K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2021

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

1. Hai câu thơ đầu

- Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc

- Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người

- Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng

- Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét

- Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu

2. Hai câu thơ sau

Lòng yêu nước sâu sắc

Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết

Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya

Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

28 tháng 11 2021

Cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải cố gắng, nỗ lực vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân. Con người luôn luôn được đào tạo tính tự lập, kiên cường, ý chí. Mọi thứ chúng ta có được phải trả giá bằng mồ hôi, xương máu, bằng trí tuệ và sức lực của chúng ta thì mới có ý nghĩa và mang lại hạnh phúc cho ta. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”

Câu nói này muốn nhắc nhở khuyên nhủ con người ta phải biết lao động chân chính, để tạo ra của cải vật chất cho mình. Có như vậy cái bạn làm ra mới có ý nghĩa và lâu bền. Còn nếu như bạn không lao động chỉ nhăm nhăm chờ người khác mang quà, tới biếu mình thì chắc chắn là không bao giờ có chuyện đó. Nếu như bạn không làm gì có lợi cho họ. Không có động thái “Có qua có lại mới toại lòng nhau”

Trong xã hội phong kiến xưa kia, phần lớn của cải do người dân lao động làm ra rơi vào tay giai cấp bóc lột. Bọn chúng sống xa hoa, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt dân nghèo. Thằng còng làm cho thằng ngay ăn, Ngồi mát ăn bát vàng là những sự thực phũ phàng diễn ra hằng ngày. Bởi thế, ông cha ta đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về lao động và hưởng thụ; qua đó phản ánh mơ ước, khát khao có được sự công bằng, hợp lí trong xã hội: “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho”

Câu nói trên đúc kết cho con người một nguyên tắc sống chân thành, mộc mạc, giản dị dạy con người phải biết quý trọng lao động, trân trọng những thành quả do công sức lao động của mình làm ra. Cuộc sống con người muốn tồn tại lâu dài, muốn tự mình hiên ngang, thẳng thắn đi trên con đường của mình được mọi người yêu quý, kính nể, thì cần phải biết lao động, lao động về thể xác hay trí óc thì đều là những lao động chân chính. Việc chúng ta tạo ra những vật chất, tiền tài từ sức lao động của mình giúp cho chúng ta khẳng định được vị thế, giá trị của bản thân trong cộng đồng, trong xã hội.

Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần tới cho

Còn những con người không biết lao động, không yêu quý việc lao động chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, trông chờ người khác mang sẵn của cải vật chất tới cho mình, thì sớm muộn cũng phải trả giá đắt. Bởi trong cuộc sống nếu chúng ta không làm lợi cho họ, thì không có lý do gì họ lại mang lại lợi ích cho ta. Nhưng khi chúng ta làm lợi cho một người nào đó để nhận sự biếu xén của họ, thì vô tình chung chúng ta đang làm sai tới lợi ích của đông đảo mọi người. Việc làm sai trái này sẽ có ngày nào đó bị phanh phui ra ánh sáng, khiến cho chúng ta phải khốn đốn. Nhẹ thì cảnh cáo, kỷ luật, nặng thì tù tội, vướng vòng lao lý sinh tử…

Trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay, bên cạnh những người biết quý trọng lao động, có ý thức lao động để tự lập, tự cường thì cũng có nhiều người đang sống như một cây tầm gửi, sống bám vào xã hội, mong chờ sự giúp đỡ bố thí tình thương của xã hội như: hot girl Bella đang rất thu hút mọi người ở trên mạng xã hội hiện nay.

Cô gái này chỉ sinh năm 1988 còn rất trẻ sức khỏe bình thường, nhưng lại muốn có cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp mà không phải lao động. Cô gái này thường xa vào nhà hàng, khách sạn, đi xe taxi mà không chịu trả tiền, rồi khi mọi người mắng mỏ cô thì cô gái này lại kêu rằng mình đang có bầu cần phải được chăm sóc nhằm kêu gọi tình thương của xã hội.

Tất nhiên trong xã hội ta nhiều người có lòng hảo tâm và sẵn sàng giúp đỡ cô gái này. Nhưng dường như lòng tham của cô gái này quá lớn. Cô ta ngày càng đòi hỏi nhiều hơn và luôn luôn muốn người khác cung phụng mình mà không bao giờ nghĩ mình làm gì cho họ, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.

Những người có tư tưởng sống như cô gái Bella này thật đáng chê trách và đáng xấu hổ. Nên loại bỏ những con người này ra khỏi xã hội không nên quá quan tâm tới họ, để họ lợi dụng lòng tốt của cộng đồng nhằm trục lợi. Nên dạy họ những bài học để họ hiểu được giá trị của việc lao động ý nghĩa như thế nào.

Câu tục ngữ trên là thái độ sống, quan điểm hoàn toàn đúng đắn của cha ông ta việc cống hiến, lao động với thành quả hưởng thụ. Có lao động thì mới được hưởng thụ thành quả. Thông qua câu tục ngữ ông cha ta đã khẳng định một chân lý tồn tại mãi mãi đó là lao động mới là tiêu chuẩn đo sự thành công, đạo đức, giá trị của một con người khi sống trong xã hội.

Trong giai đoạn hiện đại, câu tục ngữ này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó nhằm giáo dục, khuyên nhủ những vị quan chức, quyền cao chức trọng phải biết giữ mình trước những túi quà, những tập phong bì, để giữ cho tâm hồn trong sạch, thanh cao. Bởi “Không dưng ai dễ mang phần đến cho” đằng sau những món quà đắt tiền, những tập phong bì kia đều là những âm mưu khác, nếu vị quan chức kia nhận đồng nghĩa đã thương lượng, bao che cho điều ác, điều xấu, đã bán rẻ thanh danh và phẩm hạnh của mình. Rồi sẽ có một ngày anh ta phải trả giá trước pháp luật và trước toàn thể người dân trong xã hội.

27 tháng 11 2021

1. Mở bài: giới thiệu khu vườn
Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp.Ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thấy ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là khi khu vườn tràn ngập sức sống vào buổi sáng tinh mơ, điều này khiến tôi nhớ và thương ông nhiều hơn.

2. Thân bài:

a. Miêu tả bao quát khu vườn

+ Màn sương đang tan dần, khoảnh vườn đang tỉnh giấc.

+ Những hạt sương đêm còn long lanh đọng trên nhành cây, kẽ lá.

+ Mặt trời bắt đầu chiếu sáng chói chang

+ Cây cối trong vườn tươi tắn, những bông hoa đua nhau nở khoe sắc dưới ánh nắng bình minh.

+ Những cánh hoa nở tung rực rỡ, mỗi loài hoa một màu sắc, một hương vị, một vẻ đẹp.

+ Hương vị ngọt ngào đã quyến rũ ong bướm múa lượn bên những khóm hoa.

+ Những hạt sương tan dần tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu.

+ Cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào.

+ Vài chú chim ghé qua hót líu lo nghe thật vui tai.

+ Khu vườn rộng, rất nhiều loại cây kiểng và hoa.

b. Miêu tả chi tiết khu vườn

Ông chia khu vườn ra làm 3 khu rất riêng biệt và hữu ích đó là: khu cây kiểng và hoa, khu cây ăn quả và khu trồng rau.
+ Khu cây kiểng và hoa
- Ông là người hoài cổ nên những loài cây và hoa ông trồng đều rất trang trọng, cổ kính cũng chính vì thế mà khu cây kiểng và hoa là khu rộng nhất.
- Ông trồng rất nhiều cây kiểng và hoa
- Có rất nhiều loại cây kiểng như: sanh, tùng, mai, lộc vừng,…. Cây mà tôi thích nhất là sanh vì ông uốn nó thành nhiều hình dạng rất thú vị.
- Những cây hoa như: hoa tigon, hoa hồng, hoa giấy,…
+ Khu cây ăn quả:
- Trong 3 khu tôi thích nhất là khu này
- Có rất nhiều cây ăn quả như: mít, xoài, ổi, vú sữa,…
+ Khu trồng rau:
- Đây là khu rất quan trọng và cần thiết cho nhà tôi
- Nhà tôi luôn ăn trong vườn mà ông trồng
- Có nhiều loại rau như: xà lách, cải, rau má,…
- Mỗi sáng tôi đều tưới nước để cho khu vườn thêm xanh mát hơn.

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
- Nêu tình cảm đối với khu vườn
- Em sẽ làm như thế nào để khu vườn ngày càng tốt hơn và phát triển nó đa dạng hơn.

- Em thích ngắm nhìn khoảnh vườn vào buổi bình minh và yêu quý khu vườn nhỏ bé này vô cùng.‐ Tình cảm của em với khu vườn.

‐ Hướng chăm sóc khu vườn cho tốt hơn.

27 tháng 11 2021

Mở bài

Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để quay về, ấy là quê hương. Là nơi có mẹ, có bà có họ hàng, xóm giềng mong đợi. Tôi yêu quê hương của mình bằng tình yêu của đứa con xa. Mỗi lần nghe âm vang khúc hát về quê hương lòng tôi lại cháy lên nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi ấu thơ nơi quê cha, đất tổ

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày”

Thân bài

Mỗi lần nghe câu hỏi quê hương là gì khiến lòng tôi bối rối. Phải chăng quê hương là nơi có ngôi nhà của mẹ, nơi ta được sinh ra và chập chững những bước đầu đời. Quê hương cũng là nơi ta đến trường, là nơi dạy ta nhiều bài học và cũng là nơi mang bao nhiêu kí ức theo ta suốt cuộc đời. Mẹ tôi thường bảo quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn là chiếc nôi êm đềm của mỗi đứa trẻ. Tôi quên làm sao được cái lưng còng của bà cũng mái tóc bạc của ông. Tôi thương chiếc áo bà ba mang dáng hình xứ sở mẹ mặc mỗi lần đi chợ. Tôi thuộc từng con đường mòn cha đi ra ruộng thăm lúa, bẫy chim.

Quê hương tôi ở vùng ngoại thành nằm im lìm bên dòng sông trong xanh và những bóng dừa nghiêng soi đáy nước. Nếu được vẽ một bức tranh về quê hương, chắc chắn sẽ là một bức tranh tĩnh, động tuyệt vời. Tôi nhớ những buổi sáng khi ông mặt trời vừa ló khỏi ngọn cây tre, sương còn phủ trắng trên cánh đồng, những bác nông dân đã ở ngoài đồng. Cánh cò trắng ướt đẫm sương đêm vội vã bay về tổ. Bầu trời mỗi lúc một trong xanh, từng đám mây trắng bay nhè nhẹ như đang ngắm nhìn cánh đồng. Tôi yêu quê hương qua những màu tươi đẹp của quê, màu xanh xanh của mạ non, màu vàng của lúa chín, màu đỏ của khóm hoa mười giờ trước nhà, màu tím tím trên nụ hoa cà vườn mẹ cả màu nâu đen của gỗ, củRồi những trưa hè oi bức, bác nông dân ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây. Chú trâu thở phào nhai từng nhúm cỏ, lũ gà mẹ gà con đang nằm lim dim trong liếp chuối sau nhà. Tôi yêu cả những ngày nắng vàng đổ lửa, tôi cùng lũ bạn tìm lá dừa, lá chuối xây ngôi nhà mơ ước. Trong ngôi nhà ấy chúng tôi đóng vai mẹ con, bà cháu để học cách lớn khôn. Ngày ấy ở quê lũ trẻ chúng tôi nào biết trò chơi điện tử, truyện tranh hay hoạt hình trên điện thoại. Chúng tôi sống gắn bó với quê mình từ món đồ chơi làm bằng vỏ sò, con thuyền bằng bẹ chuối đến chiếc nón bằng lá cọ. Cái vị chua của trái bần, trái ổi làm tôi nhớ tận bây giờ. Tôi yêu sao cái âm thanh quen thuộc của lá cây xào xạc sau vườn hòa trong tiếng ru ầu ơ của mẹ và tiếng võng kẽo kẹt đu đưa.a cây.Quê hương tôi thật yên bình lúc về đêm. Chẳng nghe tiếng nhạc xập xìn, chẳng có tiếng hát ồn ào hay tiếng kèn xe của thành phố. Thôn xóm nằm mơ màng bên tiếng ru của dòng sông. Ôi những ánh sao đêm sáng soi mặt nước, ngôi sao nào giữ giùm tôi mơ ước của tuổi thơ. Những lúc trăng lên ngồi bên vệ cỏ nghe bà kể chuyện, tôi đã tưởng tượng về một nàng tiên có phép lạ, tôi sẽ biến những mái nhà lá đơn sơ thành nhà ngói đỏ, biến những ngôi trường khang trang, biến những chiếc cầu lớn bắt qua sông.

Quê hương tôi những ngày mưa cũng vui không kém gì ngày nắng. Nhìn ruộng lúa xanh tươi, cây cối hả hê hứng từng giọt nước mắt mẹ bừng sáng hài lòng. NHững cơn mưa đầu mùa đến sớm là lúc tụi nhỏ chúng tôi rủ nhau bắt cá lên, bắt ốc, cua đồng ẩn mình sau mùa nắng. Tôi hái những ngọn rau muống mập mạp và bắt lũ cá rô về cho mẹ nấu canh chua. Tôi thích thú với tiếng ếch nháy gọi nhau vang vang mỗi tối và lắng nghe tiếng thạch sùng tắc lưỡi mà tiếc nuối cho những gì đã mất. Ôi! Cái hương đồng cỏ nội của quê hương có mấy ai nỡ lãng quên. Đi suốt cuộc đời chắc đã tìm được một giấc ngủ bình yên như ngủ ở quê mình.

Kết bài

Dù có khôn lớn và đi đến chốn nào, tôi cũng dành một góc yên bình trong tim mình cho quê hương yêu dấu. Dù quê hương có đổi thay từng ngày thì những hình ảnh mộc mạc ấy vẫn mãi khắc ghi như tình yêu của tôi dành cho quê là nguyên vẹn. Tôi lớn rồi, chẳng còn ước trở thành cô tiên nữa nhưng tôi sẽ đem sức lức và khả năng của mình để xây dựng quê hương.

27 tháng 11 2021

123+123=

Bài 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                                    Tiếng suối trong như tiếng hát xa                                                                         (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 140)Câu 1: Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ.Câu 2: Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên.Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện...
Đọc tiếp

Bài 1:

Đc ng liu sau và tr li các câu hi bên dưới:

                                    Tiếng sui trong như tiếng hát xa

                                                                         (Ng văn 7- tp 1,  trang 140)

Câu 1: Chép tiếp 3 câu thơ còn li đ hoàn chnh bài thơ.

Câu 2: Nêu ngn gn đc đim ca th thơ được dùng đ sáng tác bài thơ trên.

Câu 3: Ch ra và nêu tác dng ca các bin pháp tu t được s dng trong bài thơ trên.

Câu 4: Hai câu thơ cui bài đã biu hin tâm trng gì ca tác gi?

Câu 5: Hãy khái quát ni dung bài thơ trên bng mt câu hoàn chnh.

Câu 6: Phát biu cm nghĩ v bài thơ trên.

Bài 2

Đc văn bn sau và thc hin các yêu cu:

Lũ chúng tôi t tay m ln lên

Còn nhng bí và bu thì ln xung

Chúng mang dáng git m hôi mn

R xung lòng thm lng m tôi.

                                                 (Trích M và qu – Nguyn Khoa Đim)

Thi gian chy qua tóc m

Mt màu trng đến nôn nao

Lưng m c còng dn xung

Cho con ngày mt thêm cao.

                                             (Trích Trong li m hát – Trương Nam Hương)

Câu 1. Nêu hai phương thc biu đt ni bt trong đon thơ th nht.

Câu 2. Xác đnh th thơ ca đon thơ th hai.

Câu 3. Nêu hiu qu ngh thut ca phép nhân hóa trong câu thơ Thi gian chy qua tóc m?

Câu 4. Nhng đim ging nhau v ni dung và ngh thut ca hai đon thơ trên là gì? Tr li trong khong 6-8 dòng.

1
27 tháng 11 2021

Chịu khó quá

28 tháng 11 2021

A. MỞ BÀI
Thường theo cách gián tiếp và thường gồm hai bước:
Bước 1: Có thể theo thao tác diễn dịch, quy nạp hoặc so sánh...
-    Nếu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn vào đề theo ba cách sau:
+ Giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về tác phẩm hoặc chỉ iới thiệu tác phẩm, giá trị của tác phẩm.
+ Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Giới thiệu xuất xứ của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Bước 2: Chép nguyên văn tác phẩm hay đoạn trích (nếu ngắn) hoặc chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này có một hàng dấu chấm lửng (nếu là tác phẩm, đoạn trích khá dài) hoặc giới thiệu nhân vật, khía cạnh phân tích (nếu đề ra yêu cầu phân tích một nhân vật hay một khía cạnh về nội dung nghệ thuật của tác phẩm).
B. THÂN BÀI
Đây là phần phân tích chi tiết tác phẩm. Có thể phân tích theo một trong ba cách đã nói ở trên.
-    Cách cắt ngang'. thường áp dụng cho một bài thơ ngắn hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng.
-    Cách bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm tự sự.
-    Cách kết hợp cắt ngang với bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm mà nhiều ý tưởng đan xen vào nhau khó tách bạch thành từng đoạn mạch theo ý được.
Lưu ý:
*    Nếu phân tích tác phẩm trữ tình phần thân bài có thè vận dụng cách sau:
-    Nêu chủ đề tác phẩm.
-    Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm.
-    Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
-    Đánh giá, nhận xét chung.
*    Nếu phân tích tác phẩm tự sự phần thân bài có thể vận dụng cách sau:
-    Khái quát chủ đề tác phẩm.
-    Phân tích đoạn mạch chủ yếu của tác phẩm (trên cơ sở chủ đề, có thể tìm ý trong bài thơ để phân tích. Có thể phân tích theo ý nhỏ, có thể phân tích theo khổ thơ. Khi phân tích nên đi từ việc phát hiện từ ngữ, hình ảnh thơ, những biện pháp nghệ thuật để đến cái đích là bộc lộ nội dung tác phẩm. Những ý nhỏ trong phần phân tích này bao giờ cũng được sắp xếp mạch lạc, hợp lí góp phần bộc lộ chủ đề.)
-    Nhận xét đánh giá.
*    Dạng tổng quát phần thân bài của kiểu bài phân tích tác phẩm văn học như sau:
(I) Phân tích tác phẩm (hoặc đoạn trích)
(1)    . Nêu chủ đề và phân tích ý nghĩa của chủ đề (nhận xét khái quát bước đầu)
(2)    . Phân tích các khía cạnh (ý) của chủ đề:
a) Khía cạnh 1:
-    Nêu ý
-    Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.
-    Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.
b) Khía cạnh 2:
-    Nêu ý
-    Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.
-    Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.
c)    Khía cạnh 3:
-    Nêu ý
-    Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.
-    Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.
(3)    Tổng hợp các khía cạnh đã phân tích ớ trên.
(II) Đánh giá tác phẩm (hoặc đoạn trích)
(1)    Nêu giá trị của tác phẩm:
(a)    Giá trị nội dung.
(b)    Giá trị nghệ thuật.
(c) Giá trị của đoạn trích trong việc biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm).
(2)    Nêu giá trị của tác phẩm lúc ra đời và hiện nay.
-    Đối với cuộc sống.
-    Đối với sự phát triển văn học.
(3)    . Chỉ ra hạn chế về nội dung, nghệ thuật (nếu có).
C. KẾT BÀI
-    Tóm tắt những thành công và hạn chế (nếu có) của tác phẩm để đánh giá chung.
-    Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm.
-    Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm... đối với bản thân.

28 tháng 11 2021

trường hợp B , C , D là từ đồng âm

27 tháng 11 2021

TL

C

TK cho m

HT

27 tháng 11 2021

C. chân bàn , chân núi