K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2018
  • Ăn cây nào
  • Ăn cỗ đi trước,
  • Ăn cơm có canh
  • Ăn cơm không rau
  • Ăn cơm mới
  • Ăn cơm nhà
  • Ăn đầu sóng
  • Ăn không lo
  • Ăn kĩ no lâu, *Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • Ăn khoai
  • Ăn ốc
  • Ăn theo thuở
  • Ăn vóc
  • Ăn chắc
  • Ăn không nên đọi

ăn trông nồi

B[sửa]

  • Bạn bè con chấy cắn đôi.
  • Bạn bè là nghĩa tương tri.
  • Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
  • Bè ai người ấy chống.
  • Bè thì bè lon, sào thì sào sậy.
  • Bò không ăn cỏ bò ngu, người không ăn rau người ngu hơn bò.
  • Bé người to con mắt.
  • Buôn có bạn, bán có phường.
  • Bụt chùa nhà không thiêng.
  • Bắt con cá lóc nướng chui.
  • Ba vạn sáu nghìn ngày.
  • Bé chẳng vin cả gãy cành.
  • Bầu ơi thương lấy bí cùng

tuy rằng khác giống nhưng chung 1giàn

C[sửa]

  • Có chí thì nên.
  • Uống nước nhớ nguồn.
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • Cái răng, cái tóc là gốc con người.
  • Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra.
  • Căng da bụng, chùng da mắt
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp.
  • Cái khó ló cái khôn.
  • Cần cù bù thông minh.
  • Con dại cái mang.
  • Con hơn cha là nhà có phúc.
  • Cờ bí dí tốt.
  • Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.
  • Có cứng mới đứng đầu gió.
  • Chuyện bé xé ra to.
  • Chị ngã em nâng.
  • Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
  • Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
  • Chơi dao có ngày đứt tay.
  • Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • Của một đồng công một nén.
  • Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
  • Cây ngay không sợ chết đứng.
  • Chết vinh còn hơn sống nhục.
  • Chết đứng còn hơn sống quỳ.
  • Chân cứng đá mềm.
  • Chân nam đá chân chiêu.
  • Con giun xéo mãi cũng quằn
  • Chơi diều đứt dây
  • Chơi dao có ngày đứt tay
  • Chân lấm tay bùn
  • Cày sâu cuốc bẫm
  • Chuột sa chĩnh gạo
  • Chim sa cá lặn
  • Cười hở mười cái răng
  • Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Đ[sửa]

  • Đánh rắm gãy cành.
  • Đất lành chim đậu.
  • Đất lở chim bay.
  • Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
  • Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • Đa sầu đa mang.
  • Đâm bị thóc, chọc bị gạo
  • Đi thưa về gửi.
  • Đi đến nơi về đến chốn.
  • Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
  • Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
  • Đèn nhà bên sáng, gà nhà ta thức
  • Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
  • Đồng tiền đi liền khúc ruột.
  • Đất có lề, quê có thói.
  • Đi chơi mất chỗ đi ăn cỗ mất phần
  • Được mùa cau đau mùa lúa
  • Đi với phật thì mặc áo cà sa

Đi với ma thì mặc áo giấy.

G[sửa]

  • Gieo gió gặt bão
  • Góp gió thành bão
  • Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • Giận quá mất khôn.
  • Gừng càng già càng cay.
  • Ghét của nào trời trao của nấy.
  • Gạn đục, khơi trong.
  • Giỏ nhà ai quai nhà nấy.
  • Giống rồng lại đẻ ra rồng.
  • Gà què ăn quẩn cối xay.
  • Gậy ông đập lưng ông.
  • nhiều lắm
23 tháng 3 2018

có nói về chủ đề gì không

23 tháng 3 2018

tai nạn giao thông                                                                                     lí do là : uống rượu , nghe điện thoại , đi sai lề đường ,...

nhẹ nhất : ko ai bị chết ; bị thương nhẹ

vừa :vật dụng điều khiển bì trầy xước cùng với người điều khiển

trung bình : ít nhất 1 người nhập viện

nặng nhất : tử vong

23 tháng 3 2018

ai nhanh mình tích cho trong tối nay nhé

23 tháng 3 2018

Trường tôi nằm trên con phố nhỏ của một thành phố nhộn nhịp. Tháng ngày vẫn êm đềm trôi qua với tiếng giảng bài của thầy cô và những trò nghịch ngợm vang trời của lũ học trò “nhất quỷ, nhì ma...”. Tôi cũng chẳng buồn quan tâm khái niệm “thư viện” làm gì nếu không có chuyện trong một lần thi cuối kỳ cả lớp tôi hầu hết bị điểm kém. Nếu đề bài cứ như mọi khi thì chẳng cần đọc quyển sách nào học sinh chúng tôi cũng đều làm được hết, vì đáp án đã nằm sẵn trong vở rồi, cứ thế mà bê nguyên si. Đằng này, đề bài lại mở rộng, yêu cầu học sinh phải thực sự chịu khó tìm tòi, tham khảo thêm tài liệu liên quan đến vấn đề đó thì mới đạt yêu cầu. Chúng tôi ngớ hết cả ra khi đọc đề bài. Cô giáo cũng đã dặn chúng tôi lên thư viện trường đọc thêm sách, nhưng chẳng đứa nào chú tâm đến. Sau lần điểm kém nhớ đời ấy, chúng tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc và học, nhưng biết bắt đầu như thế nào khi chúng tôi chẳng có điểm đến thực sự tạo hào hứng, say mê cho những học trò  hiếu động thích bay bổng, thích mới mẻ và năng động. 

Vừa rồi, gặp lại người bạn cũ về thăm quê, tôi đặc biệt ấn tượng khi nghe bạn ấy kể về thư viện trường của mình. Đó là trường PTTH Nguyễn Thượng Hiền (Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh). Trường có 6 máy vi tính để phục vụ cho tra cứu sách, mỗi năm thường được các tổ chức nước ngoài tặng sách, nên thường xuyên có nhiều sách mới, sách hay cho học sinh tham khảo... Còn trường tôi thì sao? Đã quá quen với ý nghĩ thư viện trường là nơi có cô thủ thư nghiêm khắc với một mớ sách cũ rích, lũ học trò chúng tôi đâm ngại vào thư viện. Bạn nào chăm lắm thì một tuần đến thư viện một lần, chủ yếu đến tìm các tác phẩm văn học, tiểu thuyết kinh điển  khi được giáo viên hướng dẫn hay ra đề kiểm tra, thi cử. Số đầu sách thì nghèo nàn, ít cập nhật sách mới. Sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức còn thiếu. Sách không cần thì nhiều, sách muốn đọc lại không có. Thủ tục mượn sách thì rườm rà. Đứng chờ cả buổi có khi chỉ mượn về được quyển sách giấy đen, mối xông lỗ chỗ. Thường xuyên sẽ phải nghe câu trả lời khô khan của cô thủ thư, nào là “sách bạn khác mượn rồi”, “sách này không có” mặc dù tên sách vẫn có trong các phích mục lục của thư viện. Bàn ghế thì lèo tèo vài cái. Nếu cả lớp chúng tôi mà hứng chí kéo lên thư viện học hết thì chắc chắn phải mang theo ghế mà ngồi. 

Em trai tôi học trường PTCS Quang Trung than thở “Mỗi lớp chỉ có vài bạn được làm thẻ thư viên  thôi”. Em gái tôi học trường Bán công Đống Đa thì bảo “Chưa bao giờ đặt chân vào thư viện trường”. Anh bạn tôi đã tốt nghiệp cấp 3 ở một ngôi trường của Tiền Hải thì thú nhận “Không hề biết thư viện trường mình ở chỗ nào”. Và tôi chắc rằng sẽ còn nhiều bạn nữa cũng chưa bao giờ bước chân vào thư viện trường mình, chưa bao giờ ý thức được việc đến thư viện là một việc quan trọng và cần thiết. Theo cảm nhận của riêng tôi, tuy đã có nhiều thư viện trường học được quan tâm đầu tư, nhưng phần lớn các thư viện trường chỉ là hình thức, cứ mở cửa mỗi sáng rồi đóng cửa mỗi chiều, hầu như chẳng mấy ai ngó ngàng đến.

Học sinh chúng tôi nhiều khi rất thụ động trong việc nghe giảng, thầy cô cứ đọc, học sinh cứ chép. Giá như trong các buổi học, thầy cô giáo nói nhiều hơn về phương pháp học, hướng dẫn cho chúng tôi đọc những quyển sách tốt tại thư viện, rồi vào những buổi học sau cô kiểm tra kết quả của việc đọc đó. Chúng tôi sẽ được thoả sức nói về những cái mình đã được đọc, nói về suy nghĩ và cảm nhận của mình cùng những bài học bổ ích từ sách. Chúng tôi rất muốn được tham dự những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt khối có chủ đề bàn luận, thuyết trình, kể chuyện về những cuốn sách đã đọc ở thư viện trường. Như thế chúng tôi sẽ được thể hiện khả năng hùng biện của chính mình, sẽ có bản lĩnh hơn trong bước đường phía trước và hơn hết sẽ có động lực trong việc đến thư viện trường đọc và học một cách say mê. Tôi còn nhớ những lần được theo mẹ đi xem triển lãm sách ở thư viện trung ương, được xem triển lãm báo xuân mỗi khi Tết đến. Những quyển sách, tờ báo được trưng bày theo chủ đề đã rất hấp dẫn tôi. Mong rằng trường chúng tôi cũng sẽ tổ chức những buổi trưng bày nhỏ để học sinh được tham gia, được khuyến khích nâng cao tri thức từ sách báo qua cầu nối thư viện trường mình.

Trường chúng tôi, có lẽ nguồn kinh phí dành cho thư viện còn thấp nên cơ sở vật chất, sách báo và cả cán bộ thư viện đều thiếu. Nhưng nhìn sang trường bạn tôi, cũng khó khăn nhưng vì các thầy cô đã vận động học sinh "Góp một cuốn để đọc nhiều cuốn sách" nên các bạn vẫn có sách đọc thường xuyên và càng có ý thức đóng góp cho tủ sách chung đó thêm phong phú. Thực ra chúng tôi cũng thật lắm đòi hỏi trong khi chính mình còn chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng. Có nhiều bạn được học ở những trường có thư viện tốt nhưng chưa biết khai thác triệt để nguồn sách báo dồi dào. Nếu như chúng tôi có thể được mượn sách một cách nhanh chóng, ít thủ tục rườm rà thì chắc chắn sẽ rất tích cực vào thư viện. Chúng tôi tìm đến sách và cũng mong được sách tìm đến. Chẳng hạn ở trường có bảng tin, nếu có thông tin sách hay, sách mới trên đó, nhất định chúng tôi sẽ quan tâm ngay. Hoặc thầy cô giáo mỗi ngày nói với học sinh về một cuốn sách, một bài thơ, bài văn ý nghĩa thì chúng tôi chắc sẽ thấy hứng thú hơn để tìm đọc sách. Mấy đứa bạn tôi bảo rằng, giá như thư viện trường mình có nhiều sách truyện hay, nhiều sách hướng dẫn học tốt, sách được đọc thoải mái không cần mất thời gian mượn lâu thì các bạn sẽ lên thư viện đều đều. 

Mong sao chúng tôi sớm có một thư viện luôn tràn ngập ánh sáng, luôn mở rộng cửa đón học sinh với nhiều thân thiện và gần gũi. Các thầy cô hãy cập nhật nhiều sách hơn để chúng tôi được mở mang trí tuệ, được bay đi khắp nơi trên thế giới, đến các vùng đất lạ, học những bài học mới, hái trái thơm của miền rừng núi, được sống nhiều đời sống, được chia sẻ và cảm thông với nhiều số phận. Khi đó nhất định học trò chúng tôi lại càng say mê sách hơn, và thư viện chắc chắn là nơi bước chân đến sẽ chẳng muốn rời.

23 tháng 3 2018

góc thư viện lớp em theo như em nhớ (tại t chỉ học tiểu học mới có thư viện góc lớp thôi, bây h toàn lên thư viện trường đọc :) thì toàn mấy quyển truyện nhảm nhí, tạp nham đủ thứ linh tinh trên đời, có những quyển từ đời tống đời thanh r ko đứa nào đọc đều vứt cả vào đấy!~  muốn tìm 1 quyển nhiều nhiều chữ chút như dế mèn phiêu lưu kí mà cũng mell thấy :) ôi cái thư viện j đâu mà nghèo nàn tả tơi, còn đc xếp ngay cạnh cái thùng rác nó mới phê chứ :v bh nhìn thấy mấy quyển truyện tranh rách bìa hay j đó mà mk nhớ lại thấy cái thư viện đấy nhìn tởm vkl =)))

23 tháng 3 2018

hay đó bạn ^v^

nhưng có vài chỗ ko khớp .

thơ bạn tự làm à ?

23 tháng 3 2018

mình thi từ 20/3 rùi

23 tháng 3 2018

vậy bn nhớ ko giúp mk

các b xem hộ mk bài này nha:                                                                      bài làm     Năm nay, mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi. Với dáng người cao cao, làn da ngăm đen nên trông mẹ có vẻ rắn chắc. Mẹ thường mặc những bộ quần áo sẫm màu, tóc búi cao. Ây vậy mà trông mẹ rất đẹp. Mẹ đẹp một cách giản dị, tự nhiên. Nổi bật trên khuôn mặt của mẹ là cặp mắt đen, long lanh và dịu...
Đọc tiếp

các b xem hộ mk bài này nha:

 

                                                                     bài làm

     

Năm nay, mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi. Với dáng người cao cao, làn da ngăm đen nên trông mẹ có vẻ rắn chắc. Mẹ thường mặc những bộ quần áo sẫm màu, tóc búi cao. Ây vậy mà trông mẹ rất đẹp. Mẹ đẹp một cách giản dị, tự nhiên. Nổi bật trên khuôn mặt của mẹ là cặp mắt đen, long lanh và dịu hiền. Đôi mắt ấy thường ánh lên những nét tươi vui, ấm áp. Mỗi khi mẹ mỉm cười, hàm răng trắng nõn nà hiện ra, chiếc răng khểnh đã tăng thêm phần duyên dáng của mẹ. Trong mắt tôi, mẹ là người đẹp nhất.

 

 

Mẹ rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc con cái. Dù bận rộn công việc ở cơ quan nhưng mẹ luôn dành thời gian chăm lo gia đình, nhắc nhở tôi học tập. Mẹ rất vui khi tôi học hành tấn tới. Những lần tôi mắc khuyết điểm, mẹ ân cần chỉ bảo chỗ sai để tôi khắc phục, sửa lỗi. Không chỉ có thế, mẹ tôi là người luôn khoan dung, độ lượng, sống cởi mở và luôn quan tâm đến tất cả mọi người. Đặc biệt, mẹ rất quan tâm đến người nghèo khó. ơ cơ quan, mẹ luôn hoà nhã với đồng nghiệp, săn sàng giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn, ơ nhà, mẹ quan tâm đến từng miếng ăn giấc ngủ của mọi thành viên trong gia đình. Những bữa cơm ngon lành nhờ tay mẹ nấu. Đúng như lời ca từ tuổi mẫu giáo mà tôi thường hát:

 

Cơm con ăn tay mẹ nấu

Nước con uống tay mẹ đun

Trời nắng nóng, gió từ tay mẹ...

 

Công việc bề bộn là thế nhưng mẹ không bao giờ phiền lòng. Mẹ chỉ mong tôi ăn khỏe ngon, ngủ ngon, học hành tiến bộ, mong gia đình êm ấm, trên thuận dưới hoà... Mẹ mong hạnh phúc đến cho mọi người thì nhiều nhưng mong cho mẹ chẳng bao nhiêu. Mẹ tôi là người thật tuyệt vời.

 

Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, bây giờ tôi đã cao gần bằng mẹ. Mẹ tôi mỗi ngày một già đi. Đúng như lời thơ của Trương Nam Hương:

 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho tôi ngày một thêm cao...

 

Mẹ là “Tổ quốc” của riêng tôi! Mỗi lần nghĩ về mẹ, lòng tôi lại dâng lên những tình cảm thiêng liêng nhất. Tôi thầm biết ơn mẹ. Tôi nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại tình cảm to lớn của mẹ. Tôi mong rằng mẹ sẽ sống mãi bên tôi, là chỗ dựa vững chắc cho tôi.

 

 

 

0
23 tháng 3 2018

Mẹ em luôn nói rằng, mẹ con em là những người may mắn nhất thế gian vì bố em là một đầu bếp. Chính vì thế, cả nhà em lúc nào cũng được ăn những món ăn ngon hơn cả ngoài tiệm. Trong những món mà bố em thường nấu, em thích nhất là món canh gà nấu với măng.

Bố em nói, thịt gà là một trong những nguyên liệu dễ chế biến nhất và có thể làm được nhiều món ngon nhất. Hơn nữa, hầu như ai cũng thích ăn thịt gà. Mà em thấy, em chính là người thích ăn thịt gà nhất trên đời. Cho dù là gà rán, rang, hay chỉ cần luộc lên rồi chấm muối bột canh em cũng đều thấy ngon, thấy thích.

Nhưng thực ra, món em thích nhất phải kể đến canh gà nấu măng. Lần nào bố em hỏi, hôm nay con muốn ăn món gì, em cũng đều không cần suy nghĩ một giây nào mà trả lời "canh gà nấu măng".

Mỗi lần bố nấu, em lại ngồi bên cạnh dán mắt vào từng động tác nhỏ của bố, xem bố em làm, nhưng lại chẳng nấu ngon được như bố. Bố em thường nấu món ăn bằng thịt gà trống mà mẹ em nuôi. Mỗi con gà, bố nấu được tận hai bữa vì mỗi bữa bố chỉ lấy một nửa, còn một con nữa thì cho vào tủ lạnh.

Sau khi làm thịt gà, bố em rửa sạch rồi chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ. Tiếp đến, em thấy bố cho thịt gà vào bát tô, trộn với hạt nêm, ớt, hành băm, một ít nước mắm, bố em nói, bố đang ướp để thịt gà ngấm gia vị và ăn ngon hơn.

Trong lúc ướp thịt gà, bố lại đi rửa măng rồi cho vào nồi nước, đun sôi lên rồi đổ nước đi, sau đó bố em lại cho măng vào chảo dầu ăn để xào chín. Loại măng bố em hay dùng là măng nứa màu vàng ươm hay bán ở chợ. Vì không có thời gian, nên bố em dặn mẹ khi đi chợ phải mua loại mà người bán hàng đã tước sẵn rồi.

Sau đó, bố em xào thịt gà vài phút rồi đổ nước vào ninh rất kỹ mới cho măng vào đun tiếp. Ngoài mắm, muối, bột nêm, bố em còn cho cả ớt, gừng, rau mùi với cả rau răng cưa nữa. Thế cho nên, món canh gà nấu măng của bố rất thơm và ngon.

Bây giờ, em đã có thể tự nấu những món ăn đơn giản và cả món canh gà nấu măng em yêu thích, những món canh em nấu, chẳng bao giờ ngon được như của bố làm. Bố em bảo, món canh của bố ngon là nhờ mẹ chăm gà béo tốt, nhờ bố có tay nghề và nhờ cả con gái ham ăn. Nhưng em thì lại nghĩ, món canh ngon vì nó chất chứa tình cảm của bố mẹ dành cho em. Món canh gà nấu măng của bố sẽ mãi mãi là món ăn mà em yêu thích nhất.

Tk mk nha

23 tháng 3 2018

Mẹ em luôn nói rằng, mẹ con em là những người may mắn nhất thế gian vì bố em là một đầu bếp. Chính vì thế, cả nhà em lúc nào cũng được ăn những món ăn ngon hơn cả ngoài tiệm. Trong những món mà bố em thường nấu, em thích nhất là món canh gà nấu với măng.

Bố em nói, thịt gà là một trong những nguyên liệu dễ chế biến nhất và có thể làm được nhiều món ngon nhất. Hơn nữa, hầu như ai cũng thích ăn thịt gà. Mà em thấy, em chính là người thích ăn thịt gà nhất trên đời. Cho dù là gà rán, rang, hay chỉ cần luộc lên rồi chấm muối bột canh em cũng đều thấy ngon, thấy thích.

Nhưng thực ra, món em thích nhất phải kể đến canh gà nấu măng. Lần nào bố em hỏi, hôm nay con muốn ăn món gì, em cũng đều không cần suy nghĩ một giây nào mà trả lời "canh gà nấu măng".

Mỗi lần bố nấu, em lại ngồi bên cạnh dán mắt vào từng động tác nhỏ của bố, xem bố em làm, nhưng lại chẳng nấu ngon được như bố. Bố em thường nấu món ăn bằng thịt gà trống mà mẹ em nuôi. Mỗi con gà, bố nấu được tận hai bữa vì mỗi bữa bố chỉ lấy một nửa, còn một con nữa thì cho vào tủ lạnh.

Sau khi làm thịt gà, bố em rửa sạch rồi chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ. Tiếp đến, em thấy bố cho thịt gà vào bát tô, trộn với hạt nêm, ớt, hành băm, một ít nước mắm, bố em nói, bố đang ướp để thịt gà ngấm gia vị và ăn ngon hơn.

Trong lúc ướp thịt gà, bố lại đi rửa măng rồi cho vào nồi nước, đun sôi lên rồi đổ nước đi, sau đó bố em lại cho măng vào chảo dầu ăn để xào chín. Loại măng bố em hay dùng là măng nứa màu vàng ươm hay bán ở chợ. Vì không có thời gian, nên bố em dặn mẹ khi đi chợ phải mua loại mà người bán hàng đã tước sẵn rồi.

Sau đó, bố em xào thịt gà vài phút rồi đổ nước vào ninh rất kỹ mới cho măng vào đun tiếp. Ngoài mắm, muối, bột nêm, bố em còn cho cả ớt, gừng, rau mùi với cả rau răng cưa nữa. Thế cho nên, món canh gà nấu măng của bố rất thơm và ngon.

Bây giờ, em đã có thể tự nấu những món ăn đơn giản và cả món canh gà nấu măng em yêu thích, những món canh em nấu, chẳng bao giờ ngon được như của bố làm. Bố em bảo, món canh của bố ngon là nhờ mẹ chăm gà béo tốt, nhờ bố có tay nghề và nhờ cả con gái ham ăn. Nhưng em thì lại nghĩ, món canh ngon vì nó chất chứa tình cảm của bố mẹ dành cho em. Món canh gà nấu măng của bố sẽ mãi mãi là món ăn mà em yêu thích nhất.

23 tháng 3 2018

mk ít khi chơi

sai đừng ấn sai nha !

23 tháng 3 2018

thgfbch

23 tháng 3 2018

Rộng lượng ,thứ tha  cho người có lợi gọi là khoan dung nhé bn

23 tháng 3 2018

khoan dung

- Lá cây có chức năng thu nhận ánh sáng mặt trời, chế tạo chất diệp lục, sản ra chất hữu cơ.

- Nhà nước đầu tiên của  nước ta là Văn Lang.

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm 40 (thế kỉ I)

- Văn Miếu là nơi đào tạo các học sinh có năng lực tốt, tiến cử làm quan giúp ích cho nước nhà.

23 tháng 3 2018

Lá cây thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.

Nhà nước đầu tiên của nước ta là Văn Lang .

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 (tháng 3 dương lịch).

Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử, người học đầu tiên là hoàng tử Lý Càn Đức). (Việt sử thông giám cương mục. Nhà xuất bản. Văn sử địa. 1957) chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.