K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Các nhóm đất chính trên trái đất:  - Vùng đất băng tuyết phủ quanh năm  - Đất đài nguyên  - Đất Pốt dôn - Đất nâu, xám rừng, đất rừng lá rộng ôn đới - Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng  - Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm - Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc  - Đất đỏ, nâu đỏ, xa van    - Đất đỏ vàng nhiệt đới - Đất phù sa  - Phạm vi một số loại...
Đọc tiếp

Câu 1: Các nhóm đất chính trên trái đất: 

- Vùng đất băng tuyết phủ quanh năm 

- Đất đài nguyên 

- Đất Pốt dôn

- Đất nâu, xám rừng, đất rừng lá rộng ôn đới

- Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng 

- Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm

- Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc 

- Đất đỏ, nâu đỏ, xa van   

- Đất đỏ vàng nhiệt đới

- Đất phù sa 

- Phạm vi một số loại đất:

+ Đất đài nguyên: phí Bắc Ca-na-đa, Bắc Liên bang Nga, phía Bắc Âu.

+ Đất pốt dôn: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Âu 

+ Đất đen thảo nguyên ôn đới: Trung tâm Hoa Kì, Đông Âu, phía Nam Liên bang Nga, phía nam của Nam Mĩ.

+ Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, Trung và Nam Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Bắc Ôxtrây-li-a

+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Hoa kì, phía Tây Nam của Nam Mĩ, Bắc Phi, Tây Á, Tây Nam Á, phía Tây Trung Quốc, phía Tây và Nam của Ỗxtrây-li-a,...

Câu 2: - Các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo: Hoang mạc cực- Đài nguyên - Rừng lá kim - Rừng lá rộng, hỗn hợp- Rừng cận nhiệt ẩm- Rừng và cây bụi lá cứng- Thảo nguyên ôn đới- Hoang mạc và bán hoang mạc - Thực vật núi cao- Rừng nhiệt đới- Xavan và rừng thưa.

- Phạm vi phân bố của các thảm thực vật

+ Rừng lá kim: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Âu.

+ Thảo nguyên ôn đới: Trung tâm Hoa Kỳ, Đông Âu, phía Nam Liên bang Nga. phía Nam của Nam Mĩ.

+ Rừng nhiệt đới: Nam Mĩ, Trung và Nam Phi, nam á, Đông Nam Á, Tây Bắc Ô-xtrây-li-a,...

 

 

 

 

0
Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn...
Đọc tiếp

Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống

đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]

Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

Câu 4: Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên.

0
Thưa thầy/cô, em còn nhớ những buổi học đầu tiên, khi em còn bỡ ngỡ và lo lắng. Nhờ có thầy/cô luôn bên cạnh động viên, hướng dẫn, em đã dần tự tin hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy/cô, những người đã dìu dắt em từng bước trên con đường học tập. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin kính chúc thầy/cô luôn mạnh khỏe, tràn đầy năng lượng để tiếp tục sự...
Đọc tiếp

Thưa thầy/cô, em còn nhớ những buổi học đầu tiên, khi em còn bỡ ngỡ và lo lắng. Nhờ có thầy/cô luôn bên cạnh động viên, hướng dẫn, em đã dần tự tin hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy/cô, những người đã dìu dắt em từng bước trên con đường học tập.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin kính chúc thầy/cô luôn mạnh khỏe, tràn đầy năng lượng để tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý. Chúc thầy/cô luôn vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và bạn bè. Em luôn ngưỡng mộ sự tận tâm, nhiệt huyết của thầy/cô. Thầy/cô không chỉ là người thầy mà còn là người bạn, người truyền cảm hứng cho em.

Nhờ những kiến thức và kỹ năng mà thầy/cô truyền dạy, em đã có thể tự tin tham gia các hoạt động của trường lớp. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy/cô. Em mong muốn sau này sẽ trở thành một người có ích cho xã hội, giống như thầy/cô vậy.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy/cô. Em sẽ mãi ghi nhớ công ơn của thầy/cô. Chúc thầy/cô một ngày 20/11 thật ý nghĩa và hạnh phúc.

   
0