K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                            THÁNG NĂM, THÁNG 5!      Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. Gió vào khe cửa tỉnh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phẩn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây,...
Đọc tiếp

                                            THÁNG NĂM, THÁNG 5!
     Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. Gió vào
khe cửa tỉnh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phẩn. Gió sà xuống thật
thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ
từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mồ hôi long lanh trên
trấn. Gió vẫn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng
gương mặt thanh xuân. Để chấp chới giữa hư thực hai miền quên nhớ, ta lại gặp ta của
những tháng năm không bao giờ trở lại.
     Ta sẽ thấy màu phượng chảy của sắc hè tháng 5, sẽ thấy dáng hình cậu trai nhỏ mặc
đồng phục quần xanh áo trắng, đeo chiếc cặp chéo hông và chiếc mũ lưỡi trai màu đen còn
vương li ti vài bông tràm vàng. Chân cậu bước dài trên những thảm tràm rơi. Phố dài, gió
thênh thang, lá mênh mang xoay tròn như múa. Hoa rơi vô ưu, điểm chấm vàng trên vai áo
trắng tinh trong veo tuổi học trò.
     Ta sẽ thấy trong tháng 5, con đường ta vẫn thường đi học. Mỗi buổi sáng tinh sương, đường
đến trường dạt dào gió, dạt dào sương. Người sẽ ghé vào ăn sáng ở quán bún ven vệ đường, có
bà bán bún âm trầm ít nói và cây tràm buông hờ hững những phiến lá rơi. Con đường có hàng
tràm già nghiêng bóng, sắc vàng điểm nắng suốt bốn mùa. Ta bước phía sau người, thật khẽ,
thật chậm. Vừa đủ để âm thầm, vừa đủ để da diết hoài suốt quãng đời miên viễn.
(Theo Trần Hiền,
https://forum.vanhoctre.com/ ngày 8/6/2022)

Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào sau đây?
A.Tản Văn

B.Tùy Bút

C.Bút Kí

D.Truyện Ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự Sự
B. Nghị luận

C. Miêu tả
D. Biểu cảm

Câu 3. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng mấy phó từ?
“Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trêntừng gương mặt thanh xuân.”
A. một    B. hai   C. ba    D. bốn

Câu 4. Đối tượng nào được tập trung thể hiện trong đoạn trích trên?
A. Gió   B. Hoa phượng   C. Tháng Năm   D. Con đường

Câu 5. Các nhóm từ sau, nhóm từ nào thuộc từ láy?
A. vớ vẩn,mân mê, long,lanh
C. thảm tràm, mân mê,long lanh
B. hờ hững, mân mê, miên viễn
D. dạt dào, âm thầm, trong trắng

Câu 6. Đoạn trích thể hiện tình cảm gì của người viết?
A. Nhớ màu hoa phượng đỏ thắm một góc trời thương nhớ cùng bạn bè vui chơi thỏathích trên sân trường đầy nắng và gió
B. Nhớ con đường đến trường một thời đã từng gắn bó với bao kỉ niệm dấu yêu của tuổihọc trò
C. Nhớ tháng Năm - tháng gợi nhắc về tuổi học trò với nhiều kỉ niệm dấu yêu trongcuộc đời của mỗi người
D. Nhớ về cơn gió tháng Năm – những làn gió vô tình mân mê tóc mây, vẩn vơ quanh tàáo trắng

Câu 7. Những dòng cảm xúc miên man của tác giả trong đoạn trích trên gợi cho em nhớ
đến kí ức của tuổi học trò trong thời gian nào?
A. Đầu năm học
B. Cuối học kì I
C. Cuối năm học

D. Trong kì nghỉ hè

Câu 8. Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích đã làm sống dậy trong lòng mỗi người những kiniệm dấu yêu của tuổi học trò, khiến các bạn học sinh bâng khuâng, xao xuyến nhớtrường, nhớ lớp, nhớ thầy cô và những người bạn thân yêu một thời đã từng gắn bó.”.
Em có đồng tình với ý kiến đó không?
A. Đồng tình
B. Không đồng tình

Câu 9. Đoạn trích trên gửi đến em bức thông điệp gì?

Câu 10. Hãy chia sẻ với mọi người một kỉ niệm mà em nhớ nhất trong tháng Năm của năm học đã qua và cảm xúc về kỉ niệm đó.


.

0
1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:   [...]   Thưa má con mới đi học về ạ! Má liền hỏi: -Sao nay con đi học về muộn vậy con? Tôi lúng túng trả lời: Dạ, con...con xin lỗi má, nay con bị cô chủ nhiệm mời ở lại nhắc nhở ạ.  -Cái gì, nay con làm sao nữa rồi! Tại sao má dặn con bao nhiêu lần là “đi học phải nghe lời thầy cô giáo dạy bảo”, mà sao...
Đọc tiếp

1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

 

[...]

 

Thưa má con mới đi học về ạ! Má liền hỏi:

-Sao nay con đi học về muộn vậy con? Tôi lúng túng trả lời: Dạ, con...con xin lỗi má, nay con bị cô chủ nhiệm mời ở lại nhắc nhở ạ. 

-Cái gì, nay con làm sao nữa rồi! Tại sao má dặn con bao nhiêu lần là “đi học phải nghe lời thầy cô giáo dạy bảo”, mà sao con lại không nghe?

-Dạ, hổng phải đâu má, hổng phải con hổng nghe lời thầy cô đâu má ạ, mà tại con cười bạn ha hả, vui vẻ, khi bạn bị vấp té ngay trước mặt của con, mà con không đỡ; con cứ hềnh hệch cái miệng ra cười ngả nghiêng, con không ngậm được miệng má ạ. Má tôi thốt lên.

Hả! Sao con có thể cười hềnh hệch được như vậy? Tục ngữ có câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Thương người như thể thương thân”, sao con lại thiếu tình yêu thương và mất lịch sự như thế!

Dạ! Chính vì vậy, con bị cô giáo nhắc nhở là con “thờ ơ” trước nỗi đau trên thân thể của bạn bè và “vô cảm” khi bạn bị mất tinh thần, mắc cỡ trước ánh mắt của mọi người và chính con nữa, con chỉ cười thôi mà bị cô la, nên con rất là buồn má ạ. Mà cô giáo còn nói là “Tại sao mà môn GDCD của con vẫn đạt loại giỏi và hạnh kiểm những năm trước của con đều đạt “loại tốt” thật vô lí má ạ! Con nghĩ hai chuyện đó khác nhau mà, đâu có liên quan với nhau há má? Má tôi lại ân cần nói với tôi là:

Con à, nếu môn GDCD và hạnh kiểm của con hàng năm đều “loại giỏi, loại tốt”, thì con phải biết “Vận dụng” vào cuộc sống mà ứng xử cho có văn hóa con ạ, “hãy yêu thương và giúp đỡ mọi người khi gặp rủi ro, và chia sẻ nỗi đau với người khác khi có hoạn nạn”. Con phải hành động có văn minh và có ý thức tốt hơn kia chứ, đằng này con lại rất là tệ và thiếu văn hóa, con làm như thế còn thua mấy đứa không có học nữa con ạ. Hai chuyện đó có liên quan với nhau, sao lại không liên quan hả con. Lúc đó tôi mới hiểu và liền năn nỉ má tôi. Dạ, con biết mình không đúng rồi má ạ, con xin lỗi má, con cảm ơn má nhiều lắm! Má đã cho con hiểu thêm thế nào là một học sinh có “đạo đức-hạnh kiểm tốt” và học phải biết “hành-vận dụng” vào đời sống hàng ngày của chính mình, đó mới là lợi ích của việc đi học phải không má, [...].

Câu 1: trong đoạn văn trên có những từ tượng thanh, tượng hình nào.

Câu 2: hãy viết lại nội dung chính của đoạn văn trên.

0
23 tháng 12 2022

ý kiến với cô giáo chủ nhiệm để xem lại lỗi