tả ngôi nhà của em trong dịp tết
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bắt nguồn từ một số tôn giáo, tín ngưỡng tồn tại trước khi đạo Thiên Chúa ra đời, lễ Giáng sinh có mối liên hệ mật thiết với hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đông chí vào 21 hoặc 22/12, theo Ancient Origin. Đây là thời điểm ban đêm dài nhất trong năm, nên thời khắc "ánh sáng đang đến" được ca tụng và tôn kính. Sau điểm Đông chí, ánh sáng ban ngày sẽ nhiều hơn, như một lời hứa hẹn cho mùa xuân đang tới.
Ngày lễ Giáng sinh truyền thống của phương Tây có nguồn gốc từ nền văn hóa của người Celt và Saxon cổ đại. Họ tổ chức lễ hội "Yula" hay "bánh xe của năm" vào ngày Đông chí. Lễ hội này liên quan đến việc đốt một khúc gỗ mới đốn và đốt cháy nó trong 12 giờ trước điểm Đông chí. Việc làm này tượng trưng cho sự may mắn và năm mới thịnh vượng.
Sau đó, người ta thay việc đốt cháy khúc gỗ bằng cách sử dụng cây xanh gắn thêm những chiếc đèn có dạng cây nến nhỏ, và do đó cây Giáng sinh ra đời. Thông thường cây Giáng sinh là một cây thường xanh, ví dụ cây thông, được trang trí thêm bằng cây nhựa ruồi (holly) và cây tầm gửi, hai loài cây tượng trưng cho sự sinh sôi.
Người Celt tin rằng cây tầm gửi là một loại thuốc kích thích tình dục. Đây là lý do tại sao mọi người trên khắp thế giới hiện nay hôn nhau dưới cây tầm gửi treo trên cây Giáng sinh.
Việc sử dụng cây Giáng sinh diễn ra phổ biến ở Đức vào thế kỷ 16, khi những người theo đạo Cơ Đốc bắt đầu dùng chúng để trang trí trong nhà và trang hoàng thêm cho cây bằng nến. Sau đó, truyền thống này lan rộng sang các khu vực khác của châu Âu.
Năm 1841, cây Giáng sinh bắt đầu xuất hiện tại lâu đài Windsor, Anh, được bao phủ bởi những ngọn nến, hoa quả và bánh gừng. Từ thập niên 1850, vật phẩm trang trí cây Giáng sinh còn có thêm các món đồ chơi nhỏ, trang sức, hình nàng tiên, búp bê, còi và chuông.
- Nghì trong câu “Trai mà chi, gái mà chi/ Con nào có nghĩa có nghì là hơn” được bachkhoatrithuc.vn giải thích: “Có con trai hay con gái không quan trọng, miễn là đứa con ấy biết ăn ở có hiếu, có nghĩa với cha mẹ”.
Cũng trong từ điển trực tuyến này, ở mục từ Bộ râu có đoạn: “Đàn ông không râu vô nghì/ Đàn bà không vú lấy gì nuôi con (bất nghì: tức là bất nghĩa, không sống theo đạo lý, lẽ phải)”.
Từ điển tiếng Việt (tra trực tuyến tại informa.uni-leipzig.de) giải thích cụ thể hơn: (1) Nghì: chữ “nghĩa” được đọc chệch ra; (2) Nghì: (danh từ) Tình nghĩa thủy chung: Ăn ở có nhân có nghì; (3) Nghì trời mây: Ơn nghĩa cao cả như trời mây.
Như thế, “nghì” ban đầu là do chữ “nghĩa” đọc chệch ra, về sau thành danh từ có nghĩa là “tình nghĩa thủy chung”. Với trường nghĩa này sẽ dễ dàng hiểu hai câu ca dao đang xét, nhất là câu Con nào có nghĩa có nghì là hơn (nếu nghì = nghĩa thì câu ca trùng lắp ý).
Về chữ “nghì” trong câu ca “Đàn ông không râu bất nghì/ Đàn bà không nhũ lấy gì nuôi con”, có người cho rằng “nghì” có nghĩa là nghị lực, suy diễn từ việc đàn ông ít hoặc không có râu là do thiếu nội tiết tố nam và thiếu nội tiết tố nam nên... không có nghị lực (!).
Cũng nói về đề tài này, tác giả bài “Phiếm luận về râu” đăng trên Khoa học & Đời sống - Sống vui sống khỏe số Xuân Mậu Tý (2008) có đoạn diễn giải như sau:
“Người phương Đông cũng cực kỳ coi trọng bộ râu. Bộ râu đàn ông đối sánh với bộ nhũ của đàn bà: Đàn ông không râu bất nghì/ Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.
Nghì là gì? Theo từ điển, nghì tức là nghĩa, tình nghĩa. Bất nghì tức là bất nghĩa, sống bội bạc. Nghì cũng là dũng, là oai phong. Như vậy, không có râu tức là không còn ra cái thể thống đàn ông cả về hình dung lẫn tính cách. Như Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn nhụi”khác với Từ Hải “râu hùm hàm én, mày ngài”.
Cùng suy nghĩ cho rằng “nghì” (trong “không râu bất nghì”) là dũng, là oai phong nên có tác giả cho rằng chữ “nghì” này là chữ “nghi” (儀) đọc chệch thành “nghì” cho xuôi “vận” của câu văn vần (thể lục bát). Chữ “nghi” đọc chệch âm là “nghì” này cũng có nhiều nghĩa. Nhưng dựa vào ý câu ca dao trên, thì chữ “nghi” ở đây là danh từ, chỉ dáng vẻ, dung mạo (như: uy nghi là dáng vẻ nghiêm trang oai vệ). Tác giả này kết luận: “Do vậy, nghĩa câu ca dao trên là: (Theo quan niệm người xưa) Người đàn ông không có râu, thì tướng mạo trông không uy nghi. Người đàn bà không có vú thì trông nhan sắc không được đẹp”.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu nghì chính gốc là nghi (dáng vẻ, dung mạo) thì trong câu ca dao trên cứ để nguyên là nghi chứ hà cớ gì phải “đọc chệch” thành nghì, bởi nghi vẫn “xuôi vận của câu văn vần (thể lục bát)”.
Tóm lại, “nghì” trong hai câu ca dao nói trên đều là do chữ “nghĩa” đọc chệch ra, về sau đứng riêng thành một danh từ có nghĩa là “tình nghĩa thủy chung”.
Nói thêm, một số tác giả đã “lạm dụng” từ “nghì” trong một thành ngữ Hán Việt là “bất khả tư nghị”, có nghĩa là không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được, vượt ngoài lý luận; câu này dùng để tả cái tuyệt đối, chỉ có ai đạt giác ngộ mới biết. Rất tiếc là đã có không ít người đã đọc nhầm câu triết lý uyên thâm Phật giáo này thành “bất khả tư nghì”.
Trường Tiên tiến cấp Tỉnh
Huân chương Lao động hạng Ba
Giáo viên Giỏi cấp Tỉnh
Giải nhất, Giải nhì
Cháu ngoan Bác Hồ
vì ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng là bố của mỹ đen và bố của mỹ trắng
suy ra có 2 người ngồi trên thuyền nên thuyền ko bị chìm
ủng hộ nha
Đô Đô là chú chó thật đáng yêu! Đó là món quà bố tặng em vào sinh nhật thứ tám. Đô Đô là giống chó Bichon, giống chó mà em thích nhất. Chú khoác trên mình bộ lông đen óng. Những sợi lông xoăn tít như những sợi mì tôm. Mỗi lúc cuộn tròn trong vòng tay em, trông chú chẳng khác gì một cuộn len cả. Đôi mắt to tròn như hai hòn bi ve. Cái tai của Đô khá dài lúc nào cũng lúc lắc trông thật là ngộ nghĩnh. Cái mũi nhỏ xíu và lúc nào cũng ươn ướt. Nó đi đứng nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng sáng, Đô Đô giỡn với chú mèo tam thể trên sân. Thấm mệt, chú trèo lên thềm, lim dim ngủ. Những lúc em đi học về, chú lại chạy ra tận cổng đón em, cái đuôi lại vẫy vẫy như chào mừng như muốn nói “A! Cô chủ đã về rồi, ra chơi với tôi nào”. Đối với em, Đô Đô không chỉ là người bảo vệ cho ngôi nhà bé nhỏ của em, mà còn là một người bạn thân thiết để em có thể chia sẻ mọi nỗi buồn, niềm vui, cũng là một người em trai hay làm nũng chị. Em rất yêu quý chú chó Đô Đô của mình
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. Chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.
Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung giữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoái tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
chúc bn học tốt
Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài.
Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.
Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.
Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.
Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê.
Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.
THẤY HAY THÌ K CHO MK NHA MN!!!
CHÚC BN HC TỐT!!!
Cô giáo vừa chấm dứt câu nói cuối cùng của tiết dạy thì vừa vặn tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên rộn rã. Chúng em vui vẻ cất sách vở vào ngăn bàn, đứng dậy chào cô rồi reo mừng chạy ùa ra ngoài hàng hiên.
Sân trường vắng vẻ và rộng rãi đột nhiên trở nên chật chội và nhộn nhịp hẳn lên, ồn ào, náo nhiệt. Ánh nắng dìu dịu của buổi sáng chan hòa khắp một khoảng sân. Một tốp bạn trai nhanh chân chiếm giữ bóng mát dưới tán lá rộng rợp của cây phượng vĩ. Các bạn đang chơi đá cầu chuyền. Quả cầu được làm bằng mấy miếng nhựa màu hồng và túm lông vịt trắng toát cứ bay qua bay lại thoăn thoắt từ bên này sang bên kia. Bạn mặc áo thun xanh đá thật điêu luyện. Khi nghiêng người quạt bằng chân trái, khi ngã người về phía trướcvà đưa chân phải ra đá móc quả cầu. Mấy bạn ngồi trên bệ xi măng chắn gốc cây reo hò ầm ĩ. Có hai bạn đang tâng cầu một mình để luyện chân. Một tốp bạn gái tụ tập dưới bóng mát của cây bàng chơi nhảy dây. Sợi dây dài và to được tết công phu bằng các dây thung quay vun vút, mỗi lần đập xuống nền xi măng lại bật lên kêu đen đét. Hai bạn đang nhảy mặt hớn hở, mái tóc tung bay, gò má ửng hồng, đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mấy bạn khác đứng ngoài, chân nhâp nhấp chuẩn bị vào cuộc. Dưới tán bàng phía bên kia, mấy bạn túm tụm chơi thảy đá. Các bạn chăm chú theo dõi đôi tay khéo léo của bạn đang tung hứng mấy viên đá xanh nho nhỏ. Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân... Phía căng tin, nhiều bạn đang xum xít mua bánh mì, xôi, ổi... Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.
Bỗng một hồi trống vang lên, cũng rộn rã như lúc nãy. Các trò chơi nhanh chóng được dừng lại. Mấy bạn lớp dưới tíu tít gọi nhau về lớp. Rồi mọi người trật tự vào lớp, trả lại sân trường sự yên ắng, tĩnh lặng. Mấy chú chim sẽ nãy giờ luồn tít vào các tán lá bàng hoặc phượng vĩ nay lại nhẹ nhàng nhảy nhót trên sân.
Hai mươi phút ra chơi thật ngắn ngủi nhưng đủ cho các bạn nghỉ ngơi, thư dãn đầu óc, vận động tay chân. Mọi người đều thấy thoải mái khi bước vào học tiếp hai tiết cuối.
Ở các nước phương Tây, Giáng sinh thường được coi là ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm, tương tự Tết nguyên đán tại khu vực châu Á. Vào dịp này, những thành viên trong gia đình dù có đi xa mấy cũng luôn cố gắng thu xếp về nhà thăm người thân.
Trong khi người châu Á dùng đào, quất, mai làm biểu tượng khi Tết đến, phương Tây lại chỉ có cây thông hoặc vân sam (thuộc họ thông) với màu xanh rì, được trang trí rực rỡ bởi rất nhiều phụ kiện. Theo quan niệm của họ, màu xanh này được mô tả là “vĩnh cửu” và tượng trưng cho sự phồn vinh, ấm no.
Truyền thuyết xưa kể rằng vào một đêm Noel đã lâu, một người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà bỗng gặp đứa trẻ lạc và lả đi vì đói. Dù túng thiếu, ông vẫn dành cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi và che chở giúp nó một đêm yên giấc.
Khi thức dậy vào sáng hôm sau, người tiều phu nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Lúc đó, ông mới biết đứa trẻ chính là Chúa cải trang và tạo ra cái cây để thưởng cho lòng nhân đức.
Còn theo truyền thuyết khác, khi đạo Cơ đốc giáo chưa ra đời, những loại cây cối có màu xanh quanh năm thường mang ý nghĩa rất đặc biệt với con người trong mùa đông. Cây thông được chọn cho dịp Giáng sinh cũng vì lẽ này. Nhiều quốc gia khác còn tin rằng sắc xanh chính là thứ bùa giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.
Cũng có câu chuyện nữa lại kể rằng vào thế kỷ thứ 8, thánh Boniface – giáo sĩ người Anh - khi sang Đức truyền bá đạo Cơ đốc đã tặng thành phố Geismar một cây thông tượng trưng cho tình thương cũng như tín ngưỡng mới. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm biểu tượng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ công ơn thánh Boniface.
Tuy vậy, phải tới thế kỷ thứ 16, phong tục trang trí cây Giáng sinh mới trở nên phổ biến ở Đức. Những vùng vắng bóng thông, con người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và tô điểm thêm bằng nhiều phụ kiện. Chẳng bao lâu sau, phong tục này lan sang các nước khác ở châu Âu.
Song song với truyền thuyết này, rất nhiều sự tích cũng được kể lại nhưng chưa một ai thực sự tìm ra nguồn gốc của cây thông Noel. Theo các tài liệu ghi nhận, năm 1841, nữ hoàng Anh Victoria cùng chồng là hoàng tử Albert (sinh ra tại nước Đức) lần đầu trang trí cây thông tại lâu đài Windsor bằng nến cùng rất nhiều loại kẹo, hoa quả và bánh mì gừng.
Hoạt động này sau đó trở thành thời thượng ở Anh và được các gia đình giàu có dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí. Từng có thời điểm vật trang trí được sử dụng là búp bê, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi tồn tại ở Anh, phong tục này trở nên phổ biến khắp các thuộc địa của đế chế này và còn tới cả vùng đất mới lúc bấy giờ là Canada.
Tại Mỹ, rất nhiều tranh cãi nổ ra về việc ai là người đã du nhập phong tục trang trí cây thông ngày Giáng sinh vào miền đất này. Năm 1850, cây thông Noel xuất hiện lần đầu trên một tạp chí Mỹ, sao chép chính xác so với phiên bản của hoàng gia Anh trước đó, ngoại trừ việc gỡ bỏ các dấu ấn liên quan tới nữ hoàng và hoàng tử.
Những hình ảnh này được lưu truyền rộng rãi khiến việc trang hoàng cây thông trở thành trào lưu. Tuy vậy, nhiều tài liệu khác cũng ghi nhận rằng những người Đức nhập cư ở Pennsylvania (Mỹ) mới là khởi nguồn cho thói quen trang trí cây Noel.
Từ thế kỷ 20 trở đi, việc trang hoàng này trở thành truyền thống ở nước Mỹ. Khắp các thành phố, thị trấn và ngay cả cửa hàng bách hóa cũng thường có cây thông lộng lẫy đứng ngoài cửa. Trung tâm Rockefeller ở New York còn trang bị một cây thuộc hàng đẹp nhất thế giới với chiều cao 38m, sử dụng 45.000 đèn led chiếu sáng.
Trong các gia đình Mỹ ngày nay, cứ mỗi dịp Giáng sinh, ai nấy cũng háo hức và thường rủ nhau tới trang trại chọn mua cây thông tươi về trang trí, giá thấp nhất khoảng 30 USD. Trung bình mỗi cây thông mất 7 năm để sinh trưởng và phải cần 15 năm mới đạt chiều cao 7-8m. Để tiết kiệm hơn, nhiều người cũng thường mua cây nhựa để sử dụng qua nhiều năm.
Trong khi rõ ràng là cây Giáng sinh hiện đại có nguồn gốc từ nước Đức thời phục hưng từ thế kỷ 16, vẫn có một số giả thuyết và truyền thuyết được truyền tụng về nguồn gốc tối hậu của nó.[1][2][3]
Theo Encyclopædia Britannica , "Việc sử dụng cây xanh mãi, vòng hoa, và những dây trang trí tượng trưng cho sự sống đời đời là một phong tục của người Ai Cập cổ đại, Trung Quốc, và Do Thái cổ. "Cây thờ cúng" đã trở thành phổ biến trong số những người châu Âu ngoại đạo và tồn tại khi họ chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo theo phong tục Scandinaviađể trang trí nhà và chuồng, kho với cây thường xanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ và thiết lập một cây trú ẩn cho chim muông trong mùa Giáng Sinh".[
Mỗi lần Tết đến, Xuân sang. Trong tiết trời se lạnh. Nhà Nhà đều được hâm nóng bởi không khí ấm áp. Ngôi nhà thân yêu của tôi cũng thế! Trước ngày Tết vài hôm, bố mẹ cùng với chị em chúng tôi đã bắt đầu dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Ngôi nhà dường như được vứt bỏ tấm áo cũ và thay vào đó là một tấm áo mới toang vô cùng lộng lẫy.
Từ ngoài cổng vào trong, mọi thứ đã được lau chùi, quét dọn gọn gàng, sạch sẽ. Giữa sân là một chậu quất lớn được trang trí bằng đèn nháy và nơ ruy băng sặc sỡ bảy màu. Từ bậc tam cấp đi lên có 1 chậu mai vàng rực rỡ. Trong phòng khách, phía chính giữa bứa tường là những dòng chữ được gấp dán một cách đơn giản mà trông thật dễ thương. Tuyệt vời nhất đối với tôi vẫn là những đĩa mứt thơm ngon, là những gói kẹo, túi bánh còn nguyên, chưa được bóc, những chai rượu Sake đậm vị truyền thống,... tất cả đều được mẹ tôi bày xếp rất trang nhã trên chiếc bàn gỗ Cọ. Trên bàn thờ, bà tôi bày mâm ngũ quả với hai lọ cúc vang tươi. Hai bên bàn thờ là đôi câu đối đỏ rất chỉnh mà hay. Mùi huơng trầm thơm thoang thoảng, dễ chịu quá! Trong bữa cơm tất niên vào chiều tối ba mươi Tết, bố mẹ tôi chuẩn bị những món ăn truyền thống như bánh chưng, giò chả, dưa hành, thịt lợn,... Mọi người trong gia đình được sum vầy bên nhau, thưởng thức những món ăn ngon và chuyện trò vui vẻ về những gì đã qua và bàn về dự định trong năm mới.
Ngoài vườn, những cây ăn quả như cây xoài, cây nhãn, cây cam,... đâm chồi nảy lộc; những luống rau cải, rau muống,... xanh mơn mởn; những chú chim chuyền cành hót líu lo. Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập cùng với những tiếng chào hỏi chúc mừng khiến cho không khí thêm tươi vui hơn. Đám trẻ chúng tôi xúng xính trong những bộ quần áo mới với những phong bao lì xì đỏ tươi.
Không gian của ngôi nhà vào ngày Tết với màu sắc hài hòa tươi vui, tràn ngập tiếng cười là một không gian đẫm vị sum vầy. Gắn liền với sự may mắn của bao khát khao, hoài bão và dự định lớn trong tương lai. Tôi yêu ngôi nhà của tôi lắm! Nhất là vào những ngày Tết như thế này.
Mỗi lần Tết đến, Xuân sang. Trong tiết trời se lạnh. Nhà Nhà đều được hâm nóng bởi không khí ấm áp. Ngôi nhà thân yêu của tôi cũng thế! Trước ngày Tết vài hôm, bố mẹ cùng với chị em chúng tôi đã bắt đầu dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Ngôi nhà dường như được vứt bỏ tấm áo cũ và thay vào đó là một tấm áo mới toang vô cùng lộng lẫy.
Từ ngoài cổng vào trong, mọi thứ đã được lau chùi, quét dọn gọn gàng, sạch sẽ. Giữa sân là một chậu quất lớn được trang trí bằng đèn nháy và nơ ruy băng sặc sỡ bảy màu. Từ bậc tam cấp đi lên có 1 chậu mai vàng rực rỡ. Trong phòng khách, phía chính giữa bứa tường là những dòng chữ được gấp dán một cách đơn giản mà trông thật dễ thương. Tuyệt vời nhất đối với tôi vẫn là những đĩa mứt thơm ngon, là những gói kẹo, túi bánh còn nguyên, chưa được bóc, những chai rượu Sake đậm vị truyền thống,... tất cả đều được mẹ tôi bày xếp rất trang nhã trên chiếc bàn gỗ Cọ. Trên bàn thờ, bà tôi bày mâm ngũ quả với hai lọ cúc vang tươi. Hai bên bàn thờ là đôi câu đối đỏ rất chỉnh mà hay. Mùi huơng trầm thơm thoang thoảng, dễ chịu quá! Trong bữa cơm tất niên vào chiều tối ba mươi Tết, bố mẹ tôi chuẩn bị những món ăn truyền thống như bánh chưng, giò chả, dưa hành, thịt lợn,... Mọi người trong gia đình được sum vầy bên nhau, thưởng thức những món ăn ngon và chuyện trò vui vẻ về những gì đã qua và bàn về dự định trong năm mới.
Ngoài vườn, những cây ăn quả như cây xoài, cây nhãn, cây cam,... đâm chồi nảy lộc; những luống rau cải, rau muống,... xanh mơn mởn; những chú chim chuyền cành hót líu lo. Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập cùng với những tiếng chào hỏi chúc mừng khiến cho không khí thêm tươi vui hơn. Đám trẻ chúng tôi xúng xính trong những bộ quần áo mới với những phong bao lì xì đỏ tươi.
Không gian của ngôi nhà vào ngày Tết với màu sắc hài hòa tươi vui, tràn ngập tiếng cười là một không gian đẫm vị sum vầy. Gắn liền với sự may mắn của bao khát khao, hoài bão và dự định lớn trong tương lai. Tôi yêu ngôi nhà của tôi lắm! Nhất là vào những ngày Tết như thế này.