Thuyết minh về con trâu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thu ơi thu ta biết nói thế nào
sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu
(Trích Bầu trời trên giàn mướp - Hữu Thỉnh)
=>Khung cảnh thiên nhiên được nói đến là khung cảnh mùa thu.Vẻ đẹp ấy đươc thể hiện qua hình ảnh bầu màn sương,bầu trời và giàn mướp hoa vàng.Câu mở đầu như một lời tâm tình đầy xúc cảm :''Thu ơi ta biết nói thế nào''.Dường như trước khug cảnh mùa thu, nhà thơ rạo rực,xao xuyến không biết diễn tả ra sao,đó là tín hiệu báo thu đã về.Cái sương rất mong manh ấy không vội trôi đi đâu mất, mà “chùng chình qua ngõ”(Sang thu-Hữu Thỉnh).Màn sương thu nhẹ nhẹ,êm ái khơi dậy tâm hồn thi ca sâu sắc của người ngắm cảnh.Sắc xanh của bầu trời và sắc vàng của hoa mướp hài hòa với nhau, mở ra không gian khoáng đạt, cao rộng, gợi sự bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn con người.Câu thơ nhịp nhàng với thể tự do đã diễn tả hình ảnh mùa thu của bao làng quên Việt Nam:bình dị, nhẹ nhàng mà thơ mộng.
Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.
Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiên thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ.ột cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng.Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống. Điều này giúp chúng ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, vào sản xuất nông, công nghiệp hoặc một ngành nghề nào đó. Khi áp dụng vào thực tế, các kiến thức sẽ được sử dụng triệt để, sâu sắc nhất đồng thời cũng là cách tự học hiệu quả nhất bởi nó giúp chúng ta không chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà còn khám phá ra nhiều vấn đề mới nảy sinh, cần phải giải quyết bằng các thao tác tổng hợp: tra cứu sách vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè...
Vì vậy, tự học là một cách học rất quan trọng, nếu bản thân mỗi người không tự tạo cho mình được một thói quen tự học thì sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà thầy cô đã dạy cho mình và quan trọng hơn là sẽ không nắm vững được bài. Tự học sẽ giúp chúng ta có tính chủ động học tập, là con đường dần tới sáng tạo, khơi nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ.
Chính vì thế, tự học là khâu quan trọng nhất trong việc học - tìm hiểu kiến thức. Với mỗi người, bất kể cách học gì thì cũng phải tự học. Chỉ có tự học mới giúp ta hiểu rõ được kiến thức, hiểu được các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.
Văn hóa ứng xử hay ứng xử một cách có văn hóa từ lâu đã trở thành một nền tảng văn hóa của xã hội loài người. Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi với nhau, có sự giao lưu, làm thế nào để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là cách ứng xử của từng người. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào con người cũng ứng xử có văn hóa với nhau, hiện nay, vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội đang ở mức độ nghiêm trọng ngày càng cao.
Ứng xử là một trong những khái niệm chỉ dành riêng trong xã hội loài người, đó là biểu hiện của sự giao tiếp giữa con người với nhau. Đó là sự phản ứng, cách xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định, cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ. Ứng xử được chia làm hai loại cơ bản là ứng xử có văn hóa và ứng xử thiếu văn hóa, văn hóa chính là những nét đẹp chuẩn mực đạo đức con người, ứng xử có văn hóa là việc ứng xử dựa trên những chuẩn mực tốt đẹp đó. Ngược lại, ứng xử thiếu văn hóa là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị. Một điều đáng tiếc và đáng quan ngại rằng ứng xử thiếu văn hóa đang trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đạo đức xã hội. Không khó để "phải" bắt gặp trường hợp ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay, bởi lối sống ấy đang hiện hữu ở khắp mọi nơi, xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào và dưới mọi hình thức. Những hành vi biểu hiện rõ nhất cách ứng xử thiếu văn hóa như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, dùng những lời lẽ coi thường xúc phạm những người ăn xin hay bán vé số, miệt thị người khuyết tật, không nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai trên xe bus,... còn rất nhiều những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đang diễn ra một cách trần trụi trước mắt chúng ta. Con người ta dần đã không còn biết xấu hổ, cắn rứt lương tâm khi ứng xử thiếu văn hóa mà lại coi đó là điều bình thường, không đáng bận tâm. Điều đáng nói là khi thấy những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đã rõ ràng trước mắt nhưng nhiều người không dám phản ánh, không dám lên tiếng phê bình chê trách mà chỉ lặng im nhìn sự việc diễn ra, đó cũng là một biểu hiện khác của ứng xử thiếu văn hóa. Thật đáng buồn!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay tồn tại ở nhiều góc độ, từ cá nhân con người cũng có mà từ xã hội tác động cũng có. Con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi và vô cảm sẽ dẫn đến việc không quan tâm đến người khác, khi không bận tâm việc làm của mình đúng hay sai thì ứng xử cũng tùy theo cảm tính chứ không theo một quy chuẩn văn hóa đạo đức. Con người ta cũng vì mải mê đắm chìm vào những thứ vật chất bên ngoài mà nhân cách bị tha hóa, chỉ sống cho cá nhân mình, không quan tâm việc người khác đối xử với mình ra sao và mình đối xử với người khác thế nào. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển nhưng đạo đức xã hội lại ngày càng xuống dốc, bởi con người ngày càng xa cách nhau, sự gắn kết ngày một lỏng lẻo, xem nhẹ mối quan hệ và sự gắn bó giữa con người. Cách ứng xử có văn hóa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp bao nhiêu thì ứng xử thiếu văn hóa lại gây ra những tác hại nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bản thân con người ứng xử thiếu văn hóa chính là đang tự hạ thấp nhân cách, đánh mất phẩm chất đạo đức của mình, bị mọi người coi thường, khinh chê và bị xã hội lên án, đào thải. Xã hội càng có nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa sẽ trở thành một xã hội mất ổn định, suy đồi, xuống cấp và mục nát, không có cơ hội phát triển. Bởi trong xã hội, yếu tố con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất, con người bị đào thải, mất hết giá trị vì ứng xử thiếu văn hóa thì xã hội đó cũng sẽ bị suy vong và đào thải. Giải pháp tối ưu nhất và khẩn cấp nhất cho trường hợp này chính là ý thức của con người trong văn hóa ứng xử, mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hợp đạo lý và lòng người, luôn đặt sự tôn trọng nhau lên hàng đầu, bên cạnh đó, cần mở rộng tấm lòng bao dung và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-van-de-ung-xu-thieu-van-hoa-trong-xa-hoi-hien-nay-46298n.aspx
Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình. Phải tích cực học tập, noi gương và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa để và lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi người, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
Nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người đàn ông hồ đồ, gia trưởng, độc đoán, là nguyên nhân chính gây ra mọi đau khổ, bất hạnh cho Vũ Nương.
Trương Sinh vốn con nhà hào phú, thấy mến Vũ Nương vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Vũ Nương biết Trương Sinh có tính hay ghen nên luôn cố gắng giữ gìn khuôn phép, chưa từng để vợ chồng phải xảy đến thất hòa. Khi chiến tranh nổ ra, Trương Sinh phải đi lính, điều này chính là yếu tố về khoảng cách để tính ghen tuông hồ đồ của Trương Sinh có sự thử thách.
Mãn hạn lính, Trương Sinh trở về. Nhưng đứa con nhất quyết không chịu nhận cha. Trương Sinh cũng hay tin mẹ mất. Điều đó khiến Trương Sinh rất buồn lòng. Trương Sinh gặng hỏi thì mới hay là do khi Trương Sinh đi lính thì hằng đêm luôn có một người đàn ông đến và bế bé Đản. Mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng không bao giờ bế Đản cả. Chính điều đó đã khiến máu ghen tuông của Trương Sinh nổi lên.
Trương Sinh còn hồ đồ độc đoán, ghen tuông mù quáng hơn khi Vũ Nương gặng hỏi để cứu vãn cuộc hôn nhân, phân trần giải thích nhưng không được. Hàng xóm đều làm chứng cho tấm lòng thủy chung của nàng nhưng Trương Sinh vẫn không nghe. Vũ Nương chỉ còn biết cách chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch.
Trương Sinh bế con, đau buồn phát hiện ra người đàn ông vẫn đến hàng đêm là cái bóng. Sự ân hận muộn màng khiến Trương Sinh đi tìm vớt xác nàng, lập đàn giải oan cho nàng. Nhưng tất cả đều quá muộn. Trương Sinh không thể khiến người vợ thảo hiền là Vũ Nương sống lại.
Như thế, nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm là người chồng hồ đồ, gia trưởng, độc đoán, ghen tuông thái quá. Trương Sinh là đại diện cho bộ máy chính quyền phong kiến đầy cứng nhắc, cổ hủ; là đại diện cho những ràng buộc, khuôn phép hà khắc của chế độ phong kiến. Chính vì những người như Trương Sinh mà đã gây ra bao đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ.
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).
Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.
Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.
Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.
Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.
Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trước cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.
Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.
Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm...). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu - nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở của Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.
Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta - địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quý môn quan”.
Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.
Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.
Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán - Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.
Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-bai-van-thuyet-minh-ve-tac-gia-nguyen-du-c37a1020.html#ixzz5zgsytcmD
Bn tham khảo nha :
Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 - 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê, cũng là người giỏi văn chương. Mẹ là bà Trân Thị Tân người con gái xứ Kinh Bắc. Anh khác mẹ (con bà chính) Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Nguyễn Du sống ở thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự kì khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thông trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê - Trịnh- Nguyễn) chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Những yếu tố này tác động nhiều tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du. Ông sớm lâm vào cảnh mồ côi (9 tuổi cha mất, 12 tuổi mẹ mất), phải sống phiêu bạt nhiều năm, nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc lại vào quê nội Hà Tĩnh, có giai đoạn về quê vợ ở Thái Bình. Những biến động lịch sử và cuộc đời đó đã tác động nhiều đến tâm hồn và tư tưởng của Nguyễn Du. Bởi thế ông cũng có nhiều tâm trạng: trung thành với nhà Lê, chống quân Tây sơn, sau này làm quan triều Nguyễn nhưng lại rụt rè, u uất. Có thể nói cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong năm người giỏi nhất nước Nam lúc bấy giờ. Ông còn là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.
Nguyễn Du cũng là người có năng khiếu văn học bẩm sinh, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt, ngôi sao chói lọi trong nền văn học trung đại Việt Nam. Về sự nghiệp, văn học Nguyễn Du có nhiều sáng tạo lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (78 bài), Bắc hành tạp lục (125 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài)... sáng tác chữ Nôm có Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh.
Truyện Kiều ra đời đầu thế kỉ XIX (khoảng từ 1805 - 1809), lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi thành “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình và thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Là truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ nữ nói chung. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời" của nhà thơ.
Truyện Kiều kể về cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Thuý Kiều là một cô gái sinh trưởng trong gia đình họ Vương có ba chị em: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái tài năng và nhan sắc thuộc bậc trên người. Nàng còn là người con hiếu nghĩa. Trong hội đạp thanh, Kiều gặp Kim Trọng, họ đã yêu nhau sau đó đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Mã Giám sinh mua Kiều về Lâm Tri. Tú Bà lập mưu biến nàng thành gái lầu xanh. Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ. Nàng lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh sai lính đến bắt về làm hoa nô và bày trò đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh. Nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải - một anh hùng “đội trời, đạp đất”, chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng. Kiều bị ép lấy viên thổ quan. Nhục nhã, đau đớn, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, được sư Giác Duyên cứu và đi tu. Kim Trọng trở lại sau nửa năm, chàng kết duyên với Thuý Vân theo lời trao duyên của Kiều.
Sau này, Kim Trọng và Vương Quan đã bỏ nhiều công sức tìm Thúy Kiều. Rất may họ đã gặp lại Thuý Kiều, Kiều được đoàn tụ với gia đình và Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc.
Giá trị của Truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là nội dung và nghệ thuật.
Giá trị nội dung thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo.
Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Gia đình nhà Vương ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Sau cái cớ ấy bọn sai nha tiến vào nhà Kiều cướp phá đánh đập, chúng đã được một lũ quan lại dung túng, bảo hộ, giật dây. Kẻ cầm đầu lũ vô lại đấy đã thẳng thắn đòi: “Có ba trăm lạng, việc này mới xong”. Tên quan xử kiện vụ án của Kiều được Nguyễn Du đặc tả: “Trông lên mặt sắt đen sì”. Hồ Tôn Hiến, tên quan lớn nhất trong Truyện Kiều, đại diện cho triều đình phong kiến với tư cách là một Tổng đốc trọng thần nhưng lại “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Sức mạnh của đồng tiền khi nó nằm trong tay kẻ xấu thật kinh khủng, đồng tiền đã thành một thế lực vạn năng chi phối mọi hoạt động, làm băng hoại lương tâm, nhân phẩm của con người. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết về đồng tiền trong Truyện Kiều: “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương ông, Tú bà, Mã Giám sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người, Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm, Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác, cả một xã hội chạy theo đồng tiền”. Cuộc đời đầy nước mắt của người con gái tài sắc Thuý Kiều cũng bắt đầu từ chính sức mạnh và sự bất nhân của đồng tiền.
Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Về ngoại hình, ta thấy Thuý Vân là một thiếu nữ đoan trang phúc hậu, Thuý Kiều đẹp thuộc diện “sắc trung chi thánh”- quá ư là hơn người, hơn đời, Kim Trọng mang vẻ đẹp của một văn nhân thư sinh, Từ Hải đẹp kiểu người anh hùng: vai năm tấc rộng thân mười thước cao. về phẩm chất Thuý Vân là một cô gái ngoan. Kim Trọng - một chàng trai chung tình. Thuý Kiểu tài năng (Cầm, kì, thi, hoạ) - một người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh, người yêu chung thuỷ. Tình yêu Kim Kiều - Tình yêu hồn nhiên trong trắng, nó vượt sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong thời điểm chế độ phong kiến suy tàn.
Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiều trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lãng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, bị rơi vào cảnh giết chồng, kết thúc là phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, xã hội ấy làm cho người lương thiện phải tìm đến cái chết. Còn khát vọng tự do và công lý được ông gửi gắm qua nhân vật Từ Hải và màn báo ân báo oán.
Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.
Mặt khác, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể khắc sâu trong lòng nhân dân như vậy còn ở giá trị nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong nghệ thuật tự sự, miêu tả nhân vật, tả cảnh, sử dụng ngôn từ... hay nói đúng hơn là giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Vê ngôn ngữ: Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp. Vê nghệ thuật tự sự, thành công của Truyện Kiều trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình.
Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” chính là đã khái quát rất tuyệt vời về giá trị của Truyện Kiều trên mọi phương diện.
Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc.
#Chúc bn hok tốt
Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 - 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê, cũng là người giỏi văn chương. Mẹ là bà Trân Thị Tân người con gái xứ Kinh Bắc. Anh khác mẹ (con bà chính) Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Nguyễn Du sống ở thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự kì khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thông trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê - Trịnh- Nguyễn) chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Những yếu tố này tác động nhiều tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du. Ông sớm lâm vào cảnh mồ côi (9 tuổi cha mất, 12 tuổi mẹ mất), phải sống phiêu bạt nhiều năm, nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc lại vào quê nội Hà Tĩnh, có giai đoạn về quê vợ ở Thái Bình. Những biến động lịch sử và cuộc đời đó đã tác động nhiều đến tâm hồn và tư tưởng của Nguyễn Du. Bởi thế ông cũng có nhiều tâm trạng: trung thành với nhà Lê, chống quân Tây sơn, sau này làm quan triều Nguyễn nhưng lại rụt rè, u uất. Có thể nói cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong năm người giỏi nhất nước Nam lúc bấy giờ. Ông còn là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.
Nguyễn Du cũng là người có năng khiếu văn học bẩm sinh, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt, ngôi sao chói lọi trong nền văn học trung đại Việt Nam. Về sự nghiệp, văn học Nguyễn Du có nhiều sáng tạo lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (78 bài), Bắc hành tạp lục (125 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài)... sáng tác chữ Nôm có Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh.
Truyện Kiều ra đời đầu thế kỉ XIX (khoảng từ 1805 - 1809), lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi thành “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình và thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Là truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ nữ nói chung. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời" của nhà thơ.
Truyện Kiều kể về cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Thuý Kiều là một cô gái sinh trưởng trong gia đình họ Vương có ba chị em: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái tài năng và nhan sắc thuộc bậc trên người. Nàng còn là người con hiếu nghĩa. Trong hội đạp thanh, Kiều gặp Kim Trọng, họ đã yêu nhau sau đó đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Mã Giám sinh mua Kiều về Lâm Tri. Tú Bà lập mưu biến nàng thành gái lầu xanh. Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ. Nàng lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh sai lính đến bắt về làm hoa nô và bày trò đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh. Nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải - một anh hùng “đội trời, đạp đất”, chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng. Kiều bị ép lấy viên thổ quan. Nhục nhã, đau đớn, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, được sư Giác Duyên cứu và đi tu. Kim Trọng trở lại sau nửa năm, chàng kết duyên với Thuý Vân theo lời trao duyên của Kiều.
Sau này, Kim Trọng và Vương Quan đã bỏ nhiều công sức tìm Thúy Kiều. Rất may họ đã gặp lại Thuý Kiều, Kiều được đoàn tụ với gia đình và Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc.
Giá trị của Truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là nội dung và nghệ thuật.
Giá trị nội dung thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo.
Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Gia đình nhà Vương ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Sau cái cớ ấy bọn sai nha tiến vào nhà Kiều cướp phá đánh đập, chúng đã được một lũ quan lại dung túng, bảo hộ, giật dây. Kẻ cầm đầu lũ vô lại đấy đã thẳng thắn đòi: “Có ba trăm lạng, việc này mới xong”. Tên quan xử kiện vụ án của Kiều được Nguyễn Du đặc tả: “Trông lên mặt sắt đen sì”. Hồ Tôn Hiến, tên quan lớn nhất trong Truyện Kiều, đại diện cho triều đình phong kiến với tư cách là một Tổng đốc trọng thần nhưng lại “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Sức mạnh của đồng tiền khi nó nằm trong tay kẻ xấu thật kinh khủng, đồng tiền đã thành một thế lực vạn năng chi phối mọi hoạt động, làm băng hoại lương tâm, nhân phẩm của con người. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết về đồng tiền trong Truyện Kiều: “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương ông, Tú bà, Mã Giám sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người, Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm, Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác, cả một xã hội chạy theo đồng tiền”. Cuộc đời đầy nước mắt của người con gái tài sắc Thuý Kiều cũng bắt đầu từ chính sức mạnh và sự bất nhân của đồng tiền.
Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Về ngoại hình, ta thấy Thuý Vân là một thiếu nữ đoan trang phúc hậu, Thuý Kiều đẹp thuộc diện “sắc trung chi thánh”- quá ư là hơn người, hơn đời, Kim Trọng mang vẻ đẹp của một văn nhân thư sinh, Từ Hải đẹp kiểu người anh hùng: vai năm tấc rộng thân mười thước cao. về phẩm chất Thuý Vân là một cô gái ngoan. Kim Trọng - một chàng trai chung tình. Thuý Kiểu tài năng (Cầm, kì, thi, hoạ) - một người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh, người yêu chung thuỷ. Tình yêu Kim Kiều - Tình yêu hồn nhiên trong trắng, nó vượt sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong thời điểm chế độ phong kiến suy tàn.
Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiều trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lãng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, bị rơi vào cảnh giết chồng, kết thúc là phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, xã hội ấy làm cho người lương thiện phải tìm đến cái chết. Còn khát vọng tự do và công lý được ông gửi gắm qua nhân vật Từ Hải và màn báo ân báo oán.
Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.
Mặt khác, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể khắc sâu trong lòng nhân dân như vậy còn ở giá trị nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong nghệ thuật tự sự, miêu tả nhân vật, tả cảnh, sử dụng ngôn từ... hay nói đúng hơn là giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Vê ngôn ngữ: Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp. Vê nghệ thuật tự sự, thành công của Truyện Kiều trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình.
Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” chính là đã khái quát rất tuyệt vời về giá trị của Truyện Kiều trên mọi phương diện.
Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc.
Bài làm
* Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn
# Học tốt #
Hình ảnh cái bóng trong truyện "chuyện người con gái Nam Xương" tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng thật
ra là 1 chi tiết rất quan trọng của câu truyện vì nó tạo nên sự thắt nút và mở nút đầy bất ngờ và thú vị.
Với Vũ Nương cái bóng là người chồng, là cách để Vũ Nương dỗ con, đồng thời cũng là để nguôi ngoai nỗi nhớ
thương chồng của nàng. Xong nàng đã không ngờ tới, cái bóng lại "biến" thành người.
Với bé Đảm, cái bóng là người thật, là người cha mỗi đêm đến với bé. Giờ đây, "người cha giả " mà Vũ Nương
dùng để dỗ con đã trở thành người cha thật trong mắt đứa bé. Còn đối với Trương Sinh, cái bóng ấy là người
đàn ông bí ẩn đêm nào cũng đến với vợ mình, là bằng chứng không thể chối cãi về việc Vũ Nương không chung
thủy.
Từ nhận thức ấy của chàng mà một kết cục đáng tiếc, đau buồn của cả 3 nhân vật, đặc biệt là Vũ Nương đã xảy
ra. Nhưng rồi 1 lần nữa cái "bóng" trong gian nhà lại xuất hiện, lần này cái bóng không phải của Vũ Nương mà
là của chính chàng Trương và cái bóng ấy, bé Tản cũng gọi là cha. Cái bóng ấy của Trương Sinh đã mở mắt cho
chàng thấy sự thật, tội ác mà chàng đã gây ra và muốn giải tỏa nỗi oan cho Vũ Nương dù đã muộn. Chính hình
ảnh cái bóng trên tường trong truyện đã tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công với chế độ nam quyền, mang đến
bao điều bất hạnh cho người phụ nữ
Đến với mỗi làng quê Việt Nam là ta không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu là biểu tượng rất gần gũi, thân thiết. Trâu là biểu tượng cho sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt.
Trâu là động vật nhai lại, thuộc họ bò, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn thuộc lớp thú có vú, loại động vật này được dùng phổ biến. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông màu đen, thân hình vạm vỡ, bụng to khỏe. Con trâu có cân nặng rất nặng. Nếu trâu cái trung bình từ 350- 450 kg thì linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp. Trâu đực đầu dài và to, trâu cái đầu thanh và dài, da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu, trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt trâu to, tròn, lông mi dài, mí mắt mỏng, mũi trâu to, màu đen lúc nào cũng bóng ướt, lỗ mũi to, có thể xỏ dây thừng qua để dắt đi dắt lại cho thuận tiện. Mồm trâu rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ, tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Sừng trâu cưng cứng, có những con nghé con thì sừng nhỏ hơn và không cứng bằng trâu mẹ. Cổ trâu dài, ức sâu rộng. Lưng trâu dài, thẳng nhưng lúc nào cũng có con hơi cong. Các xương sườn to, tròn, cong đều. Mông trâu to, mông đốc, rộng, tròn, chắc. Trâu có bốn chân thẳng, to gân guốc, vững chãi. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn vừa to, các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng, hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước nhưng hơi chồm về phía trước. Đầu trâu thon, dài chừng 60- 70 cm, phần cuối đuôi có lông dài lúc nào cũng ngoe nguẩy như để đuổi ruồi muỗi. Da trâu mỏng và bóng loáng, lông đen mướt thưa cứng và xát vào da. Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Một đời trâu có thể đẻ từ 5-6 nghé. Nghé sơ sinh nặng khoảng 20- 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc ba tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi 6 tuổi và có 8 răng cửa. Ở Việt Nam có hai loại trâu chính là trâu rừng và trâu nhà. Trâu rừng là loại mãnh thú, dữ vì nó chưa được thuần hóa. Còn trâu nhà qua sự chăm sóc và thuần phục nên nó trở nên rất hiền lành và gắn bó thân thiết với con người. Trâu có ưu điểm hơn bò là khi rời nắng thì con trâu có thể đằm xuống nước để cho mát và đỡ nắng còn bò thì không.
Trâu rất khỏe, siêng năng, cần cù kéo cày giúp người nông dân từ sáng sớm đến tối khuya. Chính vì thế mà người nông dân xưa coi con râu là đầu cơ nghiệp. Bên cạnh đó, thịt trâu được dùng để chế biến các món ăn rất ngon: thịt trâu xào rau muống, thịt trâu gác bếp. Con trâu có vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt. Người nông dân xưa coi con trâu như là người bạn thân thiết:
“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.
Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi. Chăn trâu thả diều cũng là thú vui của những chú bé mục đồng. Trâu cũng có khi rời đồng ruộng đi dự lễ hội, hay tục đâm trâu ở Tây Nguyên được tổ chức hàng năm để biểu dương cho sức mạnh của giống vật nuôi này. Con trâu được xem như là con vật linh thiêng bởi nó nằm trong 12 con giáp mà người phương Đông dùng để tính tuổi hay trâu còn gắn bó với kí ức tuổi thơ.
Để trâu có sức khỏe tốt cần có cách nuôi và chăm sóc khoa học. Trâu dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Hằng ngày cho trâu ăn đủ ba bữa, uống nước sạch đầy đủ. Sau khi đi làm về cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước muối rồi mới cho ăn. Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khỏe giảm sút thì nên cho trâu nghỉ từ 4-5 ngày, bồi dưỡng bằng cỏ tươi, cám, cháo.Ngày nay có nhiều thiết bị, máy móc hiện đại ra đời, dần thay thế trâu. Nhưng con trâu vẫn mãi là biểu tượng cho người dân và vẫn xuất hiện trong các lễ hội đầu năm. Nhiều người đi xa nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh con trâu.
A. Tìm hiểu đề:
B. Lập dàn ý:
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Thuyết minh về con trâu - update tháng 9/2019
Đến với mỗi làng quê Việt Nam là ta không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu là biểu tượng rất gần gũi, thân thiết. Trâu là biểu tượng cho sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt.
Trâu là động vật nhai lại, thuộc họ bò, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn thuộc lớp thú có vú, loại động vật này được dùng phổ biến. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông màu đen, thân hình vạm vỡ, bụng to khỏe. Con trâu có cân nặng rất nặng. Nếu trâu cái trung bình từ 350- 450 kg thì linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp. Trâu đực đầu dài và to, trâu cái đầu thanh và dài, da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu, trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt trâu to, tròn, lông mi dài, mí mắt mỏng, mũi trâu to, màu đen lúc nào cũng bóng ướt, lỗ mũi to, có thể xỏ dây thừng qua để dắt đi dắt lại cho thuận tiện. Mồm trâu rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ, tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Sừng trâu cưng cứng, có những con nghé con thì sừng nhỏ hơn và không cứng bằng trâu mẹ. Cổ trâu dài, ức sâu rộng. Lưng trâu dài, thẳng nhưng lúc nào cũng có con hơi cong. Các xương sườn to, tròn, cong đều. Mông trâu to, mông đốc, rộng, tròn, chắc. Trâu có bốn chân thẳng, to gân guốc, vững chãi. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn vừa to, các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng, hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước nhưng hơi chồm về phía trước. Đầu trâu thon, dài chừng 60- 70 cm, phần cuối đuôi có lông dài lúc nào cũng ngoe nguẩy như để đuổi ruồi muỗi. Da trâu mỏng và bóng loáng, lông đen mướt thưa cứng và xát vào da. Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Một đời trâu có thể đẻ từ 5-6 nghé. Nghé sơ sinh nặng khoảng 20- 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc ba tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi 6 tuổi và có 8 răng cửa. Ở Việt Nam có hai loại trâu chính là trâu rừng và trâu nhà. Trâu rừng là loại mãnh thú, dữ vì nó chưa được thuần hóa. Còn trâu nhà qua sự chăm sóc và thuần phục nên nó trở nên rất hiền lành và gắn bó thân thiết với con người. Trâu có ưu điểm hơn bò là khi rời nắng thì con trâu có thể đằm xuống nước để cho mát và đỡ nắng còn bò thì không.
Trâu rất khỏe, siêng năng, cần cù kéo cày giúp người nông dân từ sáng sớm đến tối khuya. Chính vì thế mà người nông dân xưa coi con râu là đầu cơ nghiệp. Bên cạnh đó, thịt trâu được dùng để chế biến các món ăn rất ngon: thịt trâu xào rau muống, thịt trâu gác bếp. Con trâu có vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt. Người nông dân xưa coi con trâu như là người bạn thân thiết:
“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.
Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi. Chăn trâu thả diều cũng là thú vui của những chú bé mục đồng. Trâu cũng có khi rời đồng ruộng đi dự lễ hội, hay tục đâm trâu ở Tây Nguyên được tổ chức hàng năm để biểu dương cho sức mạnh của giống vật nuôi này. Con trâu được xem như là con vật linh thiêng bởi nó nằm trong 12 con giáp mà người phương Đông dùng để tính tuổi hay trâu còn gắn bó với kí ức tuổi thơ.
Để trâu có sức khỏe tốt cần có cách nuôi và chăm sóc khoa học. Trâu dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Hằng ngày cho trâu ăn đủ ba bữa, uống nước sạch đầy đủ. Sau khi đi làm về cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước muối rồi mới cho ăn. Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khỏe giảm sút thì nên cho trâu nghỉ từ 4-5 ngày, bồi dưỡng bằng cỏ tươi, cám, cháo.Ngày nay có nhiều thiết bị, máy móc hiện đại ra đời, dần thay thế trâu. Nhưng con trâu vẫn mãi là biểu tượng cho người dân và vẫn xuất hiện trong các lễ hội đầu năm. Nhiều người đi xa nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh con trâu.
2. Văn mẫu thuyết minh về con trâu Việt Nam số 1
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450 kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.
Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.
Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.
Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.
Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt.