1) Chứng tỏ rằng:
a)10^2015+8chia hết cho18
b)10^21+20chia hết cho6
2) Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố
1×12×78
1930^8
3) Tìm chữ số a để 23a
là số nguyên tố
4) Tìm n là số tự nhiên khác 0:
1+3+5+...+(2n+1)=169
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Nam nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội. Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga. Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội. Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố. Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.
1. Phần Mở bài
- Em được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
- Em được ra thăm thành phố Hà Nội 2 lần: khi em lên ba tuổi và khi em học xong lớp 5.
- Chuyến thăm thành phố năm em lên ba, em chẳng nhớ được gì. Chỉ có chuyến ra Hà Nội khi em học hết lớp 5 là em còn nhớ rõ.
- Đó quả thực là một chuyên đi tuyệt vời đối với em.
2. Phần Thân bài
a). Lí do dược ra thăm Hà Nội
- Khi em lên lớp 5, bố mẹ em hứa với em là nếu cuối năm đạt danh hiệu học sinh Giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho em một chuyến đi du lịch tại Hà Nội.
- Em đã nhận giấy khen và phần thưởng về đưa cho bố mẹ. Giữ lời hứa, bố em cho em đi Hà Nội du lịch.
b). Những ngày ở thành phố Hà Nội
- Bố em lên lịch cụ thể cho những ngày ở Hà Nội: thăm tất cả cảnh đẹp ở thủ đô và trọng tâm là đi viếng lăng Bác.
- Lâu nay, em chỉ được biết Hà Nội qua những bài tập đọc, qua lời giảng bài của cô. Còn trong chuyến đi đó, em được thấy vẻ đẹp thực cùa thành phố vào tất cả thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối.
- Có thể nói, vào bất cứ thời gian nào trong ngày thì Hà Nội đều có nét đẹp rất riêng.
- Bố em thuê khách sạn gần hồ Hoàn Kiếm nên cũng thuận tiện cho việc đi lại tham quan.
- Buổi sáng sớm, đứng trên sân thượng ngắm nhìn thành phố thật không gì thú vị hơn. Hồ hiện lên mờ mờ trong hơi sương. Hàng liễu xung quanh bờ buông rũ lá trông như những chiếc khăn voan trắng, mỏng và dài. cầu Thê Húc cong cong hình con tôm nối liền bờ với ngôi đền nằm giữa những cây si già. Xa xa, Tháp Rùa mờ mờ hiện lên trong sương sớm...
- Xung quanh bờ hồ, mọi người đang tập thể dục rất đông.
- Trên đường, đã có nhiều người và xe qua lại. Tiếng rao của những người bán hàng ăn sáng vọng tới tận sân thượng.
- Buối sáng ở thành phố rất khác với ở quê em. Ở thành phố, mọi người được đánh thức bởi tiếng xe, tiếng người rao bán hàng. Còn ở quê em, tiếng gà gáy chính là chiếc đồng hồ báo thức. Tiếng gà râm ran khắp xóm thôn giục mọi người nhanh nhanh thức dậy chuẩn bị cho một ngày lao động mới.
- Lâu nay ở quê, em quen nhìn cánh đồng lúa, vườn cây, ao cá. Nay ra thành phố, em choáng ngợp trước những dãy nhà cao tầng khang trang và đẹp đẽ. Bố cho em đi thăm các trường đại học. Trường Đại học Bách khoa nằm ở trung tâm thành phố. Đây là nơi đã đào tạo được rất nhiều nhân tài cho đất nước.
- Dọc theo con đường từ trung tâm thành phố đi về phía Cầu Giấy, em được thăm Trường Đại học Giao thông, Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội... Đến trường đại học nào, bố em cũng giới thiệu cho em những nét chính của trường. Bố em báo, em phải cố gắng chăm chi học tập để lớn lên có thể trở thành sinh viên của một trong các trường đại học ở thủ đô.
- Đến Hồ Tây, em thật sự thích thú. Trong lòng thành phố lại có hồ lớn và đẹp như thế. Ngồi bên hờ hồ thưởng thức những cái bánh tôm giòn thơm thì không còn gì bằng.
- Đến thăm chùa Một Cột, em thấy ngôi chùa nhỏ như một bông sen vươn lên giữa hồ. Quả thực ông cha ta có những ý tưởng thật độc đáo và sáng tạo.
- Không khí thiêng liêng bao trùm khi bố con em vào viếng lăng Bác. Đoàn người xếp hàng đài nối nhau. Trong lăng, Bác Hồ kính yêu như đang nằm ngủ trong chiếc linh cữu bằng thủy tinh trong suốt. Cả cuộc đời Người vì nước, vì dân.
- Bên ngoài lăng, hàng tre như những người lính đứng canh bảo vệ cho lăng. Hàng trăm loài cây, loài hoa đẹp từ mọi miền đất nước tụ hội về đây tỏa ngát hương thơm...
3. Phần Kết bài
- Tuy chỉ ít ngày thăm thành phố nhưng ít nhiều em cũng thấy được sự hiện đại của những công trình, thấy được sự văn minh, lịch sự của những người dân đất Hà Thành.
- Em tự hào vẻ đất nước mình có thủ đô Hà Nội, một thành phố “Hòa bình xanh”.
- Em quyết tâm phấn đấu trong học tập, rèn luyện để có thể trở thành sinh viên của một trong những trường đại học mà em đã được bố cho đi thăm.
Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.
Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.
Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:
Hãy cho bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại
Mb:Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại.
Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương.
Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo.
Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.
Tb:Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương.
Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng.
Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy.
Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.
Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng.
Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng.
Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu.
Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng.
Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì.
Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả.
-Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:
Hãy cho bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
Kb:Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.
Ta có dạng : (n+2):1+1
a, Nếu n=14 có : (14-2):1+1=13 ( đoạn thẳng )
b, Nếu có 120 đoạn thẳng thì : (n-2):1+1=120
<=> (n-2):1=119
<=> n-2=119
<=> n=201
sai rùi,Cô mình bảo là:
Ta có dạng \(\frac{n\cdot\left(n-1\right)}{2}\)
a) Nếu n=14 thì ta có \(\frac{14\cdot\left(13\right)}{2}=91\)đoạn thẳng
b) Có 120 đoạn thẳng thì n là bao nhiêu
n=15 thì ta có \(\frac{15.14}{2}=105\)( loại)
n=16 thì ta có \(\frac{16.15}{2}=120\)
Vậy n=16