K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:      Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý...
Đọc tiếp

Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

     Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.

(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)

Câu 1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho người đọc là gì?

Câu 2. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?

Câu 3. Hãy so sánh cách nói về “biển bạc” trong đoạn trích trên và trong đoạn thơ sau đây của Huy Cận để rút ra nhận xét về sự khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản văn học:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

       Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

         Cái đuôi em quấy trăng vàng choé

       Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(Đoàn thuyền đánh cá)

Câu 4. Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?

0
Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:      Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý...
Đọc tiếp

Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

     Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.

(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)

Câu 1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho người đọc là gì?

Câu 2. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?

Câu 3. Hãy so sánh cách nói về “biển bạc” trong đoạn trích trên và trong đoạn thơ sau đây của Huy Cận để rút ra nhận xét về sự khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản văn học:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

       Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

         Cái đuôi em quấy trăng vàng choé

       Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(Đoàn thuyền đánh cá)

Câu 4. Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?

0
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi. Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng...
Đọc tiếp
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi. Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa. Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống. Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói: - Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.                                                                       (Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang) Trả lời câu hỏi( Từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 2. Trong văn bản, nghĩa của từ “thuyết giảng” là gì? A. Bày tỏ cảm xúc về một vấn đề B. Trình bày, giảng giải về một vấn đề C. Bác bỏ một ý kiến, vấn đề D. Ép người khác phải nghe lời mình Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là gì? Bài giảng không thú vị của giáo sư khiến cậu bé không đến nữa Cuộc viếng thăm của giáo sư và bài học từ cục than hồng. Mỗi chúng ta chỉ tỏa sáng và thật sự được sống khi có tinh thần đoàn kết và sống trong tập thể. Cậu bé không chịu đến nghe giáo sự giảng bài vì bài giảng của giáo sư không thú vị Câu 4: Trong câu chuyện trên, để cậu bé hiểu được ý nghĩa của tập thể, vị giáo sư đã có hành động gì? Vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 5. Câu văn: Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Là câu có nhiều chủ ngữ Là câu có nhiều vị ngữ Là câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ Là câu không có chủ ngữ, vị ngữ Câu 6. Từ Hán Việt trong câu: “Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác là? Vị giáo sư Nhìn đồng hồ Thăm một người Và nhận ra Câu 7: Sau khi nhận ra ý nghĩa bài thuyết giảng của vị giáo sự, cậu bé đã:  Không muốn nghe những chuyện tầm xầm Không muốn chơi với những cô cậu bé khác. Mời vị giáo sư vào nhà và lấy nghế cho ông ngồi Nắm tay ông và nói lời cảm ơn. Câu 8: Nghĩa của từ “chăm chỉ” trong câu văn: “Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa.” và nghĩa của từ “chịu khó” có liên quan gì đến nhau Là từ ghép  Là từ đồng nghĩa Là từ trái nghĩa Là từ đa nghĩa
0