Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn lên mạng mà xem gợi ý nhưng hok đc chép nha
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$S$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
Trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc ta, em rất thích các câu chuyện về những nhân vật có tài trí hơn người. Trong đó, em thích nhất là câu chuyện Em bé thông minh.
Câu chuyện bắt đầu tại một làng nọ, có hai cha con tuy nghèo nhưng sống rất hạnh phúc. Đặc biệt là người con trai, không chỉ ngoan ngoãn mà còn vô cùng thông minh. Một hôm, khi hai cha con đang cày ruộng thì gặp sứ giả đến hỏi chuyện. Thì ra, ông ấy được nhà vua phái đi tìm kiếm người những người hiền tài để xây dựng đất nước. Trước câu đố hóc búa của sứ giả, rằng con trâu kia một ngày có thể cày được mấy đường, thì cậu bé đã dễ dàng hóa giải khi thách đố ngược lại ông ta rằng hãy nói xem ngựa của sứ giả một ngày đi được bao nhiêu bước. Sự tài trí đó của cậu bé đã khiến cậu nhanh chóng được nhà vua chú ý đến.Tuy nhiên, nhà vua vẫn chưa yên tâm nên tiếp tục thử tài cậu. Lần thứ nhất, vua đưa cho làng cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng gạo nếp, yêu cầu sau một năm giao nộp chín con trâu.
Thật bất ngờ, cậu bé đã lên kinh, đố ngược lại nhà vua, rằng hãy làm cho cha cậu sinh em bé. Còn số trâu và gạo nếp kia, cậu đã cùng ca rlangf đem ra ăn uống no say rồi. Sự thông minh, nhanh nhạy của cậu làm vua rất thích thú. Tuy nhiên, ngài vẫn quyết định thử tài cậu thêm lần nữa. Lần này, nhà vua đã yêu cầu cậu bé mổ một con chim sẻ để làm ra ba mâm cỗ. Nhưng yêu cầu này chẳng làm khó được cậu. Ngay lập tức, cậu bé đem ra một chiếc kim khâu và nhắn nhủ, nhờ nhà vua mài nó thành một con dao để mổ thịt chim. Đến lần này, thì nhà vua hoàn toàn thán phục trước trí tuệ cao siêu của cậu.
Đúng thời gian đó, có sứ giả của nước láng giềng sang thăm. Mục đích là tra tim xem nước ta có người tài hay không, để tiến hành xâm lược. Hắn đưa ra một câu hỏi vô cùng hóc búa để thực hiện mục đích. Cả triều trình cùng nhau căng não nhưng không ai biết cách nào để đưa sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc cả. ẤY vậy mà, ngay khi vừa nghe câu đố, em bé đã đưa ra được câu trả lời ngay. Biết vậy, tên sứ giả vội trở về nước bẩm tấu, rằng không nên tấn công nước ta vì nước ta có người rất tài giỏi. Sau lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên, và thường xuyên được nhà vua mời sang hỏi về chuyện nước nhà.
Sau khi đọc câu chuyện “Em bé thông minh”, em rất khâm phục trí tuệ cao siêu, vốn hiểu biết sâu rộng của cậu bé nhỏ tuổi. Và lấy đó làm động lực để cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn nữa.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”
Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây.Thế là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon.Những chú, cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng ,mệt mỏi. Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về,sao lại mơn man quá!Những chiếc lá bàng rơi xuống sân, lũ học trò chũng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ: Bay đi! Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!
Thương cha nhiều lắm cha ơi
Cày sâu cuốc bẫm,một đời của cha
Đồng gần rồi tới ruộng xa
Ban mai vừa nở, chiều tà, sương rơi
Nếp nhăn vầng trán bên đời
Vai cha mái ấm bầu trời tình thương
Dìu con từng bước từng đường
Lo toan vất vả đêm trường năm canh
Khi con cất tiếng chào đời
Trào dâng cảm xúc cha rơi lệ mừng
Ẳm bồng…chăm bón…chìu cưng
Dẫu thêm vất vã nhưng cha đâu màng
Trằn trọc thao thức canh tàn
Lúc con đau ốm cha mang ưu phiền
Gian lao khổ cực chuân chuyên
Để con được sống bình yên đủ đầy
Cho con cuộc sống sum vầy
Nên cha gánh hết đắng cay riêng mình
Cả đời chấp nhận hi sinh
Đổi lại hạnh phúc gia đình ấm no
Đời cha là kiếp đưa đò
Chở con vượt mọi gió giông bão bùng
Nắng mưa cha vẫn không chùn
Hoài luôn vững bước cùng con tháng ngày
Thời gian phủ úa thân gầy
Tóc xanh ngày ấy thay màu bạc phơ
Tình cha son sắc vô bờ
Chỉ cho mà chẳng mơ chi đáp đền
Nguyện lòng con mãi không quên
Mong cha vui khỏe vững bền tháng năm…
Năm nay, em đã là học sinh lớp 5 rồi. Đây là năm cuối cùng em còn được học ở ngôi trường tiểu học Dịch Vọng A này. Và cũng là thời gian cuối mà em còn được học trong căn phòng mình đã được gắn bó suốt gần năm năm qua.
Từ trước đến nay, trường em luôn có truyền thống cho một tập thể lớp gắn bó với một căn phòng. Mỗi năm, sẽ lại thay biển tên lớp mà thôi. Em đã được nhìn thấy, trên cánh cửa ra vào đó, là những tấm bảng tên màu xanh dương, chữ số trắng, từ 1A3, 2A3, 4A3, 5A3. Tất cả đã đánh dấu sự lớn lên, trưởng thành của em và các bạn.
Bước vào lớp học, là cả một không gian rộng và thoáng đãng. Tường và trần nhà được sơn trắng tinh, nền nhà cũng ốp đá trắng. Nhờ cúng em luôn cố gắng giữ gìn và dọn dẹp chăm chỉ, nên dù đã gần năm năm rồi nhưng lớp học vẫn trông mới lắm. Lớp có bốn ô cửa sổ to, với tấm rèm lớn màu trắng ngà. Khi học tập, chúng em mở cửa, kéo rèm, đón ánh sáng chan hòa cùng cơn gió thoáng đãng từ bên ngoài vào. Lúc ngủ trưa, thì chỉ cần kéo rèm vào là đủ để ngủ một giấc ngon lành rồi. Lúc đầu, lớp của em cũng như bao lớp khác, được trường trang bị bảng đen, tủ gỗ, bàn ghế cho học sinh và giáo viên, máy chiếu, tủ để giày. Nhưng theo thời gian sinh hoạt, chúng em đem đến đây rất nhiều món đồ, để trang trí và sử dụng. Khiến lớp học trở nên đầy ắp, ấm cúng, tiện dụng như là ngôi nhà thứ hai vậy. Trên các bức tường, có treo những cờ, những lá, những sợi dây đủ sắc màu từ các dịp lễ. Trước hai cửa ra vào, có để thêm hai tấm thảm để lau giày khi đi từ nơi ướt vào. Cuối lớp, có để hai giá treo, để học sinh để áo khoác, mũ, khăn len cho gọn gàng. Chúng em còn đặt thêm một cái tủ kính lớn, để bày các món đồ y tế thông dụng như dầu gió, bông băng. Ở các tầng trên của tủ, chúng em để vào những cuốn truyện, sách báo… tự tạo cho lớp một góc thư viện nhỏ do mọi người cùng chia sẻ. Ngoài ra, cô giáo còn đặt một tấm bảng từ trắng, để viết những nhiệm vụ, phân công của lớp học, hay các lịch thi, hoạt động của lớp. Nhờ vậy, mà chúng em chẳng bao giờ quên nhiệm vụ của mình cả. Trên các bệ cửa sổ, là những chậu xương rồng, hoa cát cánh nhỏ vô cùng dễ thương, tươi tốt do tập thể lớp em chăm sóc suốt bao năm qua. Tất cả, từng chút, từng chút một đều do em và các bạn tạo dựng nên. Nơi đây đối với em thực sự là một gia đình. Bạn bè là anh chị em, thầy cô là bố là mẹ. Mọi người cùng nhau học tập, vui chơi, quan tâm, giúp đỡ nhau, vun đắp cho ngôi nhà nhỏ của mình.
Mai đây, rồi em sẽ phải rời xa lớp học thân yêu này để đến với những cánh cửa tri thức khác. Nhưng những hình kỉ niệm tuyệt vời ở nơi đây trong suốt bao năm qua, thì em sẽ mãi không bao giờ quên được.
Mỗi ngày đến trường với em đều là một ngày vui. Không chỉ vì được gặp thầy cô, bè bạn, mà còn vì em được học trong một lớp học sạch đẹp, khang trang, tiện nghi.
Lớp của em nằm ở tầng hai, ngay một bên cầu thang. Em không biết diện tích lớp là bao nhiêu, chỉ biết là rộng lắm, có đủ chỗ cho 40 bạn học sinh học tập cơ mà. Dưới nền được lát gạch màu xanh, có hoa văn gợn sóng, nhìn rất thích mắt. Còn tường được sơn trắng, khiến lớp nhìn rất sang trọng và thoáng mát. Lớp có hai cửa ra vào khá lớn, và bốn cái cửa sổ. Các cánh cửa đều sơn màu nâu, có ốp kính. Trước lớp là phần hành lang rộng rãi, có xếp một hàng hoa xương rồng nhỏ xinh do các cô trò tự chăm sóc.
Phần bục giảng trong lớp được xây cao lên để học sinh dễ quan sát cô giáo hơn. Ở góc bên trái là bàn giáo viên, và một tủ sách nhỏ. Chính giữa là bảng đen lớn, còn ở góc bên phải là màn hình máy chiếu phục vụ cho việc học tập. Phía trên của bảng, là ảnh Bác Hồ cười hiền từ, đầy tình yêu thương. Dưới lớp, là 40 bộ bàn ghế đơn được xếp gọn gàng. Nhà trường chọn bàn ghế đơn thay vì bàn đôi như các trường khác là để chúng em có thể dễ dàng di chuyển khi làm việc nhóm. Thật tuyệt phải không ạ. Mỗi bàn có phần hộc lớn để đồ, trên mặt bàn có một cái khe để bút giúp bút không rớt xuống đất. Một bên bàn có cái móc nhỏ để chúng em treo túi nữa. Phía cuối góc lớp là một chiếc thùng rác nhỏ, sạch sẽ. Một cái tủ lớn để sách vở của chúng em. Và một chiếc bảng tin nhỏ, dán những bức vẽ, hình ảnh, bài kiểm tra… của học sinh.
Cả lớp học được sắp xếp vô cùng thoải mái và đầy đủ, tất cả đều nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập. Mỗi ngày đến lớp, chúng em luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ để không phụ sự quan tâm của bố mẹ, thầy cô và nhà trường.
-văn bản biểu cảm là một dạng tác phẩm văn chương (hoặc đơn giản hơn là một bài viết) mà nội dung chính là thể hiện cảm xúc, cảm giác, quan điểm của tác giả hoặc của chính những nhân vật trong tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.
- Các bước làm một bài văn biểu cảm
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Xác định đối tượng biểu cảm;
- Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện.
Bước 2: Lập dàn bài
- Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài;
- Sắp xếp các ý trong từng phần.
Bước 3: Viết thành văn
- Lựa chọn giọng văn;
- Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1;
- Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,...) theo trình tự đã dự tính trong bước 2.
Bước 4: Kiểm tra lại bài viết
- Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung;
- Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa?
Đoạn 1: Tây Nguyên là vùng đất được mẹ thiên nhiên ban cho những ngọn núi hùng vĩ và các cánh rừng đày đặc.
Đoạn 2: Mẹ thiên đâu chỉ ban cho những ngọn núi và những cánh rừng . Người còn ban cho Tây Nguyên Những thảo nguyên rực rỡ.
Viết câu mở đoạn cho đoạn 1:
Tây Nguyên có núi non trùng điệp với những đỉnh cao chót vót và những cánh rừng xanh bạt ngàn.
Viết câu mở đoạn cho đoạn 2:
Tây Nguvên là mảnh đất của núi rừng, hấp dẫn khách du lịch bởi những thảo nguyên tươi đẹp nhiều màu sắc.
Viết câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở bài tập 2 - Bài tham khảo 3
Đoạn 1:
- Tây Nguyên có núi non hùng vĩ, có rừng già bạt ngàn.
- Vẻ đẹp hùng vĩ của Tây Nguyên trước hết là các ngọn núi cao và rừng già mênh mông.
Đoạn 2:
- Không nơi nào ở nước ta có những thảo nguyên bao la, bát ngát như Tây Nguyên.
- Nếu vịnh Hạ Long có sự kì vĩ của hàng nghìn đảo nhỏ thì Tây Nguyên có sự rực rỡ, êm ái của những thảo nguyên muôn màu, muôn sắc.