Câu 1: Cho 11,2 g kim loại tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Tên kim loại là:
A. đồng. B. sắt. C. kẽm. D. nhôm.
Câu 2: SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì:
A. phân tử SO2 không bền.
B. Trong phân tử SO2, S còn có một đôi e tự do.
C. trong phân tử SO2, S có mức oxi hóa trung gian.
D. phân tử SO2 dễ bị oxi hóa.
Câu 3: phản ứng nào dưới đây không đúng?
A. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl B. ZnS + 2NaCl → ZnCl2 + Na2S
C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O D. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
Câu 4: Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là
A. 0, 2, 4, 6. B. -2, 0, +4, +6. C. 1, 3, 5, 7. D. -2, +4, +6.
Câu 5: Axit H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:
A. Fe2(SO4)3 và H2. B. FeSO4 và H2. C. FeSO4 và SO2. D. Fe2(SO4)3 và SO2.
Câu 6: Cho các chất và hợp chất: Fe, CuO, Al, Pt, CuS, BaSO4, NaHCO3, NaHSO4. Số chất và hợp chất không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Cho các chất: C, Cu, ZnS, Fe2O3, CuO, NaCl rắn, Mg(OH)2. Có bao nhiêu chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, tạo khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Các chất X, Y lần lượt là:
A. SO2, hơi S. B. H2S, hơi S. C. H2S, SO2. D. SO2,H2S.
Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đktc) bằng 120 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,70. B. 19,53. C. 32,55. D. 26,04.
Câu 10: Để cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3,84 gam Mg và 4,32 gam Al cần 5,824 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm O2 và Cl2. Tính % thể tích Cl2 trong hỗn hợp Y?
A. 46,15%. B. 56,36%. C. 43,64%. D. 53,85%.