K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2021

có đc copy mạng ko

19 tháng 12 2021

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

19 tháng 12 2021

giả thiết: nếu em được kết quả cao thì em sẽ được học sinh giỏi

19 tháng 12 2021

- Trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

- Tác dụng: Làm cho sự vặt (gà mẹ, đàn gà con, vịt con) trở nên sống động, trân thực, gần gũi với con người hơn

Bài tập1Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt thaTrưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới mayChiều trôi lơ lửng đám mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng.(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo)Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm nào giúp em nhận ra thể thơ đó?Câu 2: Đoạn thơ viết theo...
Đọc tiếp

Bài tập1
Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi lơ lửng đám mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.
(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm nào giúp em nhận ra thể thơ đó?
Câu 2: Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?
Câu 4: Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Bài tập 2:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Tình bạn
   Tình bạn như phép nhiệm màu
             Giúp ta xích lại gần nhau trong đời
Cùng bạn dạo cảnh rong chơi
            Trên môi luôn thắm nụ cười đẹp tươi
Gặp nhau vui làm bạn ơi
            Cười đùa nắc nẻ thảnh thơi yên bình
Gạt buồn khơi lấy niềm tin
                 Tìm trong vạt nắng một tình bạn thân
Niềm vui nhân gấp bội lần
                   Khi tình bạn đẹp không phân sang hèn..
                                                                          (Axeng)

Câu 1 :Bài thơ trên viết theo thể thơ gì? 
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 3 : Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 4 :Chỉ ra từ láy có trong đoạn thơ?
Câu 5 : Nhà thơ quan niệm như thế nào là một tình bạn đẹp? Tìm những chi tiết, hình ảnh thơ thể hiện điều đó?
Câu 6: Suy nghĩ của em về vai trò của  tình bạn ( 3-5 câu)

0
Bài 01 (5 điểm) Gạch chân dưới những từ không cùng hệ thống trong các dãy từ sau:a. xanh tươi, xanh lơ, xanh ngắt, xanh um, xanh lè.b. lênh khênh, lách tách, hồng hào, dong dỏng, gầy gò.c. xách, vác, khênh, cầm, khiêng.  Bài 02 (2,5 điểm)(1)Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải...
Đọc tiếp

Bài 01 (5 điểm) 

Gạch chân dưới những từ không cùng hệ thống trong các dãy từ sau:

a. xanh tươi, xanh lơ, xanh ngắt, xanh um, xanh lè.

b. lênh khênh, lách tách, hồng hào, dong dỏng, gầy gò.

c. xách, vác, khênh, cầm, khiêng.

 

 

Bài 02 (2,5 điểm)

(1)Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

(2)Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. (3)Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. (4)Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. (Vân Long)

Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép? Chỉ rõ các cụm chủ vị trong câu ghép đó?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Cụm từ báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến là thành phần gì của câu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ từ thì trong các câu (1), (2), (4) nối những thành phần gì của câu?

Câu (1): Quan hệ từ thì nối:…………………………với…………………………

Câu (2): Quan hệ từ thì nối:…………………………với ………………..………

Câu (4): Quan hệ từ thì nối …………………………với …………………….…

 

các bạn giúp mình với, nhưng các bạn ko cần giúp hết đâu giúp 1 bài thôi cũng dc.

Ví dụ các bạn làm bài 2 thì các bạn làm mỗi phần a thôi cũng dc.

5

Bài 01 (5 điểm) 

Gạch chân dưới những từ không cùng hệ thống trong các dãy từ sau:

a. xanh tươi, xanh lơ, xanh ngắt, xanh um, xanh lè.

b. lênh khênh, lách tách, hồng hào, dong dỏng, gầy gò.

c. xách, vác, khênh, cầm, khiêng.

19 tháng 12 2021

Bài 01 (5 điểm) 

Gạch chân dưới những từ không cùng hệ thống trong các dãy từ sau:

a. xanh tươi, xanh lơ, xanh ngắt, xanh um, xanh lè.

b. lênh khênh, lách tách, hồng hào, dong dỏng, gầy gò.

c. xách, vác, khênh, cầm, khiêng.

Bài 02 (2,5 điểm)

(1)Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

(2)Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. (3)Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. (4)Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. (Vân Long)

Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép? Chỉ rõ các cụm chủ vị trong câu ghép đó?

Câu 1 nhé

Chủ ngữ câu 1 :Đến tháng năm

Vị ngữ : còn lại của câu đó

Cụm từ báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến là thành phần gì của câu?

Là thành phần trạng ngữ

Quan hệ từ thì trong các câu (1), (2), (4) nối những thành phần gì của câu?

Câu (1): Quan hệ từ thì nối:…chủ ngữ………………………với……………trạng ngữ……………

Câu (2): Quan hệ từ thì nối:………chu ngữ…………………với ……vị ngữ…………..………

Câu (4): Quan hệ từ thì nối ……trạng ngữ……………………với …………chủ ngữ , vị ngữ………….…

“Trên đường hành quân xa          Dừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổCục...cục tác cục taNghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”                                                                                    (SGK Ngữ văn 7, tập 1)Câu 1.a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?b....
Đọc tiếp

Trên đường hành quân xa

          Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

 Nghe gọi về tuổi thơ

                                                                                    (SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1.

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Đoạn thơ viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính là gì?  

Câu 2 . Trình bày nội dung chính của văn bản chứa đoạn thơ trên.

Câu 3

a. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của nó.

b. Câu văn sau đây mắc lỗi gì về sử dụng quan hệ từ? Hãy sửa lại cho đúng.

     Qua khổ thơ đầu tiên đã giới thiệu cho độc giả hoàn cảnh người chiến sĩ bắt gặp âm thanh tiếng gà, từ đó gợi về những kí ức tuổi thơ êm đềm, tươi đẹp.

Giúp mik vs ạ, mik đg cần gấp

5
19 tháng 12 2021

Câu 1 :

Đoạn thơ được trích trong bài thơ Tiếng gà trưa 

Tác giả là Xuân Quỳnh

Câu 2 :

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Câu 3 :

Tự nghĩ nhé

BÀI NÀY 

19 tháng 12 2021

Câu 3

– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.

– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ khắc lại ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kỹ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nói lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!

Mà bác khổ thật, bán cà muối về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Tham khảo :

Dân gian có câu "Bán anh em xa, mua láng giềng gần". Những người tuy xa lạ nhưng luôn gắn bó, chan hòa tình làng nghĩa xóm là những người rất đáng trân trọng. Trong đó, em rất yêu quý bác Tâm.

Nhà em ngụ trong một con ngõ nhỏ nên các nhà cứ quây quần lại với nhau, ngày nào cũng gặp gỡ chạm mặt nhau vài lần. Bác Tâm là hàng xóm đối diện nhà em từ khi em sinh ra. Giờ chỉ còn bác với bác trai còn hai đứa con đều đã lập gia đình ra ở riêng. Năm nay bác cũng ngoài năm mươi. Bác có dáng người nhỏ, mảnh khảnh. Bác bảo ngày xưa cuộc sống vất vả quá, làm việc quần quật, miếng ăn không có nên còm cõi vậy. Nhưng nhờ tập thể dục thường xuyên nên bác vẫn giữ được cơ thể khỏe manh. Nước da của bác cũng ngăm ngăm cộng thêm với thời gian nên nó cũng chẳng còn mịn màng mà đã dần có sự lão hóa của tuổi tác. Gương mặt bác trái xoan nhưng ẩn chứa gì đó nét khắc khổ. Gò má cao và hốc mắt sâu, sự trải đời hiện rõ trên từng đường nét. Bác không có hàm răng đều tăm tắp nhưng điều đó chẳng làm giảm đi sự rạng rỡ trong nụ cười của bác. Khi bác cười, dù ở khóe mắt xuất hiện những vết chân chim nhưng thần thái lại càng tươi trẻ ra. Hai bên má lấm tấm những tàn nhang nhưng em thấy bác càng duyên dáng hơn với chúng. Đôi mắt có phần mờ đục và hơi đỏ. Bác cũng rất hay bị đau mắt, có thể do công việc mưu sinh của bác phải tiếp xúc nhiều cát bụi. Mái tóc của bác dài đến ngang lưng thường được búi gọn sau gáy bằng một chiếc cặp dù đã cũ kỹ nhưng đó là món quà con gái đã tặng bác từ lâu. Mái tóc ấy cũng đã điểm nhiều sợi bạc. Bàn tay bác nhìn có vẻ gầy guộc với các ngón tay dài xương xẩu nhưng chính bàn tay ấy đã nuôi nấng hai anh chị nên người và đến giờ vẫn từng ngày vun vén và chăm lo cho chồng của bác. Bàn tay đó là vẻ đẹp của tình yêu thương và đức hi sinh. Sở dĩ em yêu quý bác như ruột thịt, thương cả dáng hình bác là bởi bác đã giúp đỡ gia đình em khi mới chuyển đến- bố em đã kể cho em nghe. Và cùng với gia đình, bác cũng chứng kiến năm tháng em lớn lên, thậm chí bác trông nom em nhiều lần khi còn bé, lúc bố mẹ em có việc và dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải.

Đúng như cái tên đẹp đẽ của bác, bác Tâm đã sống bằng tất cả tấm lòng mình. Ở bác có rất nhiều đức tính em trân trọng và cảm phục!

19 tháng 12 2021

C. Đầu lá rủ phất phơ

Học tốt(^^) 

Trường hợp nào dưới đây từ đầu được dùng với nghĩa chuyển?

a.Em Lan đã tự biết chải đầu.

b.Đầu con voi rất to .

c.Đầu lá rủ phất phơ.

19 tháng 12 2021

4 câu đầu tiên ( Theo mình là vậy)

19 tháng 12 2021

câu cuối là câu nói của Bác Hồ mà Nguyễn Thảo Nguyên

 Từ "chạy" trong câu thơ là nghĩa chuyển vì nghĩa gốc của từ "chạy" là  di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp. Câu thơ " Thời gian chạy qua tóc mẹ / Một màu trắng đến nôn nao " hiểu là người mẹ càng ngày càng già đi

19 tháng 12 2021

Chạy ý nói là thời gian trôi qua một cách nhanh chóng . Dùng theo nghĩa chuyển