Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tết năm nay, tôi được bố mẹ cho về thăm quê. Tôi đã có một trải nghiệm vô cùng thú vị ở quê hương của mình. Đó là lần đầu tiên được chứng kiến lễ hội đua thuyền.
Hằng năm, hội đua thuyền sẽ được tổ chức vào mùng năm Tết. Người dân trong làng vô cùng háo hức. Từ sáng sớm, mọi người đã rủ nhau ra bờ sông. Năm đội tham gia đua thuyền đại diện cho năm xóm đã chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi đội gồm có mười thành viên sẽ mặc một bộ trang phục truyền thống với màu sắc khác nhau. Xóm của tôi mặc trang phục màu trắng. Tôi đã nhìn thấy anh Tùng - anh họ của tôi đang chuẩn bị bước xuống thuyền. Anh cũng là một trong những thành viên tham gia đua thuyền.
Năm chiếc thuyền đã vào vạch xuất phát. Thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu vang lên, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía trước. Chặng đường đua dài khoảng mười ki-lô-mét. Tất cả các đội đua thuyền đều dốc toàn bộ sức để chèo thuyền. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho đội của mình. Những tiếng hô: “Đội đỏ cố lên! Đội xanh cố lên! Đội trắng cô lến!” vang lên khiến cuộc đua càng thêm sôi nổi.
Đội trắng đang ở vị trí đầu tiên. Tiếp đến lần lượt là hai đội đen và hồng. Hai đội cam và vàng cũng đang bám sát phía sau. Khoảng một lúc sau, đội đen đã vượt lên trước đội trắng, rồi cả đội hồng. Tôi thấy vậy mà lòng đầy lo lắng. Đến khi chỉ còn khoảng vài mét nữa là tới đích thì đội trắng lại bắt đầu tăng tốc. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Tôi hào hứng hô to: “Đội trắng cố lên”. Kết thúc chặng đua, đội trắng về đích đầu tiên. Theo sau là đội đen, hồng, vàng và cam.
Các đội lần lượt lên nhận giải thưởng. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi đội của xóm mình đã được giải Nhất. Cuộc đua quả là vô cùng hấp dẫn.
Nhân dịp kỉ niệm bảy mươi lăm năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, khu phố em đã tổ chức một chương trình văn nghệ. Em đã có những trải nghiệm thú vị khi tham gia biểu diễn trong chương trình đó.
Tiết mục mà em tham gia đó là nhảy hiện đại trên nền nhạc của bài hát “Việt Nam ơi”. Nhóm nhảy gồm có mười thành viên, bao gồm bảy nữ và ba nam. Chúng em đã mất hơn một tuần để tập luyện cho tiết mục này. Cả nhóm đã lựa chọn trang phục để biểu diễn là quần jean, áo phông cờ đỏ sao vàng. Ngày hôm đó, cả nhóm đến từ chiều để khớp lại bài nhảy một lần nữa, và trang điểm.
Đúng tám giờ ba mươi phút tối, buổi biểu diễn bắt đầu. Khán giả đến xem rất đông. Tiết mục của chúng em sẽ mở đầu cho chương trình văn nghệ. Sau khi chị Lan Anh - MC của chương trình giới thiệu. Chúng em nhanh chóng bước lên sân khấu để biểu diễn. Em cảm thấy khá hồi hộp. Nhưng khi tiếng nhạc vang lên, cả nhóm bắt đầu nhảy theo giai điệu. Em cũng nhảy theo các bạn, mà quên đi hết sự hồi hộp của mình. Các động tác đều được trình bày một cách suôn sẻ. Sau khi tiết mục kết thúc, khán giả ở dưới đã vỗ tay. Nhiều người còn khen ngợi: “Hay lắm!”, “Nhảy đẹp lắm!”. Điều đó khiến em cảm thấy rất vui vì cả nhóm đã hoàn thành tiết mục xuất sắc.
Sau đó, em cùng với các bạn của mình xuống hàng ghế khán giả để xem các tiết mục tiếp theo. Tiết mục tiếp theo là phần hát song ca của hai bạn Minh Hà và Long Nhật với bài hát “Sống như những đóa hoa”. Giọng ca ngọt ngào của hai bạn khiến mọi người đều phải khen ngợi. Rồi đến tiết mục múa dân gian của các anh chị thanh niên tình nguyện trong khu phố Ai cũng thật đẹp trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc - áo dài. Đặc biệt nhất là tiểu phẩm hài của các ông bà đã đem lại những tiếng cười sảng khoái cho chúng em. Mỗi tiết mục kết thúc, một tràng pháo tay lại vang lên rộn ràng. Các tiết mục thật hấp dẫn biết bao. Chúng em ngồi xem mà quên cả thời gian. Đến mười giờ tối, chương trình văn nghệ mới kết thúc.
Đối với em, đây là một trải nghiệm thú vị, từ đó em phát hiện ra niềm đam mê nghệ thuật của mình. Em sẽ cố gắng để theo đuổi niềm đam mê này trong tương lai.
Đó là buổi tối trời rét mướt, không khí ẩm và lạnh lẽo. Trên khoảng đất trống lớn, các thương lái dừng xe, dựng lều và bày hoa ra bán suốt từ giữa tháng Chạp. Đủ các loài hoa mà em có thể nghĩ đến đều được bày bán ở đây. Từ cây cao, to như quất, mai, đào, phát tài… Đến các loài hoa trồng trong chậu như cúc, thược dược, loa kèn, ly, lay ơn… Và vô số các loài hoa khác được bày sẵn để mua về cắm bình mà em không thể nào kể hết được.
Vào buổi tối lạnh giá với lớp sương dày, ánh đèn vàng hắt lên những đóa hoa thật lung linh. Hòa chung bài ca xuân được phát trên radio khiến lòng người vui tươi lạ thường. Người đi mua hoa, xem hoa, dạo chợ hoa đông vui nhộn nhịp. Những chiếc áo dày, khăn quàng cũng khó che đi nụ cười tươi rạng rỡ. Mọi người thích thú ngắm, rồi mua. Ai cũng trở nên dễ tính hơn ngày thường. Xung quanh toàn là tiếng cười, tiếng nói, tiếng chúc tụng nhau năm mới an lành.
Đầu năm học mới, mẹ mua cho em chiếc bút máy Kim Thành rất đẹp. Khi đưa bút cho em, mẹ dặn em hãy cố gắng viết chữ thật đẹp và phải biết giữ gìn cây bút. Chiếc bút có màu vàng tươi, dài khoảng 14cm. Hình dáng bút tròn đều, thon gọn. Bút được làm bằng kim loại rất bền với hai bộ phận chính là: nắp bút và thân bút. Trên thân bút nổi bật với hình ảnh chú rồng uốn lượn cùng dòng chữ: “Bút mài nét thanh nét đậm”. Trên nắp bút có thanh cài sáng lấp lánh. Ngòi bút có hình mũi giáo mạ vàng, ôm chặt chiếc lưỡi gà bằng nhựa. Nằm trong thân bút là phần ruột có ống chứa mực. Hàng ngày, trước khi soạn sách vở cho buổi học hôm sau, em luôn nhớ phải bơm đầy mực cho chiếc bút và lau chùi nó thật sạch sẽ. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em mỗi ngày một đẹp hơn, chữ có nét thanh nét đậm rõ ràng. Các bạn trong lớp ai cũng ngưỡng mộ, cô giáo vui mừng vì chữ em ngày càng tiến bộ. Em xem chiếc bút máy như người bạn đồng hành của mình. Em thì thầm với bút: “Bạn thân yêu ơi! Chúng mình cùng phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp nhé!"
Tham khảo
Trong buổi tổng kết năm học lớp 3 vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.
Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kếnhư một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp viết cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.
Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn tự hào về chúng em.
Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ của nữ sĩ dễ đi vào lòng người với vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm. Trong đó, “Sóng” là thi phẩm nổi bật của đời thơ Xuân Quỳnh.
Trong bài thơ có hai hình tượng trung tâm đó là hình tượng sóng và em. Sóng trước hết là một sự vật thiên nhiên, nhưng hình ảnh này không chỉ mang nghĩa thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Đó không chỉ là sóng biển mà còn là sóng tình yêu trong biển khơi tâm hồn người phụ nữ. Tác giả mượn sóng để nói lên những cung bậc cảm xúc trong lòng người con gái đang yêu. Hình tượng “em” là sự hóa thân của cái tôi Xuân Quỳnh. Nữ sĩ đã trải lòng mình trên những trang thơ, giãi bày những cảm xúc, suy tư trong tình yêu.Sóng và em vừa song song tồn tại vừa soi chiếu lẫn nhau và có lúc lại hòa nhập vào làm một.
Đoạn thơ “Dữ dội và dịu êm….Khi nào ta yêu nhau”. Đây là những câu thơ đầu trong bài thơ “Sóng” mà thi sĩ đã khắc họa hình tượng sóng và hình tượng em để nói lên những tiếng lòng của nhà thơ. Hai câu thơ đầu tác giả nêu lên những trạng thái cảm xúc đối lập của sóng: lúc thì dữ dội, mạnh mẽ xô bờ khi thì chảy trôi lững lờ, dịu êm. Đó cũng là những cảm xúc của người con gái khi yêu. Trong tình yêu, lúc thì người con gái cuồng nhiệt, đắm say nhưng cũng có khi e ấp, dè dặt. Những trạng thái đó mâu thuẫn nhưng lại thống nhất với nhau. Hai câu thơ trên được tổ chức theo phép đối tạo nên một cấu trúc cân xứng, hài hòa, làm nổi bật các thuộc tính đa dạng mà nhát quán của sóng.tác giả đặt những tính từ “dịu êm”, “lặng lẽ” ở cuối câu thơ vì đây là con sóng nữ tính.
“Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”
Phép nhân hóa đã thổi hồn vào sóng để biến nó trở thành một con người. Sóng không chấp nhận giới hạn chật chội, khi không được sóng hiểu, khi không tìm thấy được sự đồng điệu, nó tìm ra đại dương mênh mông. Trong tình yêu, người phụ nữ cũng không chấp nhận những gì tầm thường, chật hẹp mà thường hướng tới những điều cao cả, lớn lao, thường muốn vươn đến những khát vọng vô bờ.
Trong đoạn thơ tiếp theo,tác giả thông qua quy luật của sóng để nói về quy luật của tình yêu. “Ôi con sóng ngày xưa…Bồi hồi trong ngực trẻ”. Con sóng đã vỗ bờ từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi mãi về sau này. Đó là quy luật bất biến của tự nhiên. Tình yêu cũng vậy, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau nó vẫn khơi lên những khát khao bồi hồi, rạo rực. Chừng nào còn con người trên cõi thế gian thì chừng ấy tình yêu còn tồn tại như món quà kì diệu mà thượng đế ban tặng cho nhân loại.
Nhân vật trữ tình đứng trước biển khơi với những nghĩ suy sâu lắng:
“Trước muôn trùng sóng bể
…
Từ nơi nào sóng lên”
Người con gái đang nghĩ về bản thân mình, nghĩ về người thương và cũng suy tư về sóng biển. Nhân vật trữ tình đang ở trong niềm khao khát lí giải nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu.
“Sóng bắt đầu từ gió
...........
Khi nào ta yêu nhau”
“Em” đã không phải truy tìm được căn nguyên của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu. Tình yêu diệu kì, bí ẩn như thế giới tự nhiên. Nó là những rung động của con tim có những khi lí trí không thể can thiệp và cũng chẳng giải thích được. Tình yêu vốn luôn là một câu hỏi, một ẩn số khó tìm thấy đáp án rõ ràng. Tác giả cũng phải thốt lên thổ lộ rằng” em cũng không biết nữa.Khi nào ta yêu nhau”. Chính cái không biết ấy lại là một bằng chứng cho tình yêu chân thật, đắm say, không toan tính, người phụ nữ chỉ đi theo sự dẫn dắt của tâm hồn.
thế thì đi mà kết bạn với bạn ý đi còn hỏi làm cái gì
Sáng nay, em háo hức thức dậy từ sớm, để theo bà đi phiên chợ Tết họp ở đầu làng.
Hôm nay đã là 23 tháng Chạp rồi, nên thời tiết rất là “xuân”. Trong cái không khí lạnh lẽo, là những đợt mưa xuân thỉnh thoảng vương qua vai áo. Ánh nắng mặt trời ấm áp thì chỉ le lói mà thôi. Chỉ thoáng cái, lại bị mây mù che đi.
Khi em và bà đến nơi, phiên chợ đã đông lắm rồi. Cả một vùng đê rộng lớn đã phủ đầy những gian hàng rực rỡ. Người kĩ thì đến sớm dựng chòi, người hào sảng thì chỉ cần trải bạt ra rồi bày hàng lên là được. Về hàng hóa thì đa dạng vô cùng, nhưng đều có điểm chung là dùng cho ngày Tết. Từ thịt cá, rau củ, đến hoa quả, áo quần, giày dép. Rồi cả đủ thứ vật dụng trong nhà cho mọi người sắm sửa như dao thớt, chăn gối, tủ chậu… Cùng các món đồ dành riêng cho bàn thờ tổ tiên như vàng mã, lư hương, cát trắng… Cái gì cũng có, cũng nhiều.
Hấp dẫn và đông vui nhất, vẫn cứ là các gian hàng bày bán đồ phụ kiện trang trí cho ngày Tết. Dù giàu nghèo hay bao nhiêu tuổi, người ta vẫn say sưa với cái gọi là đón Tết. Ai ai đến chợ cũng ghé qua các quầy này, mua đôi câu đối, đĩnh vàng, đòn bánh chưng nhỏ về treo lên cửa, cành đào, cành mai cho có không khí xuân.
Em với bà chơi ở chợ phiên mãi, đến cả quá trưa mới bịn rịn trở về. Không khí ở đó vui tươi quá, nhộn nhịp quá khiến em quên cả cơn đói. Lúc về nhà, tay cầm lỉnh đỉnh đủ thứ đồ, mà em vẫn nuối tiếc ngoái lại nhìn phiên chợ ở đằng xa mãi. Một chút gì đó luyến lưu cứ chộn rộn mãi trong lòng em.
làm gì có chuyện: THỜI TIẾT RẤT LÀ "XUÂN" đc nhể??????????????????????
Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Cái trống được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt bằng đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rắn chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ ra chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn. Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang.
Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái. Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em.
Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy cô, bạn bè vui biết bao nhiêu.
Vào giờ học trên lớp , mình chú ý nghe giảng của thầy cô , nếu chỗ nào không hiểu thì mạnh dạn hỏi lại hoặc có thể hỏi những bạn học tốt hơn mình . Về nhà , cần làm bài tập đầy đủ , học trước bài hôm sau , toán thì có thể làm bài tập ra một quyển vở rồi xem lại xem mình làm đúng hay chưa , tiếng việt thì đọc bài nhiều lần , trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ( Có thể làm một quyển soạn văn ) .... Cách học thì có rất nhiều , nhưng bạn cần phải chăm chỉ , cũng không nên học quá sức , có thể thư giãn một chút rồi học cũng được . Đó là cách học của má mì chỉ mình ó ><