K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau1. Rễ hô hấp có ở cây:a. Cà rốt, phong lan, khoai lanb. Cà rốt, phong lan, khoai lan, rau nhútc. Bần, mắm, cây bụt mọc2. Giác mút là loại rễ biến dạng để:a. Giúp cây hút chất dinh dưỡng từ đấtb. Giúp cây hút chất dinh dưỡng từ không khíc. Giúp cây hút chất dinh dưỡng từ cây chủ3. Những cây có rễ củ như là:a. Cải củ trắng, lạc, sắnb. Cà rốt,...
Đọc tiếp

I. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau
1. Rễ hô hấp có ở cây:
a. Cà rốt, phong lan, khoai lan
b. Cà rốt, phong lan, khoai lan, rau nhút
c. Bần, mắm, cây bụt mọc
2. Giác mút là loại rễ biến dạng để:
a. Giúp cây hút chất dinh dưỡng từ đất
b. Giúp cây hút chất dinh dưỡng từ không khí
c. Giúp cây hút chất dinh dưỡng từ cây chủ
3. Những cây có rễ củ như là:
a. Cải củ trắng, lạc, sắn
b. Cà rốt, cải củ trắng, khoai lan
c. Nghệ, đinh lăng, chuối
4. Rễ móc là:
a. Loại rễ chính mọc từ gốc thân để giúp cây đứng vững
b. Là loại rễ phụ từ thân và cành giúp cây bám vào giá bám để leo lên
c. Là loại rễ phụ từ thân và cành giúp cây hút chất dinh dưỡng từ cây khác
5. Thân to ra là do:
a. Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào
b. Sự phân chia các tế bào ở tầng sinh vỏ
c. Do sự phân chia các tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
6. Mạch rây có chức năng:
a. Vận chuyển nước và muối khoáng
b . Vận chuyển chất hữu cơ
c. Cả hai trên đều đúng
7. Mạch gỗ có chức năng:
a. Vận chuyển nước và muối khoáng
b. Vận chuyển chất hữu cơ
c. Vận chuyển nước, muối khoáng và chất hữu cơ
b. Nitơ
c. Oxi
9. Nếu không có oxi thì cây
a. Vẫn sinh trưởng tốt
b. Vẫn hô hấp bình thường
c. Chết
10. Phần lớn nước do rễ hút vào được thải ra ngoài qua:
a. Thân, cành
b. Thân, lá
c. Lỗ khí của lá

1
8 tháng 9 2021

1. Rễ hô hấp có ở cây

đáp án:  bần, mắm, cây bụt mọc

2. Giác mút là loại rễ biến dạng để

 Giúp cây hút chất dinh dưỡng từ cây khác

8 tháng 9 2021

Sinh vật gồm những nhóm (giới) nào?

Animalia - Động vật.

Plantae - Thực vật.

Fungi - Nấm.

Protista - Sinh vật Nguyên sinh.

Archaea - Vi khuẩn cổ

Bacteria - Vi khuẩn.

Nêu các thành phần chính cấu tạo nên tế bào và chức năng của chúng?

=> Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống.

*Sxl

@Ngien

Xin loi vì mình mới học lớp 4 thôi.

BÀI TẬP BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ NHÂN ĐÔI ADN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?      A. 6 loại mã bộ ba.  B. 3 loại mã bộ ba.      C. 27 loại mã bộ ba.      D. 9 loại mã bộ ba. Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã...
Đọc tiếp

BÀI TẬP BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ NHÂN ĐÔI ADN

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

     A. 6 loại mã bộ ba.  B. 3 loại mã bộ ba.      C. 27 loại mã bộ ba.      D. 9 loại mã bộ ba.

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là

     A. đoạn intron.  B. đoạn êxôn.       C. gen phân mảnh.      D. vùng vận hành.

Câu 3: Vùng điều hoà là vùng

     A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

     B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

     C. mang thông tin mã hoá các axit amin

     D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Câu 4: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

     A. UGU, UAA, UAG        B. UUG, UGA, UAG       

     C. UAG, UAA, UGA        D. UUG, UAA, UGA

Câu 5: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

     A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

     B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

     C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

     D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 6: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

     A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

     B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

     C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

     D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 7: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

     A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.                                B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

     C. Mã di truyền có tính phổ biến.                                D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 8: Gen không phân mảnh có

     A. cả exôn và intrôn.                                                    B. vùng mã hoá không liên tục.

     C. vùng mã hoá liên tục.                                              D. các đoạn intrôn.

Câu 9: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là

     A. codon.              B. gen.            C. anticodon.          D. mã di truyền.

Câu 10: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

     A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

     B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

     C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

     D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 11: Bản chất của mã di truyền là

     A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

     B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

     C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

     D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 12: Vùng kết thúc của gen là vùng

     A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

     B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

     C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin

     D. mang thông tin mã hoá các aa

Câu 13: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:

     A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

     B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

     C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

     D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 16: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là

     A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền    

     B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

     C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

     D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ

Câu 17: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc

     A. bổ sung.                                                                   B. bán bảo toàn.                                      

     C. bổ sung và bảo toàn.                                               D. bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 18: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:

     A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá. B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

     C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

Câu 19: Gen là một đoạn của phân tử ADN

     A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.

     B. mang thông tin di truyền của các loài.

     C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

     D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Câu 20: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?

     A. Vùng kết thúc.  B. Vùng điều hòa.    C. Vùng mã hóa.   D. Cả ba vùng của gen.

Câu 21: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

     A. ADN giraza                  B. ADN pôlimeraza          C. hêlicaza     D. ADN ligaza

Câu 22: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

     A. 1800                              B. 2400                              C. 3000     D. 2040

Câu 23: Intron là

     A. đoạn gen mã hóa axit amin.                                    B. đoạn gen không mã hóa axit amin.

     C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn.           D. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã.

Câu 24: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

     A. tháo xoắn phân tử ADN.

     B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

     C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.

     D. nối các đoạn Okazaki với nhau.

Câu 25: Vùng mã hoá của gen là vùng

     A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã    B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

     C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin                       D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc

Câu 26: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

     A. Mã di truyền có tính phổ biến.                                B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

     C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.                               D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu 27: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là

     A. nuclêôtit.                       B. bộ ba mã hóa.               C. triplet.     D. gen.

Câu 28: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là

     A. gen.                               B. codon.                           C. triplet.     D. axit amin.

Câu 29: Mã di truyền là:

     A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

     B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

     C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

     D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

BÀI TẬP TỰ LUẬN:

Một số công thức:

- Tính chiều dài: L = N x 3,4 (A0) => N = 2 x L/3,4 A0

- Tính số lượng nu của gen: N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X

- Tính khối lượng: M = N x 300 (đvC)

-Tính số nu mỗi loại: theo NTBS: A = T; G = X

  A + G = T + X = N/2

- Tính số nu mỗi loại trên mỗi mạch: A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = N/2;

   A1 = T2; A2 = T1; G1 = X2; G2 = X1

    A = T = A1 + A2; G = X = G1 + G2

-Liên kết hidro: H = 2A + 3G = 2T + 3X

Gọi x là số lần nhân đôi

-Số ADN con tạo thành = 2x  

-Tổng số nu tự do môi trường cung cấp cho x lần nhân đôi:

+ Số Nu môi trường cung cấp:  Nmt = N (2x- 1)

+ Số Nu từng loại môi trường cung cấp

Amt = Tmt =   A (2x- 1)    ;        Gmt = Xmt =   G (2x- 1)

-Liên kết hóa trị: HT = (N-2) (2x- 1)                                        

-Liên kết hidro hình thành :Hht = H.2x

- Liên kết hidro phá vở: Hpv = H(2x  - 1)                                             

-Số mạch đơn mới : 2(2x- 1)

Một số bài tập:

Bài 1: Một phân tử ADN ban đầu tự nhân đôi 3 lần thì thu được bao nhiêu ADN con?

Bài 2: Nếu ADN đó có tổng số nucleotit là 3000 nucleotit thì quá trình nhân đôi đó cần nguyên liệu của môi trường là bao nhiêu nucleotit tự do?

Bài 3: Một gen có chiều dài 4080 A0    số nuclêôtit loại Ađênim chiếm tỉ lệ 20% số nuclêôtit của gen. Tính

a/ Số nuclêôtit từng loại của gen.

b/ Liên kết hidro của gen

c/ Nếu gen trên nhân đôi 4 lần liên tiếp thì số nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu?

 

1
2 tháng 10 2021

loading...loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

Bài tập: A.Trắc nghiệm: 1. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào: A.   Hoạt động trao đổi chất. B.   Chênh lệch nồng độ ion. C.   Cung cấp năng lượng. D.   Hoạt động thẩm thấu. 2. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào: A.   Gradien nồng độ chất tan. B.   Hiệu điện thế màng. C.   Trao đổi chất của tế bào. D.   Tham gia của năng lượng 3. Rễ...
Đọc tiếp

Bài tập:

A.Trắc nghiệm:

1. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào:

A.   Hoạt động trao đổi chất.

B.   Chênh lệch nồng độ ion.

C.   Cung cấp năng lượng.

D.   Hoạt động thẩm thấu.

2. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào:

A.   Gradien nồng độ chất tan.

B.   Hiệu điện thế màng.

C.   Trao đổi chất của tế bào.

D.   Tham gia của năng lượng

3. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

A.   Đỉnh sinh trưởng                         

B.   Miền lông hút

      C. Miền sinh trưởng                         

      D. Rễ chính

4.Khi trong cây Nồng độ ion K là 0.05% khi nồng độ K trong đất là 0,3% thì cây sẽ

A.   Không hấp thụ ion khoáng này

B.   Hấp thụ chủ động cần cung cấp năng lượng

      C.  Hấp thụ bị động     

      D.  Cây thừa K

5. Các ý sau đây đúng hay sai

A.   Cơ chế hấp thụ nước thụ động giúp cây dễ dàng hút được nước

B.   Hấp thụ chủ động Không cần cung cấp năng lượng

C.  Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây cây bị xót và chết

D.  Có 2 con đường hấp thụ nước và ion khoáng

B. Tự luận:

1. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

2. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

3. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết ?

4.Vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?

 

 

3
8 tháng 9 2021

1B. Chênh lệch nồng độ ion.

2D. Cung cấp năng lượng.

3B. Miền lông hút.

B. Tự luận:

1. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

  • Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trướng) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thâu cao).
  • Khác với sự hẩp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
    • Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường, nơi nồng độ của ion cao vào rễ, nơi nồng độ của ion độ thấp).
    • Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali (K+). di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hẩp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...).

2. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì:

- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi

- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào

3. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết ?

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: ... - Thiếu ôxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, khônghình thành được lông hút mới. - Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy và cây bị chết.

4.Vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?

Cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn vì :

- Rễ cây không hô hấp được do đất ngập nước dẫn đến không hút được nước và muối khoáng.

- Mặt khác, đất ngập mặn có hàm lượng muối cao, nồng độ chất tan cao làm chênh lệch áp suất thẩm thấu bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với bên trong tế bào, cây không hút được nước nên chết.

8 tháng 9 2021

\(A\)_Trắc Nghiệm:
Câu 1:B
Câu 2:A
Câu 3:B
Câu 4:B
Câu 5: 
Câu sai: B,D
Câu đúng: A,C

\(B\)_Tự Luận
Câu 1:
- Cơ chế hấp thụ của nước là: Hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động, từ môi trường nhược trương trong đất đến môi trường ưu trương trong rễ cây theo áp suất thẩm thấu.

- Cơ chế hấp thụ của ion khoáng: Có 2 cơ chế
+ Cơ chế thụ động: Khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào rễ (nơi có nồng độ ion thấp) theo gradien nồng độ
+ Cơ chế chủ động: Vận chuyển chủ động ngược chiều gradien nồng độ (nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion thấp). Vận chuyển chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.

Câu 2: Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp vì: 

- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào vận chuyển chủ động của chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi.

- các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ của các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào, làm tăng khả năng hút nước của tế bào

Câu 3: Cây trên cạn ngập úng quá lâu sẽ chết vì: 

- Rễ ngập trong nước làm cho chức năng hô hấp của rễ diễn ra khó khăn hơn, cũng sẽ giảm quá trình hút chất khoáng cần thiết cho cây

Câu 4: Các cây trên cạn không thể sống được trên đất ngập mặn vì: áp suất của nước ngập mặn lớn hơn nước ngọt, nên cây gặp khó khăn trong việc hút nước để nuôi cây, áp suất cao cũng làm cho miền lông hút của các cây trên cạn bị tiêu biến

Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Vì vậy Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lại để dễ quan sát, theo dõi các hiểu hiện của từng cặp tính trạng.

7 tháng 9 2021

Vì cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng, Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lại để dễ quan sát, theo dõi các hiểu hiện của từng cặp tính trạng.

Học tốt nha bạn

7 tháng 9 2021

,vd: 
tóc thẳng - tóc xoăn 

mắt đen - mắt xanh 

vóc dáng cao - vóc dáng thấp 

da trắng - da đen 

7 tháng 9 2021

Phương pháp phân tích thế hệ lai của Men đen có các nội dung cơ bản sau:

- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cặp hay một số cặp tính trạng tương phản.

- Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở đời con cháu.

- Dùng tính toán thống kê để phân tích số lượng thu được.

- Rút ra quy luật di truyền các tính trạng.

7 tháng 9 2021
  • Đối tượng của Di truyền học là: các hiện tượng di truyền và biến dị.
  • Nội dung nghiên cứu: cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
  • Ý nghĩa: Có vai trò quan trọng về lý thuyết và thực tiễn cho khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trogn Công nghệ sinh học hiện đại.
7 tháng 9 2021

- Đối tượng của di truyền học là: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

- Nội dung của di truyền học nghiên cứu: cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

- Ý nghĩa của di truyền học: di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.

9 tháng 9 2021

Bạn ko hiểu gì có thể đăng lên để tụi mk giúp nhé