biêu cảm về dòng sông(đừng chép trên mạng nhé)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
TL :
Theo nguồn gốc có thể chia thành hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán (thành ngữ Hán Việt).
HT
hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán (thành ngữ Hán Việt).
Khi nhắc tới Cốm làm cho người đọc liên tưởng đến một món ăn đồng quê thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê,không những vậy nó khiến chúng ta không thể không nghĩ đến hình ảnh Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về. còn gì vui hơn khi lại một lần nữa được thưởng thức món ăn của quê nhà nó làm ta nhớ đến tuổi thơ,những ngày còn nhỏ xíu mỗi lần mẹ đi chợ là tôi lại dặn mẹ mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen,mùi hương lan tỏa thơm ngát. Cũng có lẽ vì thế mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm " một thứ quà của lúa non- Cốm".
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ,lan tỏa cái hương thơm của lá sen như để báo thức đã đến mùa của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Khi đi qua cánh đồng xanh mướt,một mùi hương nồng nàn thoang thoảng mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi,cái mùi thơm mát của bông lúa non. Trong cái vỏ xanh kia là những giọt sữa trắng thơm,phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ,mùi hương của đất trời. Dưới ánh nắng những giọt sương còn sót lại trên bông lúa làm cho bông lúa cong xuống nặng vì cái chất trong quý của đất trời.
Bằng với những gì tác giả thể hiện qua các những câu văn mở đầu làm cho ta cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo,rồi trải qua biết bao bàn tay người nông dân làm ra thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay.Lúa nếp non đến lúc được gặt đem về cách chế biến cốm là " một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn"được truyền từ đời này sang đời khác.Và chỉ có Cốm làng Vòng mới là đặc sản của Hà Nội,do bàn tay những cô gái làng Vòng làm ra " thứ Cốm dẻo và thơ ấy".Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp cả nước.
Cảm nhận khi đọc bài Cốm - một thứ quà của lúa non của Thạch Lam
Những hạt cố được tạo nên từ những tinh hoa của đất trời,những cơn giá mang phảng phất hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao dịu nhẹ của đất trời Hà Nội.Cốm là sự kết tinh của mọi thứ quý báu nhất tốt đẹp nhất của quê hương. Là thức quà riêng biệt của đất nước,là cái hương vị mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.Hương Cốm được tác giả Thạch Lam cảm nhận với tất cả sự thanh khiết trân trọng và tự hào.
Cốm như một chứng nhân của tình yêu. Cốm là thứ quà biếu tết cho tình yêu đôi lứa thêm bền đẹp,Cốm là món quà trong sạch,trung thành như các việc lễ nghi đã trở thành lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục.
Tình yêu bền đẹp của lứa đôi cũng như " hồng cốm tốt đôi" vậy.Sắc màu hương vị của hồng,của cốm là một hương vị hòa hopwj tuyệt vời. Màu xanh tươi của Cốm như ngọc thạch quý,màu đỏ thắm hồng như ngọc lựu già,một thứ thanh đạm còn một thứ lại ngọt sắc hai vị hòa vào nhau để hạnh phúc được bền lâu.Như vậy ta có thể thấy được cach so sánh tài hoa ccuar Thạch Lam còn thể hiện một phong cách ẩm thực rất riêng biệt.
Ở phần kết của bài Thạch Lam nói về cách ăn cốm,thưởng thức cốm.Ăn Cốm không thể ăn vội mà phải ăn "từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ" để tận hưởng " cái mùi thơm phức của lúa mới của hoa cỏ dại ven bờ" cảm thụ được trong màu xanh của cốm,cái tươi mát của lúa non và trong chất ngọt của Cốm,cái dịu dàng thanh đạm của loại thảo mộc. Hương vị còn có " mùi thơm ngát của lá sen già,ướp lấy từng hạt cốm một..." Phong cách ăn cốm ấy,thưởng thức Cốm thứ quà tao nhã và thanh khiết ấy là một nét đẹp văn hoa con người từ xưa cho đến nay.Từ xa xưa ông cha ta có câu ca dao:
" Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
Tùy bút một thứ quà của lúa non- Cốm,là một tác phẩm có cốt cách và phẩm chất mang đậm chất văn chương nó đã mang đến cho chúng ta bao hương vị nhã thú,để ta thêm yêu mến và tự hào về hương vị của quê hương xứ sở.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.
Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.
Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. "Một thứ quà của lúa non: Cốm" là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.
Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tin
tham khảo bài mình đi nhé
Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dòng sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng.
Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế. Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn.
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cánh diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời em. Mai này dù có đi xa, em vẫn luôn nhớ mãi về dòng sông quê mình, nơi gắn bó rất nhiều với tuổi thơ em.
cảm ơn