K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 6 2018

Non sông, sớm tối ,chắt lọc , sắt thép, xanh đen, xưa nay, đường lối 

k mk nhá

27 tháng 6 2018

biển cho ta cá như lòng mẹ

nuôi lớn đời ta tự thủa nào.

biện pháp so sánh 

tác dụng : Cho ta thấy biển giống như ng mẹ 

mik chỉ lm đc z thui !

28 tháng 6 2018

Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng

Trong phần thứ hai của bài thơ nổi bật là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiên nhiên vùng biển và tư thế của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ. Cảm hứng lãng mạn khiến nhà thơ phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình:

      Thuyền ta lái gió với buồm trăng,

      Lướt giữa mây cao với biến bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

    Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Hình ảnh con thuyền được miêu tả rất lãng mạn: có thực nhưng lại lẫn vào trong ảo. Với sự tưởng tượng bay bổng, thuyền có người cầm lái là gió trời, cánh buồm là trăng. Thuyền và người hòa nhập vào thiên nhiên, lâng lâng trong cái thơ mộng của gió, trăng, trời, biển. Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh con người lớn ngang tầm vũ trụ và chan hòa với khung cảnh trời nước bao la tuyệt đẹp. Công việc đánh cá do đó bỗng nhiên trở nên rất thơ mộng. Những hình ảnh này được sáng tạo như trên có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống (thiên nhiên và con người), biểu hiện niềm say mê, hào hứng và những mơ ước bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.

Sự giàu có, đẹp đẽ của biển cả được tác giả miêu tả hết sức duyên dáng, lấp lánh màu sắc như bức tranh sơn mài về một bể cá khống lồ:

Cá nhụ cá chim, cùng cá đé,

     Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

        Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

     Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Huy Cận đã ngợi ca sự giàu có của biển cả bằng cách liệt kê các loài cá khác nhau: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song. Đây đều là những loài cá quý vùng biển nước ta, mang lại giá trị kinh tế lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Biển không chỉ giàu mà còn đẹp một cách thơ mộng. Nó lấp lánh, dịu dàng, thanh thoát. Khi ánh trăng chiếu xuống mặt nước, những đàn cá quẫy đuôi khiến ánh trăng như tan đi trong làn nước biển, vẻ đẹp đó hòa cùng với màu sắc của muôn loài cá trên biển. Đặc biệt, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long là một hình ảnh nhân hóa đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại dương khổng lồ mà tiếng thở của đêm chính là tiếng sóng biển dào dạt. Hơn nữa, sự tưởng tượng của nhà thơ được cắt nghĩa cũng bất ngờ: sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm. Thực ra, đây là hình ảnh đảo ngược vì sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời nơi đáy nước chứ không phải sao lùa bóng nước. Đó là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnh vật thêm sinh động. Tất cả làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động. Cảnh vật thật lung linh và huyền ảo như thế giới thần tiên, cổ tích.

Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn con người. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:

                                                                Ta hát bài ca gọi cá vào,

        Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

  Biển cho ta cá như lòng mẹ

  Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nựớc, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ để làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Công việc đánh cá của ngư dân ở đây như một trận đánh hào hùng có sự tham gia của cả thiên nhiên.

Câu thơ Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động. Trong con mắt và tình cảm của những người dân chài thì biển như lòng mẹ. Biển cả đối với ngư dân trở nên thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển khơi.

Cảnh buông lưới, đợi chờ, ngắm biển đêm, cảnh kéo lưới đều được tác giả hình dung đầy chất thơ:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

   Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.

    Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Công việc đánh cá qua cái nhìn, tưởng tượng cùa nhà thơ tương rằng chỉ đơn giản: dòng thuyền ra khơi, chọn địa điểm, dàn thuyền, buông lưới, chờ đợi, kéo lưới thu hoạch hải sản lên thuyền, trở về. Nhưng trên thực tế thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy, Những câu thơ trên tạo nên hình

ảnh người lao động trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng. Riêng cảnh kéo lưới đã được tả khá sát thực và cụ thể bằng hình ảnh kéo xoăn tay chùm cá nặng - kéo hết sức, kéo liền tay để cá không thoát ra ngoài được. Những con cá to nhỏ mắc lưới dính sát nhau như những chùm quả nặng trĩu từ dưới biển sâu để xuống khoang thuyền. Trời vừa sáng thì lưới cá cũng vừa kéo hết lên thuyền. Câu thơ lưới xếp buồm lên đón nắng hồng như tạo một sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người như muốn sẻ chia niềm vui với ánh bình minh.

26 tháng 6 2018

Tích tắc : Chuông đồng hồ kêu tích tắc, tích tắc...

Thướt tha : Khi phụ nữ mặc áo dài trông thật duyên dáng, thướt tha.

Lung linh : Bài hát " Những ngọn nến lung linh " nghe thật là hay.

Thỉnh thoảng : Từ ngày ra trường, tôi và Lan thỉnh thoảng mới gặp nhau.

Sách vở : Sách vở là đồ dùng vô cùng cần thiết đối với mỗi học sinh.

Quần áo : Vào thứ 2 và thứ 6, chúng em thường phải mặc quần áo đồng phục đến trường.

Bạn bè : Chúng ta cần phải đối xử tốt với bạn bè của mình.

Giầy dép : Ngày mai, mẹ sẽ dẫn em đến của hàng mua giày dép chuẩn bị cho năm học mới.

Thiên nhiên : Chúng ta phải bảo vệ thiên nhiên xung quanh.

Thầy cô : Chúng em tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm nhân ngày 20 - 11.

Hok tốt nha!

26 tháng 6 2018

1. Thầy cô chính là người nâng bước cho ước mơ của trẻ thơ

26 tháng 6 2018

ba ba, bề bề, cào cào, cheo cheo, chuồn chuồn, còng còng,đa đa,kên kên, kền kền, kim kim, le le, manh manh

mk tìm đc thế thôi, chúc bạn học tốt nha, ủng hộ mk nha

26 tháng 6 2018

trả lời :

cào cào , tê tê , tinh tinh , ve ve 

chuồn chuồn ,  kền kền , manh manh , 

mong mị người ủng hộ

26 tháng 6 2018

Nghĩa gốc : Cái chân bàn này dài thật.

Nghĩa chuyển : Bạn hãy phân biệt chân với giả

Chúc bạn hok tốt nha!@

26 tháng 6 2018

Chân nghĩa gốc: Bàn chân của em còn in lại trên bãi cát.

Chân nghĩa chuyển: Phía sau đường chân trời kia, một thế giới mới sẽ mở ra.

26 tháng 6 2018

               “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

                           Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Bác đã vĩnh viễn đi xa nhưng Viễn Phương vẫn viết “giấc ngủ bình yên” đế" làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. Nhà thơ không dám nhìn vào và cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” đồng thời thế hiện được vẻ đẹp yên bình, thánh thiện của hình hài Bác nằm trong lăng. Đó là cơ sở để nhà thơ tiếp tục thể hiện tấm lòng thương yêu của mình đối với Bác: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh thơ vừa thể hiện sự êm đềm, thanh thản trong “giấc ngủ” của Bác vừa khẳng định một chân lí: Bác thật gần chúng ta, như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy môt măt trời trong lăng rất đỏ”) hai câu thơ trên còn khẳng định một điều Bác thật thiêng liêng: Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu, “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhưng hình ảnh Bác càng lớn lao, càng “dịu hiền” bao nhiêu, nhà thơ càng không nén nổi cảm xúc bấy nhiêu:

                          “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

                          Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Trời xanh và cũng là Bác Hồ vô vàn yêu kính, vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là Bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thế có Bác lần thứ hai trong đời... Khổ thơ tuy ngắn ngủi nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.

26 tháng 6 2018

là câu chuyện cổ tích nha bn

26 tháng 6 2018

=3/2 . 4/3 .... . 7/6

=3.4.5.6.7/2.3.4.5.6

=7/2

chúc bạn học tốt nha, ủng hộ mk với nha

26 tháng 6 2018

Từ đặc tính sinh tồn của loài tre, thường sống thành cụm, thành lũy. Vì sống quần thể như vậy nên tre dù mỏng manh, nhỏ bé nhưng không có bão giông, mưa lớn nào có thể quật ngã nó. Từ đặc tính của tre, nhà thơ Nguyễn Duy hướng người đọc đến những con người Việt Nam, đó là những người dân nghèo cùng sống trong một hoàn cảnh nhiều khó khăn nhưng họ luôn đoàn kết cùng nhau sinh tồn cùng nhau chiến đấu bảo vệ cuộc sống của mình. Đây cũng là lí do vì sao Thực dân Pháp và  đế Quốc Mĩ là những cường quốc với vũ khí hiện đại, tối tân nhưng đều thất bại trước dân tộc Việt Nam nhỏ bé. Con người Việt Nam luôn đề cao tinh thần đoàn kết, thế hệ sau kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thế trước.Chính sự đoàn kết đùm bọc và yêu thương lẫn nhau đã tạo nên cho con người nhiều cái nhìn mới mẻ, tre biểu tượng cho những người nông nông kiên cường và vô cùng bất khuất, trước hình ảnh đó, con người vẫn luôn bất khuất để chống trả lại với kẻ thù xâm lược, và chính hình ảnh cây tre cũng đã thể hiện được những điều đó, nó luôn bền bỉ và bền chặt gắn bó với nhau, hình tượng đó đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc, đó là tình cảm của sự gắn bó keo sơn, mỗi con người đều được tạo nên những giá trị riêng, nó vô cùng tốt đẹp và thể hiện một tấm lòng cao thượng trước hoàn cảnh, dù khó khăn, nhưng chỉ cần sự đoàn kết gắn bó, họ sẽ làm được rất nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống này.

26 tháng 6 2018

Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng tức là của con người Việt Nam.Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

26 tháng 6 2018

Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lệ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoại niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cáh đồng từng mang đấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc”gợi tả cánh diều tuyện đẹp. - Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giải dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo khua nước ấy là kỷ niệm của thổi thơ với quê hương yêu dấu. - Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giải dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt. Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ va sâu sắc. - Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp đầy sáng tạo, đặc sắc và độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao, sắc biếc của bầu trời, có chiều rộng của cánh đồng quê, có chiều dài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quê. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương.

26 tháng 6 2018

Theo mik :

Quê hương là cánh diều biếc 

 Chiều chiều con thả trên đồng 

sử dụng nghệ thuật so sánh ngang bằng .

ý nghĩa :  Cho ta thấy Quê hương đc ví như cánh diều .

Nó sẽ cho ta cảm nhận đc 1 màu của quê hương , Tuổi thơ của nhân vật sẽ đc thể hiện qua cánh diều ,

mik chỉ lm đc z thui !

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.

Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.

Mỗi người có một nét đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng thu hút đối phương. Lạc Long Quân được tô đậm vẻ đẹp tài năng. Thân Rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn, sức khỏe không ai sánh bằng, lại tinh tường các phép thần thông, có thể trấn áp lũ quái yêu bảo vệ dân lành. Lạc Long Quân vừa tài năng, lại có tấm lòng thương người, dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.

Âu Cơ là một tiên nữ có nhan sắc tuyệt trần. Nàng thích rong ruổi nay đây mai đó. Nghe đồn ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn cất công đến thăm thú và tình cờ gặp được Lạc Long Quân.

Họ bén duyên và yêu nhau say đắm. Một vị tiên tài giỏi ở dưới nước kết duyên với một nàng tiên xinh đẹp ở trên núi cao. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần núi – biển. Đời Hùng Vương, cư dân văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên trao đổi qua lại với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Bởi thế, tình huống kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai bộ tộc này.

Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp.

Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.

Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.

25 tháng 6 2018

Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.

Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.

Mỗi người có một nét đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng thu hút đối phương. Lạc Long Quân được tô đậm vẻ đẹp tài năng. Thân Rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn, sức khỏe không ai sánh bằng, lại tinh tường các phép thần thông, có thể trấn áp lũ quái yêu bảo vệ dân lành. Lạc Long Quân vừa tài năng, lại có tấm lòng thương người, dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.

Âu Cơ là một tiên nữ có nhan sắc tuyệt trần. Nàng thích rong ruổi nay đây mai đó. Nghe đồn ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn cất công đến thăm thú và tình cờ gặp được Lạc Long Quân.

Họ bén duyên và yêu nhau say đắm. Một vị tiên tài giỏi ở dưới nước kết duyên với một nàng tiên xinh đẹp ở trên núi cao. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần núi – biển. Đời Hùng Vương, cư dân văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên trao đổi qua lại với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Bởi thế, tình huống kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai bộ tộc này.

Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp.

Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.

Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.