1.Em có nhận xét j về cahs dạy con"ng roi voi búa"
2.Em có cảm nhận j khi bố mẹ,thầy cô luôn nhằm vào con điểm để nhận xét và mắng mỏ con cái.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi chàng Trương lập đàn giải oan, tôi hiện về nói lời tạ từ rồi ra đi mãi mãi. Tôi cũng đã bình tâm trở lại mà chấp nhận cuộc sống dưới thủy cung với Linh Phi và các nàng tiên trong cung nước. Tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim tôi vẫn không nguôi nhớ trần thế, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia, đặc biệt là con trai. Những kỉ niệm ấy vẫn luôn hiện về trong tâm trí tôi.
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 trong làng đã có vài người đánh tiếng trống hỏi tôi, nhưng vì cha mẹ của tôi không muốn tôi vất vả nên đã nhận 100 lạng vàng rồi gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu trong làng, thế là tôi được yên bề gia thất nhưng biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, tuy là con nhà giàu nhưng đa nghi ít học nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép không từng lúc nào để vợ chồng thất hòa.
Cuộc đoàn viên chưa được bao lâu thì đất nước có giặc. Chồng tôi tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn, trong buổi tiễn đưa mẹ có dặn dò, tôi cũng nói mong chồng ra trận giữ gìn để trở về được bình yên chứ không cần quan cao tước lớn. Chàng nghe vậy xúc động không nói lên lời dứt áo ra đi. Sau khi chồng đi được mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, một lòng thủy chung chờ đợi mong chồng sớm về đoàn tụ.
Nhưng mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật rồi khuyên như mong mẹ chóng khỏe. Song vì tuổi già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi qua đời. Tước khi mất bà nói: "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tôi hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình.
Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, khi buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra thăm mộ mẹ, tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để cúng tổ tiên tạ ơn vừa để báo cho mẹ biết chàng đã về, cho mẹ yên lòng nơi chín suối cũng là mừng ngày đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, buổi trưa hai cha con trở về, tâm trạng của chàng không vui hiện rõ trên nét mặt. Sau đó chàng nặng lời tra hỏi tôi trong thời gian chàng đi xa tại sao làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo lý... tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc. Tôi đã giải thích cho chàng hiểu: Tôi nói đến thân phận mình là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin chống đừng nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.
Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.
Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi: "Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe chàng ân hận kể lại rằng: Một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi".
Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai chăm sóc. Không kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.
Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho 50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.
Chuyện của gia đình tôi là câu chuyện buồn: Dù quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Riêng bản thân tôi dù đã sống cuộc sống trần gian, nhớ chồng con vẫn chôn kín ở trong lòng khó có thể diễn tả bởi chính cuộc sống ấy đã đẩy tôi đến cái chết. Hy vọng rằng đừng gia đình nào rơi vào bi kịch.
#Châu's ngốc
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương người đời yêu quí gọi tôi là Vũ Nương. Tôi vốn con nhà nghèo khó nhưng được cha mẹ dạy bảo ân cần chu đáo nên người trong làng khen tôi tính tình thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp vì thế có bao nhiêu trai làng bám đuổi. Trong đó có chàng Trương Sinh con nhà hào phú xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới tôi về làm vợ. Chính cuộc hôn nhân khập khiễng này khiến tôi gặp bao điều khó khăn. Ôi số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến này bất hạnh biết bao!
Ngày ấy tôi cũng biết chồng đa nghi hay ghen với vợ phòng ngừa quá sức nên hết sức giữ gìn khuôn phép vợ chồng chưa từng xảy ra chuyện thất hòa. Vợ chồng tôi ăn ở êm ấm, lại sắp có đứa con đầu lòng vui mừng hạnh phúc biết bao nhưng cuộc sống không bao giờ êm ả xuôi chiều mát mái như ta trong đời. Giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi nước ta chồng tôi ít học nên bị bắt đi lính vào loại đầu, chia lìa mất mát đau thương là những gì chiến tranh mang lại. Buổi tiễn đưa tôi chỉ biết rót chén rượu đầy bày tỏ nỗi lòng mong chàng bình yên trở về. Thấu hiểu khó khăn mà chồng phải chịu. Bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong của mình.
Thời gian đằm đắm trôi qua đến cữ tôi sinh bé Đản phần nào vơi bớt nỗi cô đơn nhớ mong chồng. Nhưng mẹ chồng tôi nhớ con trai mà sinh ốm tôi đã lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mẹ gắng ăn miếng cơm miếng cháo để Trương Sinh về rồi thuốc thang lễ bái thần phật tôi mong mẹ chồng khỏe. Như mẹ tôi đã không qua nổi trước lúc mất bà còn trăn trối lại ghi lại công lao của tôi.
"Sau này… phụ mẹ"
Tấm lòng của bà nhân hậu biết bao! Từ đấy chỉ còn có tôi cùng bé Đản. Nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho con. Tôi thường chỏ bóng trên tường mỗi tối rồi bảo con "Cha Đảm lại đến kia kìa!". Bé Đản ngây thơ tin là thật thường đùa vui cùng chiếc bóng.
Thấm thoắt đã 3 năm. May mắn biết bao chồng tôi an lành trở về. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi hạnh phúc như vỡ òa. Biết tin mẹ mất Trương Sinh rất buồn bế con ra thăm mộ mẹ khi chàng vừa trở về "giông tố" đã nổi lên chàng la mắng tôi không tiếc lời một mực bảo tôi hư thân mất nết không thủy chung với chàng. Tai họa ở đâu ập xuống đầu tôi khủng khiếp như vậy tôi khóc lóc phân trần giải thích:
"Thiếp vốn con… như lời chàng nói".
Có lẽ tất cả những lời phân trần của tôi không thể lọt tai chàng họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Tôi hỏi thì chàng lại giấu. Khiến tôi không thể thanh minh.
Lửa ghen trong lòng chàng mỗi lúc bùng phát dữ dội hơn chàng mắng nhiếc rồi đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Ước mơ bé nhỏ mà cả đời tôi theo đuổi là hạnh phúc gia đình giờ đây không còn nữa. Gia đình không còn nữa. Danh dự bị bôi nhọ. Bị tuyệt vọng tột cùng tôi chỉ biết tìm đến cái chết. Tắm rửa chay sạch tôi ra bến Trường Giang than cùng trời đất chứng giám tấm lòng trong sạch của mình rồi gieo mình xuống sông tự vẫn.
Người ta nói ở hiền gặp lành không ngờ nỗi oan khuất của tôi đã động lòng trời đất các nàng tiên cá đã rẽ một đường nước đưa tôi xuống thủy cung của Lương Phi chốn này đến đài cung điện nguy nga lộng lẫy. Người đối xử với nhau nhân hậu vô cùng thật là cuộc sống mong đợi ước ao! Trong một bữa tiệc. Lương Phi khoản đãi người có ơn cứu mạng, không ngờ tôi gặp Phan Lang – Người cùng làng và cũng là ân nhân của Lương Phi. Nghe Phan Lang kể tôi mới biết Trương Sinh bế con ngồi bên ngọn đèn con trỏ bóng nhận cha, chàng mới thấu hiểu nỗi oan của tôi. Cuộc đời sao mà tàn nhẫn đến vậy chính đứa con tôi hết mực yêu thương đã gieo mầm họa. Chính người chồng tôi hết lòng yêu thương thủy chung đã đa nghi hay ghen hồ đồ đẩy tôi vào chỗ chết.
Phan Lang còn kể cảnh nhà tôi tan tác tiêu điều khiến tôi không thể cầm nước mắt dù vẫn rất giận chàng Trương Sinh, nhưng tôi nhất quyết tìm về có ngày. Tôi nhờ Phan Lang mang chiếc hoa vàng cùng lời nhắn khi chàng lập đàn giải oan bên bến Trường Giang tôi được Phan Lang đưa về trong cảnh võng lọng cờ hoa rực rỡ đầy sông nhưng tôi chỉ biết cảm tạ tình chàng đã giúp tôi minh oan triều tuyết giữa thanh thiên bạch nhật mà không thể trở về trần gian vì tôi không muốn phụ ân đức của Phan Lang. Và cũng bởi thực tế ở đời người chết không thể sống lại được lên hiện loang loáng ở giữa dòng rồi biến mất. Xã hội phong kiến bất bình đẳng này không thể có chỗ dung thân cho những người như tôi.
Chao ôi! Cuộc sống ở cõi trần thật đen bạc! Mong rằng xã hội bất công này sẽ bị xóa bỏ chính tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dung túng cho Trương Sinh có thói gia trưởng đẩy tôi vào cuộc đời oan khuất. Xã hội cần cải tiến xây dựng một cuộc sống bình đẳng nam nữ bình quyền kể ra câu chuyện này tôi còn mong người đời lấy đó là bài học giữ gìn hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ được xây dựng trên cơ sở tin yêu tôn trọng lẫn nhau. Ghen bóng ghen gió sẽ khiến gia đình tan vỡ.
Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.
Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy... Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày "cụp, cum" văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.
Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa "trời" hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa "trời" vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.
Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66...
Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.
Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.
Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.
Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
Trong xã hội, con người cần hoàn thiện nhân cách của mình với những đức tính tốt đẹp. Đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là thế hệ trẻ để trở thành người công dân tốt.
Thế nào là đức tính trung thực? Trung thực là thật thà, ngay thẳng, không gian dối. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà. Với các bạn học sinh, biểu hiện rõ trong các cuộc thi là không gian lận quay cố, chép bài, xem bài của bạn…Trong xã hội, người trung thực là người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, người ngay thẳng không sản xuất hàng kém chất lượng, không kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp làm tổn hại đến người tiêu dùng. Trái với trung thực là sự gian dối, không thật thà..
Tính trung thực là đức tính rất cần đối với chúng ta, người có tính trung thực sẽ dần hoàn thiện nhân cách, biết tự đánh giá bản thân một cách đúng đắn để biết cố gắng vươn lên nên dễ thành công trong cuộc sống, có vốn tri thức để làm giàu chân chính. Và nếu không may mắc sai lầm, họ sẽ dễ dàng sửa chữa để hoàn thiện bản thân mình hơn, người trung thực sẽ được mọi người yêu mến và tôn trọng, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh, tốt đẹp, khiến cả đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Ngược lại nếu không trung thực thì sẽ trở thành thiếu trung thực và sai trái, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Biểu hiện rõ nhất trong giới học sinh hiện nay là gian lận trong thi cử, học tập, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập đến ý nghĩa của việc dạy và học khiến dư luận xôn xao. Trong kinh doanh việc thiếu trung thực trong việc báo cáo chất lượng sản phẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của họ như: các loại sữa chứa chất độc hại, các loại hoa quả nhiễm hóa chất quá tiêu chuẩn cho phép. Điều đó cần phải phê phán và lên án.
Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính trung thực? Sự rèn luyện là một quá trình lâu dài, biểu hiện từ việc nhỏ nhất mà hàng ngày ta đang làm đến những việc lớn lao sau này, khi nói chuyện với bất cứ ai cũng không được lươn lẹo, dối trá.Trong công việc, cách ứng xử với mọi người cần ngay thẳng, thật thà nếu sai thì biết thừa nhận lỗi lầm và sửa lỗi. Trong học tập phải trung thực không quay cóp bài, gian dối điểm. Bên cạnh việc hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực của người khác, tính cực đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây ra, biết noi theo những tấm gương đạo đức cao cả.
Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi chúng ta, chúng ta phải luôn rèn luyện mỗi ngày tính trung thực để hoàn thiện mình hơn, để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác.
Xưa nay, trong các gia đình tử tế, sống có nền nếp, có gia phong tốt đẹp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”… Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: “Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám”. Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; Nhặt được của rơi, trả lại người mất; Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi hoặc đưa vào bệnh viện; Đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; không buôn gian bán lậu, không tăng giá vô tội vạ để bóp hầu bóp cổ đồng bào của mình… Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.
Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Chẳng thế mà cổ nhân đã dạy rất chí lý: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hoặc “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh”… Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm cho con em. Gia đình chính là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên của mỗi người! Tiếp liền với giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp giáo dục tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục mình, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống văn minh mới có thể đạt tới cái Chân – Thiện – Mỹ.
Nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật thì phải chăng người Việt mình hiện nay, trong mặt trái của công cuộc “mở cửa” và sự sơ khai của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện rất nhiều người thiếu lòng tự trọng? Tôi nhớ câu nói của Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội hỗn loạn vì xe cộ, nhiều lúc cô thót tim vì sợ tai nạn giao thông có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Có nhà báo hỏi: “Trước khi trở về Anh quốc, cô có nhận xét gì sau những ngày ở Việt Nam và Hà Nội?”, Tê-rếch Sam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng tự trọng khi tham gia giao thông!”. Cũng nhận xét về tình trạng giao thông quá bát nháo ở Việt Nam, nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức, bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề:Nhật ký du lịch Việt Nam. Bà mô tả cảnh giao thông ở Việt Nam và Hà Nội “quay cuồng như một màn xiếc tập thể” và “như một nồi súp cực nóng” khiến bà hoảng loạn. Và bà kết luận: “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng cảm và không sợ chết”. Gần đây, nhiều tờ báo có tên tuổi của ta đã có diễn đàn và chuyên đề phê phán những thói hư tật xấu của người Việt với những bài viết chân thành, thẳng thắn. Đấy là những người viết trung thực và có lòng tự trọng, mong muốn bồi dưỡng và nâng cao lòng tự trọng đích thực của dân tộc mình, để xây đắp nền văn hóa dân tộc.
Càng có nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước mới phát triển ổn định và bền vững; danh dự giống nòi càng được bè bạn quốc tế yêu mến, khâm phục.
lc giải thích lòng nhân ái
lc2 nêu vai trò ý nghĩ lòng nhân ái
lc3 biểu hiện tích cưc,tiêu cưc
lc4 giải pháp
lc5 bài học nhận thức và hành động
Đầu tiên chúng ta phải hiểu được lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái có thể cắt nghĩa từng từ để hiểu được ý nghĩa của nó. Từ “Nhân”chính là người và “Ái” được hiểu theo nghĩa đó chính là yêu thương. Nhân ái tựu chung lại đó chính là tình yêu thương giữa người với người. Hơn nữa nhân ái cũng chính là cách mà chúng ta trao đi yêu thương đối với người khác. Những thứ tình cảm đó xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, dường như cũng lại không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi chúng ta cũng nên biết rằng chính đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản than được thanh thản và yên lòng.
Qủa thật khi nói đến lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó dường như cũng sẽ tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Ta có thể thấy được từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Cho dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.
Trong cuộc sống thì mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội chính là một cá thể tạo nên sự thống nhất cũng chính là một móc xích như thật gắn kết như lại đã kết nối với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Ta dường như cũng biết được không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Chính vì vậy mà mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này.
Người xưa đã có những câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” như nói về lòng nhân ái, sự thương người. Ta dường như cũng đã biết được chính tình yêu thương giữa con người với con người là điều cần thiêt để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.
Đất nước hình chữ S ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương. Và để có được sự thái bình cũng như là một thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Chính những sức mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí, mà là sức mạnh của đoàn kết, tương thân tương ái không khất phục trước kẻ thù để có thể giành chiến thắng.
Dễ dàng nhận thấy rằng cứ hằng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. Vẫn còn đó những đau thương nhân dân miền trung phải gồng mình hứng chịu những mất mát, đau thương đó. Và dường như cũng không ai hiểu, chỉ mình họ mới biết được nỗi đau mà mình phải trải qua.
Để có thể cùng đồng hành với những nỗi đau đó cũng như nhằm gánh vác những thương tổn mà thiên nhiên gây ra, nhiều tổ chức cũng như các quỹ từ thiện đã tiếp tế lương thực cũng như động viên tinh thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống.
Hiện nay ta như thấy được xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ rất cần sự san sẻ, và cả những giúp đỡ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.
Qủa rhaajt chính lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đởi ở ngoài kia. Và cho dù đó cũng chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm đọng viên và an ủi lớn đối với họ.
Bên cạnh đó trong xã hôi vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chi riêng mình, không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Khi chúng ta làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình.
Tóm lại thì chính lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn. Để cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp thì cần phải có những tấm lòng tương thân tương ái
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Lòng tự trọng được biểu hiện khi con người nhận thức cái tôi của bản thân, biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ chính nhân phẩm của mình trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, đồng thời cao hơn tôn trọng nhân phẩm và phẩm giá của tất cả mọi người xung quanh mình. Hiện nay, lòng tự trọng được coi là một trong những nhân cách, tính cách cần có của mỗi con người chúng ta trong cuộc sống hiện tại và cả mai sau. Và tất nhiên, những tấm gương tiêu biểu về lòng tự trọng thì không bao giờ thiếu trong cuộc sống của chúng ta, cái quan trọng là chúng ta có biết cách nhìn nhận và đánh giá nó không mà thôi. Sau đây, các bạn có thể tham khảo một vài dẫn chứng về lòng tự trọng để có cách nhìn và cách viết khác. Chúc các bạn học tốt!
Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:
“Ta thà làm giặc nước Nam
Chứ không làm vua nước Bắc”
Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù. Đối với anh, làm vua trên đất của kẻ thù là một sự sỉ nhục lớn đối với danh dự, lương tâm và trách nhiệm của chính bản thân mình. Cao hơn lòng tự trọng, ở Trần Bình Trọng ta còn thấy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.
Ngoài ra, trong văn học Việt Nam cũng có rất nhiều hình tượng nhân vật được tác giả, nhà văn khắc họa lên mang trong mình lòng tự trọng sâu sắc. Ví dụ điển hình như nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là một người nông dân phải đi ẩn cư bởi làng ông bị giặc chiếm đóng. Nhưng trong tiềm thức của mình, ông Hai vẫn luôn luôn đau đáu về một làng quê – nơi mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tuy phải ẩn cư nhưng trong ông Hai vẫn mang trong mình lòng tự trọng, niềm tin và phẩm giá của chính bản thân ông hay là những người dân ở làng ông. Họ là những con người không bao giờ có thái độ hòa hoãn với giặc, đầu hàng giặc mà luôn luôn có tinh thần kháng chiến, dũng cảm mà đứng lên bảo vệ làng xóm, quê hương. Đó là lòng tự trọng đồng thời là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
#Trang
1.“Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng” là một trong những thông điệp trong Tháng hành động vì trẻ em. Ngữ nghĩa, thông điệp rất rõ ràng, tác động mạnh, tức thì với người đọc. Nhưng để hiểu cặn kẽ và có những hành động phù hợp mang đến cho trẻ những gì tốt đẹp nhất lại không dễ dàng.
Có lẽ nhiều thế hệ người Việt Nam đã quá quen thuộc với lối dạy con “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” vì “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” và vì vậy, “người roi, voi búa” được xem là hiển nhiên. Trước tình trạng trẻ dường như có xu hướng cãi lại cha mẹ, người lớn nhiều hơn, thậm chí tỏ thái độ khinh thường, bất cần lời dạy dỗ từ cha mẹ, nhiều bậc phụ huynh hoài nghi về phương pháp “dạy con không cần đòn roi” và đặt niềm tin vào phương pháp sử dụng “roi vọt” trong dạy con, bởi họ hy vọng rằng, trẻ sẽ “nhớ đời” mà “chừa” khi nghĩ đến những trận đòn đau.
Quả thật, trong thực tế, bạo lực nói chung và đòn roi nói riêng nhiều khi rất hiệu quả, có sức mạnh trực tiếp, ngay lập tức nên được không ít người sử dụng trong việc dạy con. Nhưng có một thực tế khác cho thấy, những trẻ lớn lên trong đòn roi thường ngỗ ngược và có xu hướng sử dụng bạo lực với những kẻ yếu hơn mình. Trẻ chứng kiến bạo lực hằng ngày đến một mức nào đó chúng sẽ cho rằng bạo lực là cách thức duy nhất, nhanh nhất để giải quyết mâu thuẫn và đạt mục đích cũng như thể hiện sức mạnh của bản thân. Hơn nữa, bạo lực chỉ dùng để trừng phạt nên khi đã nhờn đòn, trẻ thường tỏ ra bất cần trước sự dạy bảo của cha mẹ. Về mặt lý thuyết, sự phản tác dụng của bạo lực rất lớn và quyền lực có nguồn gốc từ bạo lực mang phẩm chất rất thấp. Do vậy, trong dạy con, roi vọt không đi cùng tình thương hiếm khi làm trẻ nên người.
Tuy vậy, thế nào là yêu thương con lại là vấn đề cần xem xét. Như đã đề cập ở trên, lối dạy con bằng roi vọt vẫn được nhiều phụ huynh cho rằng là cần thiết và đương nhiên vì có “thương” mới “cho roi cho vọt”. Với quan niệm để con nên người, nhiều bậc cha mẹ đã “dạy con từ thuở còn thơ” bằng “roi vọt” ngay khi con phạm những lỗi nhỏ. Ngược lại, có những bậc cha mẹ lại nuông chiều con quá mức, con muốn gì được nấy, chăm bẵm từng li từng tí, “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Họ sẵn sàng đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của con vì quan niệm tiền bạc, của cải làm ra là để cho con hưởng thụ. Thậm chí, vì yêu con, nhiều bậc cha mẹ không hướng cho con tham gia những công việc gia đình như dọn nhà, nấu cơm, chăm sóc người thân,...Những cách “yêu thương” như vậy cũng khó làm cho trẻ “nên người” được.
Như vậy, điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ trong dạy con có lẽ là cần lắng nghe tâm sự, thấu hiểu những hành động của con mình. Bên cạnh đó, sự nghiêm khắc đúng lúc, đúng chỗ của cha mẹ sẽ làm cho trẻ hiểu ra vấn đề và có ý thức khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Trên hết, cha mẹ nên và phải là tấm gương sáng để cho con mình soi vào. Nêu gương sáng chắc sẽ là cách giáo dục hiệu quả nhất không chỉ trong phạm vi gia đình mà rộng hơn là trong phạm vi xã hội.
2.Điểm số, thành tích học tập, áp lực đối mặt với các kì thi liên tiếp trong quãng đường dài đi học khiến trẻ con quay cuồng. Nếu cha mẹ cứ mải chạy theo thành tích thì con trẻ luôn luôn mệt mỏi và căng thẳng. Học sinh ngay từ bậc tiểu học đi học chính, học thêm, học năng khiếu kín mít cả tuần. Em nào ở nhà, không đi học thêm được xếp vào diện cá biệt: Một là học dốt, lười học; Hai là con nhà nghèo, bố mẹ không có điều kiện kinh tế lo cho con ăn học đàng hoàng.
Ở thành phố, trẻ em càng bị cắt giảm tối đa giờ vui chơi, chỉ có học là trên hết. Bố mẹ bận rộn tối ngày, bạn bè ai cũng chạy đua học thêm, trẻ em hết giờ học là đến giờ ngủ, các em giải trí chủ yếu bằng cách vùi đầu vào game, mạng xã hội... Những hoạt động vui chơi, vận động ngoài trời dường như bị triệt tiêu. Học và chỉ có học, nhiều em học sinh rơi vào tình trạng cô đơn trong gia đình khó mở lời với cha mẹ, không có nổi một vài người bạn thân để chia sẻ nỗi niềm. Chỉ cần một vài lần thất bại trong học tập, các em sẽ gục ngã nhanh chóng, tuyệt vọng không lối thoát, nghĩ quẩn và làm những điều dại dột không ai ngờ tới.
Bi kịch học sinh tự tử bao giờ mới chấm dứt? Tôi nghĩ, phụ huynh đừng vội đổ lỗi cho hệ thống giáo dục nặng nề thi cử bấy lâu nay. Cha mẹ cứ ép con học tràn cung mây, rồi giao giá "con phải giỏi nhất lớp, nhất khối, nhất trường", con phải bằng bạn A, bạn B mà không cần biết con có thích học không, có vui vẻ khi đến lớp, đến trường không? Có nhiều phụ huynh, cứ tối về là kiểm tra bài vở của con, hỏi han kĩ lưỡng xem con đạt điểm mấy. Con điểm cao được thầy cô khen, bố mẹ vui mừng phấn khởi. Hễ con điểm thấp, mắc lỗi là bố mẹ mắng chửi xa xả, đánh đập cho chừa tội học dốt.
Phụ huynh quên mất rằng, mỗi đứa trẻ có năng lực học tập khác nhau, tại sao lúc nào cha mẹ cũng quy ra điểm số, giấy khen, danh hiệu cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố để rồi bất mãn, chán nản. Con trẻ thấy cha mẹ buồn rầu vì mình, thất vọng vì mình kém cỏi thì các em sa sút tinh thần nhanh chóng, cảm thấy mình vô dụng vì không đạt được tâm nguyện ấp ủ bấy nay của cha mẹ. Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng này kéo dài sẽ nhanh chóng đẩy các em vào bệnh trầm cảm, dẫn đến quyết định hủy hoại bản thân...
Học sinh bậc THPT là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm học đường. Đây là lứa tuổi mà tâm sinh lý nhạy cảm, nếu cha mẹ không tinh ý sẽ khó lòng phát hiện con mình bất ổn. Con có thể mắc trầm cảm với nhiều lý do: Môi trường sống thay đổi, áp lực học tập căng thẳng quá mức với năng lực, thấy mình thua kém bạn bè mọi thứ và tệ hại nhất vẫn là không đáp ứng được mong mỏi của bố mẹ. Lực học của con mức khá nhưng cha mẹ chỉ mơ con mình sẽ giỏi, sẽ đỗ đạt những trường đại học tốp đầu và thường chê bai, chì chiết con khi biết điểm tổng kết, điểm thi của con đì đẹt.
Khi ấy, có những em chai lỳ trước những lời chê trách, nhiếc móc của cha mẹ. Nhưng có rất nhiều em đã âm thầm đau khổ và tổn thương nặng nề khi cha mẹ chê trách, coi thường, so sánh đủ kiểu. Các em đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không được cha mẹ ghi nhận, cha mẹ vẫn cảm thấy học như thế là chưa đủ, cần phải có thành tích, danh hiệu...
Đa số phụ huynh dạy con phải học giỏi mới có tương lai, nào là "một người làm quan cả họ được nhờ", nào là "thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li", nào là "có chí thì nên". Phụ huynh đưa ra hàng loạt dẫn chứng các nhà bác học, thần đồng từ thời xa xưa đến thời hiện đại, các tấm gương học sinh giỏi quốc tế, các bạn học sinh giành học bổng du học để lên lớp các con, giục giã, thúc ép các con học tập không ngừng nghỉ.
Nhưng phụ huynh quên dạy con biết chấp nhận thất bại, biết chấp nhận năng lực bản thân và quan trọng nhất là dạy con biết quý trọng bản thân mình. Để dạy con điều ấy, trước tiên phụ huynh cần đồng hành cùng con, làm bạn với con suốt chặng đường dài học tập và trưởng thành. Phụ huynh hãy chấp nhận các con có cả ưu điểm và khuyết điểm, dù con học chưa giỏi thì đối với bố mẹ, con cái vẫn là tất cả. Cha mẹ cần định hướng cho con về nghề nghiệp trong tương lai và xác định cho con hiểu, có rất nhiều lựa chọn và nghề nghiệp nào cũng có giá trị riêng được xã hội công nhận.
Hiện nay rất nhiều phụ huynh khăng khăng cho rằng, phải đặt mục tiêu cao thì con mới có quyết tâm học hành. Tôi từng biết có những em học sinh cảm thấy học lớp chọn rất đuối, xin sang lớp thường nhưng cả thầy cô và cha mẹ đều không đồng ý, muốn các em phải cố gắng gấp 3, gấp 5 lần để đuổi kip bạn bè. Vậy là có những em dù học lớp chọn thật đấy nhưng thi đại học chỉ đạt điểm làng nhàng, đủ đỗ trường thường. Bố mẹ tỏ rõ bất mãn vì đầu tư hết mình mà con vẫn kém cỏi. Các em đi học vì gánh nặng ước mơ của cha mẹ và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh trầm cảm học đường với những bi kịch đau xót.
Rất cám ơn bn trung lê đức