Về với hè là tiếng ve ra rả hối thúc, là màu hoa phượng thắm đỏ khát khao, sôi động. Em nghĩ đến những cuộc tranh tài trong kì thi cuối năm học. Học trò ai cũng náo nức chuẩn bị cho dịp quan trọng này. Kìa hoa phượng theo gió quay tròn cuồng nhiệt cỗ vũ chúng em trong cuộc đua nước rút. Rồi rộn ràng tổng kết, náo nức nhận phần thưởng. Khi đã về nhà, được nghỉ những ngày dài, nỗi nhớ bạn bè lại dâng lên trong trái tim mỗi người.
Nắng bắt đầu gay gắt và ông mặt trời dậy rất sớm. Em yêu mùa hạ không chỉ vì được nghỉ hè, được đi chơi mà còn cả vì mùa hạ có những trận mưa rào. Đang nắng gay gắt, oi bức, bỗng trời đổ mưa. Những hôm trời mưa to, ngồi trong nhà nhìn qua cửa sổ, ta thấy không gian ngập trong lên nước trắng xóa, cây cối đẫm nước, hả hê đung đưa trong gió. Mưa tạnh, trời quang. Bầu trời như một tấm kính được lau chùi sạch sẽ, trong xanh. Lúc ấy bước ra ngoài chơi, ta sẽ cảm thấy sảng khoái vô cùng. Bầu không khí thấm hơi nước, mát mẻ, trong lành. Nếu hôm nào sau cơn mưa có nắng, chân trời sẽ hiện lên một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp. Bất giác nhìn lên ta sẽ thấy một cảm giác mạnh trào dâng trong lòng trước vẻ đẹp của tạo hóa.
Mùa hạ cũng là mùa của trái cây rất phong phú, thứ nào cũng thơn ngon. Nhưng không thể không nhắc đến những thức quà giải khát. Mỗi khi đi đâu về trong cái nắng hè gay gắt, có lẽ ai cũng khát khao được một cốc nước giải khát. Xin mời bạn hãy rẽ vào hàng sấu đá bên dường. Khi bạn đến, cô bán hàng sẽ đon đả chào mời, chỉ trong vòng vài phút, trong tay bạn là một cốc nước mát lạnh. Những quả sấu xanh đã gọt vỏ, ngâm vào nước đường hoa mai ngọt đậm. Chỉ uống vài ngụm, nhấm nhấp mấy trái sấu chua ngon lành, bao nhiêu mệt nhọc tan biến hết.
Hè cùng là dịp ta được hòa nhập trong thiên nhiên nhiều hơn. Lên núi Tam Đảo, hay Sa Pa,... ta có thể lang thang trong những cánh rừng già. Dưới chân đất mát lạnh, trên cao gió rì rào, thấm đượm hương cây cỏ, hoa lá. Trên cây, chim muông ríu rít hót, những chú khỉ chuyển cành như diễn viên xiếc tí hon, vui mắt biết bao! Đêm hò trăng sáng, ta trải một cái chiếu ra sân thượng nằm tha hồ đón gió mát, ngắm trăng sao mà bay bổng. Ánh trăng càng về khuya càng lung linh, huyền ảo. Ánh trăng rọi vào căn phòng, in bóng song cửa sổ xuống nền nhà. Khi ta ngủ, trăng vẫn còn soi sáng cho giấc ngủ của ta.
Mùa hè đến với bao niềm vui, bao kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Những trang sách lạ của cuộc sống rộng mở trước ta, đầu óc thư giãn mà học được bao điều bổ ích, sức khỏe lại tăng cường, khiến chúng em không ngần ngại bước vào năm học mới.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khoảng cách giữa cây thứ nhất và cây thứ 10 là:
24x(10-1)=24x9=216(m)
a/Vận tốc của ô tô:
\(120:2=60\)(km/h)
b/Nếu muốn đến B lúc 10 giờ 20 phút thì người đó phải xuất phát lúc:
10 giờ 20 phút - 2 giờ = 8 giờ 20 phút
Đáp số:...
a: Vận tốc của ô tô là 120:2=60(km/h)
b: Người đó phải xuất từ A lúc:
10h20p-2h=8h20p
Tổng độ dài hai đáy ban đầu là 32+18=50(m)
Tổng độ dài hai đáy lúc sau là 50-7=43(m)
Diện tích bị giảm đi 35m2 nên chiều cao của đám đất là:
\(35:\dfrac{50-43}{2}=35:\dfrac{7}{2}=35:3,5=10\left(m\right)\)
Diện tích đám đất ban đầu là:
50x10/2=250(m2)
Olm chào em, đây là dạng toán nâng cao chuyên đề dãy số có quy luật. Cấu trúc thi chuyên, thi học sinh giỏi các cấp. Hôm nay Olm.vn sẽ hướng dẫn các em giải chi tiết dạng này bằng phương pháp xét dãy số phụ như sau:
Giải:
Nhóm 5 số hạng liên tiếp của dãy số trên vào một nhóm thì mỗi nhóm gồm 5 số tự nhiên liên tiếp nhau.
Số hạng đầu tiên của mỗi nhóm là các số thuộc dãy số sau:
3; 5; 7; 9; ...
Vì 2024 : 5 = 404 dư 4
Vậy số thứ 2024 của dãy số cần tìm là số thứ 4 của nhóm thứ:
404 + 1 = 405
Số đầu tiên thuộc nhóm thứ 405 của dãy số đã cho là là số thứ 405 của dãy số:
3; 5; 7; 11;...
Dãy số trên là dãy số cách đều với khoảng cách là:
5 - 3 = 2
Số thứ 405 của dãy số trên là:
2 x (405 - 1) + 3 = 811
Từ những lập luận trên ta có nhóm thứ 405 của dãy số đã cho lần lượt là các số:
811; 812; 813; 814; 815
Vậy số thứ 2024 của dãy số đã cho là 814
Đáp số: số thứ 2024 là 814
a: 215m/p=0,215km/1/60h=12,9km/h
Vì 11<12
nên người thứ hai đi nhanh hơn
b: Mỗi giờ người thứ hai đi nhanh hơn người thứ nhất:
12,9-11=1,9(km/h)
Mỗi phút người thứ hai sẽ đi nhanh hơn người thứ nhất:
\(\dfrac{1,9\times1000}{60}=\dfrac{95}{3}\left(m\right)\)
Tỉ số giữa độ dài đáy lớn và độ dài đáy bé là:
60%:40%=1,5=3:2
Độ dài đáy bé là 82,5:5x2=33(m)
Chiều cao là 33-2=31(m)
Diện tích hình thang là:
82,5x31:2=1278,75(m2)
a. Tổng vận tốc của hai xe là:
\(54+36=90\) (km/giờ)
Hai xe gặp nhau sau:
\(180:90=2\) (giờ)
Hai xe gặp nhau lúc:
7 giờ 30 phút + 2 giờ = 9 giờ 30 phút
b. Chỗ hai xe gặp nhau cách A:
\(54\times2=108\) (km)