau lưng.

Chèo mau lên, chèo cố

Cho thuyền đến cửa biển ta dừng,

Cho thuyền đến bãi cát vàng bình an.

Chèo đi rán mười hai,

– A! Bờ biển kia rồi,

Ta chèo mau lên thôi,

Chèo mau lên, hỡi người trai trẻ!

Trai trẻ hãy lắng tai,

Trai trẻ nghe tôi bảo,

Lại đây nghe tôi dạy:

– Mau lên ta kéo thuyền vào cạn,

Cùng lôi tảng vào bến,

Kéo thuyền vào bãi cát chói hồng,

Kéo thuyền vào bãi bướm vàng vờn bay!

– Mời nàng hương(4) hai cô

Mời em hãy ôm hoa lên bến,

Mời nàng hãy ôm hương hầu slay

Quân quan lên “bời bời”(5)

Đàn bà cầm nón ra thuyền

Đàn ông cầm ô lên bến

Tay trái xách giày hoa ra tảng,

Tay phải xách giày đẹp lên bờ,

Gánh gồng lên rầm rập theo slay(6),

Bao của quý khiêng lên đi lễ người.

Mười hai rán nước nay đã qua rồi,

Bây giờ mới biết tôi sống sót.

Binh mã(7) slay rầm rập

Kéo vào chợ Đường Chu(8)

Sau lưng trơ lại tôi

Ngồi bên bờ biển đất trời mênh mông,

Tự than thân trách phận,

Cay đắng lắm đời sa dạ sa dồng(9).

Chèo thuyền qua lò than, qua biển

Nhìn đường về, nước cuộn ầm rung…

(Trích Vượt biển, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam - Tập IV, tr.887 - 889)

Chú thích: 

(1) Rán: Ghềnh nước hoặc những khúc sông, suối nước chảy xiết, vực sâu nguy hiểm đe dọa những người chèo mảng.

(2) Ngọ lồm: Quỷ vô hình.

(3) Tảng: Loại mảng rất kiên cố có thể đi biển được.

(4) Nàng hương: Nàng hầu của quan slay. Trong thực tế, đây là hai cô gái đẹp chưa chồng, đến phục dịch trà thuốc cho thầy pụt cúng. Theo quan niệm mê tín cũ, những cô gái này khi chết cũng vẫn làm nàng hầu cho quan slay ở xứ ma.

(5) Bời bời: Đông đúc.

(6) Slay: Quan cai trị ở “cõi ma” (âm phủ).

(7) Binh mã: Xe ngựa, quân lính nơi cõi âm. 

(8) Chợ Đường Chu: Chợ ở “xứ ma”.   

(9) Sa dạ sa dồng: Những người làm phu phen đầy tớ cho các quan slay ở cõi âm.

Tóm tắt: Vượt biển là truyện thơ dân gian của dân tộc Tày – Nùng, dài khoảng 1000 câu thơ. Nội dung như sau: Có hai anh em mồ côi, lúc nhỏ rất yêu thương nhau. Người anh sau này khi lấy vợ thì trở nên lạnh nhạt, bỏ mặc em sống nghèo đói. Người chị dâu thương tình, vá áo cho em chồng, chẳng may làm in những ngón tay đang nhuộm chàm lên lưng áo rách. Người anh ghen tuông khiến em bị chết oan ức. Linh hồn em không nơi nương tựa, bị các quan slay ở cõi âm bắt làm sa dạ sa dồng – phu chèo thuyền vượt biển. Mỗi lần vượt biển phải trải qua hành trình mười hai rán nước vô cùng hiểm nguy. Tác phẩm này được các thầy cúng đọc trong các lễ cầu hồn, cầu mát, được phổ biến rộng rãi ở vùng xung quanh hồ Ba Bể, Bắc Kạn.

Câu 1. Xác định người kể trong văn bản.

Câu 2. Hình ảnh “biển” hiện ra trong văn bản có đặc điểm gì?

Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 4. Các rán nước trong văn bản là biểu tượng cho điều gì?

Câu 5. Những âm thanh nào được thể hiện trong đoạn thơ: Chèo đi rán thứ chín,/ Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,/ Khắp mặt biển nước sôi gầm réo./ Biển ơi, đừng giết tôi,/ Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền? Những âm thanh đó gợi cho em cảm xúc gì?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Cảnh tượng đau lòng (Lia ra, đeo quấn rất ngộ nghĩnh những hoa đồng cỏ nội.) LIA: Không, họ không thể bắt tội mình vì đã đúc ra tiền: mình là vua cơ mà! EĐ-GA: Ôi cảnh tượng đau lòng. LIA: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng bù nhìn dọa quạ! Bắn...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Cảnh tượng đau lòng

(Lia ra, đeo quấn rất ngộ nghĩnh những hoa đồng cỏ nội.)

LIA: Không, họ không thể bắt tội mình vì đã đúc ra tiền: mình là vua cơ mà!

EĐ-GA: Ôi cảnh tượng đau lòng.

LIA: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng bù nhìn dọa quạ! Bắn một phát tên xem sao. Trông kìa, kìa, con chuột! Khoan! Khoan! Mẩu bánh sữa nướng kia được việc chán. Bao tay của ta đấy, ta muốn thử sức với khổng lồ. Truyền đem hoa kích đến. A! Bay giỏi lắm, chim ơi! Bắn trúng hồng tâm, trúng hồng tâm! Hù ù ù!... Nói khẩu lệnh đã!

EĐ-GA: Ma-ri-doam(1) hiền hậu.

LIA: Cho qua.

GLÔ-XTƠ: Tiếng nói này ta nghe quen lắm.

LIA: A! Gô-nơ-rin,... với chòm râu bạc! Chúng nựng ta như con chó nhỏ, chúng bảo râu ta đã bạc trước khi có râu đen! Ta nói gì chúng cũng thưa: "Dạ phải, dạ không". Dạ phải, dạ không! Chẳng có tử tế chút nào đâu! Đến lúc mưa làm ướt sũng người ta, gió rít làm cho răng ta va cầm cập, sấm sét không thèm im tiếng theo lệnh của ta,... lúc ấy ta mới biết chúng, ta mới thấu gan ruột chúng! Không, chúng chả phải là người nói đúng lời đâu! Chúng bảo ta quyền phép vạn năng: láo toét hết. Ta có chống được cơn sốt rét đâu nào!

GLÔ-XTƠ: Ta nhận được giọng nói này rồi: đức vua đây, có phải chăng?

LIA: Phải, vua từ gót lên đầu! Đó! Ta trừng mắt lên nhìn là kẻ thần dân run sợ. [...]

GLÔX-TƠ: Ôi! Xin cho tôi được hôn bàn tay này.

LIA: Để cho ta chùi tay đi hẵng: mùi chết vẫn còn.

GLÔ-XTƠ: Ôi! Kì công của tạo hóa gặp lúc điêu tàn. Cả thế gian này rồi sẽ đến tiêu vong hư ảo hết! Người có nhận ra tôi chăng?

LIA: Ta mang máng nhớ cặp mắt nhà ngươi. Sao nhìn ta ngươi lại liếc ngang như thế? Không, hỡi thần Cu-pi-don bưng mắt, tha hồ cho ngươi nài nỉ, ta chẳng yêu nữa đâu. Này đọc thử tờ thách đấu của ta này, chú ý lối văn trong đó.

GLÔ-XTƠ: Mỗi chữ có là một vừng thái dương tôi cũng không sao nhìn thấy được.

EĐ-GA (nói riêng): Giá nghe kể lại, thì chẳng đời nào mình chịu tin, vậy mà sự thể hiển nhiên kia! Khiến cho lòng ta tan vỡ!

LIA: Đọc xem!

GLÔ-XTƠ: Ủa, đọc bằng lỗ mắt sao?

LIA: Ô! Hô! Ngươi cũng đến thế rồi ư? Không có mắt trong đầu và cạn tiền trong túi? Bệnh mắt của ngươi cũng nặng như túi rỗng của ngươi nhẹ tênh? Tuy vậy người vẫn thấy được sự đời biến diễn chứ?

GLÔ-XTƠ: Thấy được bằng xúc cảm mà thôi.

LIA: Thế nào? Ngươi điên hay sao? Người ta vẫn có thể thấy được việc đời mà không cần mắt! Hãy thấy bằng tai. Nhìn cái lão quan tòa kia, hắn đang hạch tên kẻ cắp đáng thương kia kìa! Này, ghé tai cho ta bảo thầm một câu, thử đánh tráo xem, và "úm ba la!" ai quan tòa ai kẻ cắp? Ngươi đã thấy chó ấp đuổi cắn ăn mày bao giờ chưa?

GLÔ-XTƠ: Thưa đã.

LIA: Thấy chưa: thằng người chạy trốn con chó! Hình ảnh uy quyền là thế đó: thiên hạ vâng phép chó bởi vì chó được trao quyền hành, rõ chưa? [...] Thằng bịp bợm cho vay lại treo cổ đứa đi lừa! Áo rách mướp thì lộ hết từng tí xấu xa, áo mớ bảy mớ ba thì che được ráo! Có giáp vàng bao che tội lỗi thì gươm công lí đâm đến gãy, người cũng chẳng sao; chỉ có mảnh áo manh che thì một cọng tăm của giống tí hon nó đâm cũng thủng. Không có ai phạm tội hết, tha bổng hết, ta bảo thật ngươi thế đấy, vì ta đây có quyền làm câm họng kẻ buộc tội người ta. Người sắm lấy mục kỉnh mà đeo, và bắt chước một tên chính khách gian hùng, làm như nhìn thấy những điều nó không trông thấy. Bây giờ thì, giờ thì, kéo rút đôi ủng ra cho ta. Kéo mạnh lên, mạnh nữa! Thế.

EĐ-GA: Ôi! Tỉnh táo lẫn hôn mê! Khôn ngoan trong điên dại.

LIA: Nếu ngươi muốn thương cho số phận của ta thì hãy mượn lấy đôi mắt ta mà khóc. Ta quen ngươi lắm. Tên ngươi là Glô-xtơ. Hãy kiên nhẫn nghe! Bọn ta khóc lóc mà xuống thế gian này. Ngươi cũng biết đấy, mới hít hơi thở đầu tiên, ta đã oe oe lên, gào, khóc rồi! Để ta giảng giải cho ngươi bài thánh kinh. Nghe nhá!

GLÔ-XTƠ: Ôi! Ngày khốn khổ!

LIA: Khi ta sinh ra đời, ta khóc vì nỗi phải bước vào cái sân khấu mênh mông của những kẻ điên rồ! Câu mào đầu hay đấy chứ! Đóng móng cho cả đàn ngựa bằng dạ cho êm, hẳn là một mẹo khá tế nhị. Ta muốn thử cái mẹo này và khi đuổi kịp mấy đứa con rể nọ, ta hô xung phong: giết, giết, giết!

(Một gia tướng và một số gia nhân ra.)

GIA TƯỚNG: Đây rồi! Giữ chặt lấy người! Bẩm tướng công, lệnh nữ rất hiếu thảo của người...

LIA: Tả hữu đâu cả rồi? Kìa, ta thành tù binh sao? Ta chẳng qua cũng chỉ là một thằng điên và một thứ đồ chơi trong tay Vận mệnh! Hãy đối xử với ta cho tốt: ta sẽ nộp nhiều tiền chuộc mạng. Gọi cho ta một thầy thuốc giải pháp. Óc ta bị thương.

GIA TƯỚNG: Người muốn gì sẽ có nấy.

LIA: Không có ai tiếp cứu? Ta trơ một mình sao? Thế thì con người cũng dễ hóa thành "lệ nhân", để lấy đôi mắt làm thùng tưới hoa viên hay tưới đường ngày thu cho đỡ bụi. [...]

(Lia vùng chạy, bọn gia nhân đuổi theo.)

GIA TƯỚNG: Cảnh tượng này đối với kẻ khốn khổ nhất cũng đã đáng thương, huống nữa đối với một ông vua: thực não nề hết nói.

(Trích Vua Lia, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, trang 582 - 585)

Chú thích: (1) Ma-ri-doam: Thảo dược dùng để chữa các bệnh về não. Vua Lia yêu cầu Eđ-ga nói khẩu lệnh, khi chàng nói khẩu lệnh này thì vua Lia đồng ý cho qua.

Tóm tắt: Vua Lia là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia. Nội dung vở kịch như sau:

     Vua Lia nước Anh đã già, có ba cô con gái là Gô-rơ-nin, Rê-gan và Cor-đê-ni-a. Nhà vua định chia vương quốc cho các con gái làm của hồi môn, rút lui khỏi công việc triều chính. Ông hỏi các con xem ai yêu mình nhất để quyết định việc phân chia. Sau khi quyết định việc phân chia xong xuôi, vua Lia lần lượt đến ở với hai công chúa. Nhưng không được bao lâu, họ trở mặt, thậm chí là can tâm đẩy ông ra khỏi nhà trong một đêm giông bão. Quá sốc trước sự bội phản của hai cô con gái, vua Lia đã hóa điên. 

     Bá tước Glô-xtơ có hai người con trai là Eđ-ga (con chính thức) và Eđ-mơn (con ngoài giá thú). Bá tước bị Eđ-mơn lừa gạt, hiểu nhầm rằng Eđ-ga phản bội để chiếm hết gia tài của mình. Ông cho người truy lùng Eđ-ga khắp nơi khiến chàng phải cải trang, chạy trốn. Trong khi đó, Eđ-mơn phản bội bá tước, khiến ông bị Cor-nê-uôn móc mắt. 

      Quân Pháp kéo đến trả thù cho vua Lia nhưng bại trận. Vua Lia và Cor-đê-li-a bị bắt. Eđ-mơn bí mật cho người đến sát hại hai cha con họ. Trong khi đó, Gô-rơ-nin, Rê-gan cùng muốn tằng tịu với Eđ-mơn. Gô-rơ-nin viết thư bày cho Eđ-mơn chồng cô là An-ba-ni để mình được tự do. Bức thư bị Eđ-ga bắt được và chuyển cho An-ba-ni. Eđ-mơn bị Eđ-ga trừng trị. Trước khi chết, Eđ-mơn kêu mọi người đi cứu vua Lia và Cor-đê-li-a, nhưng không kịp. Cor-đê-li-a bị tên lính thắt cổ chết. Nhà vua giết tên lính, ôm xác con gái, quá đau đớn, ông cũng từ giã cõi đời trong tiếng kèn lâm khốc. 

Câu 1. Chỉ ra một lời độc thoại trong văn bản. 

Câu 2. Vua Lia nhận ra bản chất của hai cô con gái và sự ảo tưởng về quyền phép vạn năng của bản thân khi nào?

Câu 3. Lời thoại sau của vua Lia: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng bù nhìn dọa quạ! Bắn một phát tên xem sao. Trông kìa, kìa, con chuột! Khoan! Khoan! Mẩu bánh sữa nướng kia được việc chán. Bao tay của ta đấy, ta muốn thử sức với khổng lồ. Truyền đem hoa kích đến. A! Bay giỏi lắm, chim ơi! Bắn trúng hồng tâm, trúng hồng tâm! Hù ù ù!... có đặc điểm gì?

Câu 4. Liệt kê các chỉ dẫn sân khấu trong văn bản và nêu tác dụng và nêu tác dụng của các chỉ dẫn này với người đọc. 

Câu 5. Phần tóm tắt vở kịch và văn bản cho thấy bức tranh hiện thực đời sống hiện ra như thế nào? 

0