hãy tả nghề làm nông của địa phương em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Giọng đọc ấy đã khơi lên trong cậu học trò nhỏ những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của cuộc sống.
- Nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh (đỏ nắng). Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn.
- Sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị (đêm: Nghe trăng thở động tàu dừa → cơn mưa rào mạnh mẽ:Rào rào nghe chhuyển cơn mưa giữa trời. ).
-Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Biện pháp nhân hóa khiến trăng hiện lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Trăng đang thở? Trăng khiến cả tàu dừa rung rung. Cái chuyển động khẽ khàng ấy được thu gọn trong một từ rất đắt: “động”. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chuyển mình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bạn tham khảo thôi nha:
Đoạn thơ trích trong '' Đất nước '' của Nguyễn Đình Thi, sử dụng nhiều phép tu từ : Điệp cấu trúc, điệp ngữ '' là của chúng ta '', từ chỉ định '' đây '' như sự khẳng định chắc chắn chủ quyền của dân tộc. Đặc biệt hình ảnh trời xanh là hình ảnh vừa chân thực, lại vừa có ý nghĩa tượng trưng cho đất nướ, cho tự do , cho những gì cao đẹp nhất của con người. Ngoài ra còn có phép liệt kê, hoán dụ, từ láy, tính từ, danh từ linh hoạt...
=> Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên nhằm bộ lộ tình cảm mến yêu tha thiết của tác giả và long tự hào về đất nước, về truyền thống lịch sử của con nng]ời hiên ngang bất khuất, chưa bao giờ gục ngã.
Nội dung: Thể hiện cảm hứng tổng hợp, khái quát về đất nước. Đó là những suy cảm một đất nước đẹp giàu, hiền hoà, tình nghĩa; về lịch sử cách mạng của đất nước - một đất nước đau thương, nô lệ, lầm than đã đứng lên chiến đấu anh dũng và chiến thắng hào hùng.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Những từ ngữ chỉ nét văn hóa truyền thống của dân tộc là : Tranh Đông Hồ ; Mẹ con đàn lợn âm dương ; Đám cưới chuột ; tấm the đen ;
hội hè ; những nàng môi cắn chỉ quết trầu ; quần nâu; răng đen; giăng tơ ; dệt sợi ; lụa màu; nhuộm ; Đồng Tỉnh , Huê Cầu.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
CN : Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò .
( CN là 1 cụm danh từ )
VN : còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng em .
Chúc bạn học giỏi !!! ( Tk mk nếu đúng )
Mẹ tôi là nông dân “chân lấm tay bùn”, cái nghề mà mọi người thường gọi là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhọc nhằn, khó khăn lắm nhưng mẹ vẫn gắn bó. Bão qua, chẳng chờ dứt cơn gió còn se lạnh thổi qua khiến tôi nổi da gà, mẹ đã gấp gáp dậy sớm ra thăm đồng. Lòng mẹ buồn khi những đứa con nhỏ còn non nớt giờ đang mệt nhoài sau đêm mưa như muốn chút cả trời xuống, cả những đứa nhỏ đang thả mình trôi lững lờ trên dòng nước mênh mông kia, mắt mẹ ánh lên nỗi buồn...
Những năm tháng này, dường như chỉ thấy mẹ quẩn quanh với ruộng đồng, hôm không làm cỏ lại đi bắt ốc hay bón phân. Có hôm trời bỏng rát, không có lấy một ngọn cỏ xanh, tất cả đều héo quay, ủ rũ trong nắng gắt, dáng mẹ phía xa thu mình vào biển lúa mênh mông, đôi vai gầy gầy mang theo bình thuốc sâu nặng trịch sải từng bước chân hằn sâu trong đất. Ôi!
Thương mẹ, nhiều khi chỉ muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại mà vươn lên, chẳng phải để mẹ làm những công việc vất cả ấy. Những lúc sẻ chia, dãi dầu với mẹ, muốn mẹ làm công việc tốt hơn lại bắt gặp ánh mắt và nụ cười hiền hậu:
"Nhà cô chỉ cần học giỏi, sau này thành đạt thì tôi có vất vả mấy cũng chịu. Cái nghề này không sang nhưng là cái cốt lõi của ông cha ta để lại, gắn bó với nó rồi có phải muốn bỏ là bỏ được đâu."
Lòng tôi nửa buồn, nửa vui bởi nỗi nhọc nhằn mẹ phải gánh mà cũng bởi mẹ tôi tìm được niềm vui mỗi khi làm việc.
Những ngày lúa chín vàng ngoài đồng thì cũng sắp đến lúc kết thúc vụ mùa. Bao giọt mồ hôi đổ xuống trên đồng được đổi bằng những hạt gạo trắng ngần và niềm vui được mùa của người nông dân. Mẹ tôi cũng chẳng giấu được niềm vui với thành quả sau bao tháng ngày làm việc vất vả. Sáng tinh sương, khi gà còn chưa cất tiếng gáy báo hiệu ngày mới thì mẹ đã thức giấc chuẩn bị cùng các cô chú ra đồng.
Trên những con thuyền đã bạc màu qua từng vụ mùa, những liềm, dây, thúng lại theo mẹ ra đồng. Công việc gặt hái tưởng chừng như đơn giản lắm nhưng kì thực rất khó. Nào tay trái vơ gọn các kẽ lúa, tay phải sẵn sàng liềm, đưa một đường vòng cung thật ngọt, uyển chuyển được lặp lại cả trăm lần. Tôi đã học nhiều rồi đấy! Khó lắm, bó lúa sức cũng không đủ. Vậy mà đôi tay cũng trở nên đỏ hoe, trầy xước ngang dọc. Dù thế nhưng chẳng thấy mẹ kêu mệt, tay vẫn đưa theo nhịp thoăn thoắt như được lập trình vậy.
Sau ngày gặt vất vả ấy, buổi trưa nào cũng thấy mẹ cặm cụi ngoài sân nắng để phơi thóc, phơi rơm. Đôi chân trần cứ thế mà chà xát lên cái bụi rặm của rơm, thóc và cái nóng bỏng rát của trưa hè oi ả, rồi cào đi cào lại thành những dấu cộng, dấu trừ... Những dấu cộng dấu trừ ấy không chỉ đơn giản là phép tính, mà mẹ đã trừ nước mắt, mồ hôi và cộng vào đó là thứ hạnh phúc to lớn làm nên hạt gạo nuôi con khôn lớn.
Bàn tay mẹ khéo léo sàng sảy, hạt thóc tung tăng nhảy nhót theo nhịp đu đưa thân hình chẽn trong áo vàng lấp lánh dưới ánh nắng. Có những ngày oi ả, mưa đổ bất chợt, mẹ tôi lại lướt thướt hối hả cào, quét, vun thóc thành đống rồi đóng vào bao. Từng giọt mồ hôi nóng hổi hòa vào cơn mưa lạnh thấm đẫm đôi vai và lưng gầy chịu bao gió sương.