cho đoạn văn trong SGK NGỮ VĂN 9 TẬP HAI trang 61 ,62
trong đoạn văn còn thiếu phần khái quát chung ở phần thân bài và phần đánh giá chung ở phần kết bài
em hãy thêm vào để đoạn văn được đầy đủ hơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.
+ Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.
_Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long- ở hướng Đông, không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi,giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. -> Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.
_ Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” -> người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa.-> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.
+ Thiên nhiên vũ trụ là cái phông, cái nền cho con người xuất hiện:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
_ Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm.
_ Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển.
_ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả…
- Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:
“ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,
Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi!”
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp:
- Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn khi con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương.
- Cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, từng luồng cá bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hoành tráng, vừa thơ mộng:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
“Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
+ Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước.
+ Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế làm chủ. Hình ảnh con người đã hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm – ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận,bủa lưới vây giăng.
-> Đoàn thuyền đánh cá băng băng lướt sóng, bủa vây điệp trùng. Công việc lao động trên biển như là một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Người lao động làm việc với tất cả lòng dũng cảm, sự hăng say, trí tuệ nghề nghiệp, tâm hồn phơi phới.
- Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ,độc đáo:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.
+ Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:
"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"
Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang “lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.
- Bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh đẹp khiến công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá nhưl òng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
+ “Gõ thuyền” là công việc thực của người đánh cá, nhưng cái độc đáo ở đây là vầng trăng được nhân hóa, tham gia lao động cùng con người.
+ Người dân chài hát bài ca gọi cá, bài ca về lòng biết ơn mẹ biển giàu có, nhân hậu.
- Sao mờ, đêm tàn cũng là lúc người dân chài kéo lưới kịp trời sáng. Cảnh kéo lưới, bắt cá được miêu tả vừa chân thực, vừa đầy chất thơ với không khí khẩn trương, gấp gáp:
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Có thể nói, cảnh lao động đánh cá trên biển như bức tranh sơn mài rực rỡ. Người kéo lưới là trung tâm của cảnh được khắc họa rất độc đáo với thân hình gân guốc, chắc khỏe cùng thành quả thu về “vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Màu hồng của bình minh làm ấm sáng bức tranh lao động. Thiên nhiên và con người cùng nhịp nhàng trong sự vận hành của vũ trụ.
....
- Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ.
- Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân.
- Phép tu từ nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”cho thấy tư thế chủ động chinh phục biển trời, vũ trụ của người ngư dân. Đúng như lời bình của chính tác giả: “Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”.
- Nếu khổ thơ đầu, mặt trời xuống biển báo hiệu hoàng hôn thì ở khổ cuối lại là mặt trời đội biển – là ngày mới bắt đầu – ngày mới với thành quả lao động bội thu và niềm tin yêu phấn chấn.
- Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển…
Ti-ck nha
I.MB:
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
TB:
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
KB:
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Dẫu thời gian cứ dần trôi chảy mãi
Bóng hình thầy vẫn đọng lại trong tôi
Bao tháng ngày đâu nói đặng nên lời
Giờ điểm lại tình nào vơi tiềm thức
Trang vở cũ dường như chưa ráo mực
Tiếng của thầy nào đâu dứt lời vang
Đây trường xưa vẫn đậm nét vôi vàng
Đã hiện hữu những hành trang ngày cũ
*Khổ 1:
Dẫu thời gian cứ dần trôi chảy mãi
Bóng hình thầy vẫn đọng lại trong tôi
Bao tháng ngày đâu nói đặng nên lời
Giờ điểm lại tình nào vơi tiềm thức
Trang vở cũ dường như chưa ráo mực
Tiếng của thầy nào đâu dứt lời vang
Đây trường xưa vẫn đậm nét vôi vàng
Đã hiện hữu những hành trang ngày cũ
Trường xưa đó bạch đàn nay im ngủ
Dáng thầy đây tóc đã rủ màu sương
Bao nếp nhăn của ngày tháng yêu thương
Mãi tô đậm hằn in gương mặt ấy
Và hôm nay thầy vẫn vui tay vẫy
Học trò xưa ai nấy đã toại danh
Về thăm lại với tất cả lòng thành
Kính tặng thầy ước mơ xanh dạo trước
Bao chuyến đò ngày xưa như quay ngược
Đàn trẻ thơ giờ đã bước vinh quang
Mang trên mình đầy ánh sáng huy hoàng
Thầy mãn nguyện ngập tràn niềm sung sướng.
*Khổ 2:
Thầy cô giáo, người lái đò thầm lặng
Ươm ước mơ để hiến tặng cho đời
Chẳng quản gì...chắt từng giọt mồ hôi
Đem con chữ để trao dồi kiến thức
Lòng nhiệt huyết đó chính là hạnh phúc
Bắt nhịp cầu duy nhất...sáng tương lai
Những đêm thâu trang giáo án miệt mài
Với lý tưởng trồng người đầy hăng hái
Sống cống hiến , đắp bồi tình nhân ái
Lòng nhiệt thành theo mãi với thời gian
Quyết "đưa đò" thì sá kể gian nan
Cầu tri thức sẽ vô vàn lối mở...
"Ngày Nhà Giáo" như âm thầm nhắc nhở
Công ơn này ghi khắc ở trong tâm
Hướng lòng thành xây cuộc sống nghĩa nhân
Mong bù đắp đôi phần "Tiên Học Lễ"
HỌC TỐT NHÉ ...!##
Sau khi đất nước thống nhất, tôi giải ngũ trở về quê nhà. Ba năm sau, tôi chuyển lên thành phố sinh sống cùng các con tôi. Thú thật, tôi vẫn thích sống ở quê nhà hơn. Nhưng các con tôi cứ bảo không có ai chăm sóc nên tôi đành nghe theo.
Cuộc sống nơi thành phố đầy tiện nghi. Các con tôi đều là công chức, viên chức cả nên chẳng thiếu thứ gì. Vừa bước ra khỏi cuộc sống khó khăn của chiến tranh thì đây quả là cuộc sống đáng mơ ước. Tôi tận hưởng tất cả những ngọt ngào của cuộc sống ấy. Không còn lo âu, không còn mất ngủ, không còn nghe tiếng pháo ì ầm mỗi đêm. Tôi tận hưởng những giấc ngủ thanh bình và những bữa ăn đầy đủ và nhanh chóng quên đi mọi khổ nhọc xưa kia. Mà nhớ để làm gì. Chiến tranh đã đi qua, vết thương xưa cũng đã lành rồi.
Tưởng tôi đã mãi mãi quên đi tất cả, mãi mãi ngủ quên trong đời sống tiện nghi và giả tạo này. Tưởng ánh sáng hào nhoáng của phố thị sẽ chôn chặt đời tôi trong bốn bức tường vôi kín đáo, an toàn nhưng lạnh lẽo. Nhưng không! Một đêm nọ, nó đã đến, cái vầng trăng tình nghĩa năm xưa, đánh thức hồn tôi trong cơn mộng hão huyền.
Đó là một đêm thành phố bỗng cúp điện. Cúp điện ở thành phố không phải là chuyện hiếm gặp. Nhưng đêm ấy, khi ánh sáng giả dối kia vụt tắt, căn phòng rơi vào bóng tối. Tôi vội bật tưng cửa sổ tìm chút gió trời thì bất ngờ, ánh sáng của vầng trăng tràn vào khắp căn phòng. Ánh sáng phóng thẳng vào đôi mắt, chiếu rọi vào hồn tôi. Ôi cái thứ ánh sáng quen thuộc và kì diệu ấy trải một lớp sáng mờ mờ trên nền gạch lấp loáng. Tôi ngẩng đầu nhìn đăm đăm lên trời cao. Bầu trời thật rộng lớn. Bầu trời thật trong trẻo. Vầng trăng tròn ngự trị khắp một miền không gian rộng lớn. Dường như nó đang chiếm lĩnh cả thành phố, cả bầu trời cao đến vô tận.
Ánh trăng hiền hòa soi rọi lòng tôi, mơn man như có cái gì đó đang xoa dịu khắp người. Ánh trăng gợi nhớ đến những ngày xưa tháng cũ. Ánh trăng ấy đã theo tôi đến suốt cuộc đời. Thuở thiếu thời chốn quê xưa, trăng đi vào cuộc sống như người bạn thâm tình cố hữu. Tôi nhớ đến những đêm trăng thanh bình trên dòng sông. Vầng trăng cao lấp lóa ánh sáng trong dòng sông sâu thẳm, mơ huyền trong tiếng chùa vọng xa. Tôi nhớ những đêm trăng tát nước trên đồng. Ánh trăng vàng cứ chập chờn, vỡ rồi liền lại theo nhịp gầu đưa. Hay ánh trăng ma quái khu nghĩa địa sau làng mà bọn nhỏ chúng tôi thường hay chơi trốn tìm sau ấy.
Vầng trăng ấy gắn chặt vào đời tôi, hết quãng đời tuổi thơ trên đồng dưới bể. Nhiều đêm nằm dưới ánh trăng sáng, nghe tiếng chim kêu mà đắng lòng đắng dạ. Đất nước đang chiến tranh. Quê hương đang bị giày xéo dưới bom đạn của kẻ thù, đau thương biết mấy. Tôi nhìn trăng. Trăng cũng nhìn tôi. Cả hai im lặng không nói nên lời nhưng thấu hiểu lòng nhau.
Tháng sau, tôi lên đường đi chiến đấu. Trăng cũng theo tôi lên rừng lên núi. Trải qua bao cuộc chiến chinh trăng vẫn bên tôi, thủy chung và tình nghĩa. Trăng soi rọi bước hành quân đêm rừng sâu thẳm. Trăng lao vào cuộc chiến đấu. Trăng xung phong mở lối dẫn đường quân ta tiến tới. Trăng tiến công vào kẻ thù. Trăng là người đồng chí, đồng đội của chúng tôi.
Nhiều đêm, giữa rừng sâu thanh vắng, nằm trên võng dù, giữa đường hành quân, nhìn ánh trăng sắng trên trời cao bỗng nhớ quê nhà tha thiết. Ánh trăng hiền hòa giữa trời cao xanh, ánh sáng vằng vặc soi khắp núi rừng. Tôi ước gì mai này khi kẻ thù bị tiêu diệt, tôi trở về quê xây dựng cuộc sống mới. Cuộc sống với với cái cày con trâu. Ngày ngày cuốc vườn trồng rau, đêm đêm uống cốc trà ấm, ngắm vầng trăng tròn. Cuộc đời như thế đủ thú lắm rồi.
Ánh trăng chiếu rọi vào nơi tôi nằm như đồng cảm và an ủi tôi. Ánh trăng thấu hiểu lòng tôi, đến xoa dịu cơn đau trong trái tim tôi. Trái tim chất chứa hận thù. Tôi thầm hứa với trăng cao sẽ anh dũng chiến đấu đến khi đất nước sạch bóng giặc thù. Cuộc sống tươi đẹp đang chờ tôi. Người thân đang ngóng đợi tôi. Nước mắt tôi chợt rưng rung khi nghĩ điều đó.
Than ôi! Có ngờ đâu, khi cuộc chiến kết thúc, lời hứa năm xưa tôi đã quên đi từ bao giờ. Bước ra khỏi chiến tranh, tôi rơi vào trạng thái hụt hẫng. Một phần vì quá vui mừng và hạnh phúc. Một phần vì tôi trở về với cuộc sống thường ngày với những ràng buộc mới. Cuộc sống vật chất đầu đủ, tiện nghi khiến tôi say mê tận hưởng để bù đắp lại bao nhiêu năm vất vả nơi rừng thiêng nước độc. Nhiều lúc cận kề sinh tử, tưởng sẽ không thể trở về để gặp mặt vợ hiền con thơ.
Công việc mới trong thời kì dựng xây đất nước khắc phục hậu quả chiến tranh khiến tôi cũng bận rộn tối ngày. Hết đi sớm lại về khuya khiến tôi không còn thời gian để nghĩ ngợi. Hình bóng quê hương và muôn vàn kỉ niệm tuy vẫn còn ở trong trái tim tôi nhưng từ lâu đã bị khép lại, giấu kín. Đô thị phồn hoa, diễm lệ, ánh đèn màu lấp loáng soi rọi khắp mặt đất, khắp bầu trời. Vầng trăng nghĩa tình năm xưa vẫn cứ từng đêm đi qua bầu trời. Nhưng gần như tôi không hề hay biết.
Tôi ngửa mặt lên nhìn vầng trăng. Trăng nay vẫn thế, vẫn tròn trịa và tỏa sáng. Hình như có cái gì đó đang rưng rưng. Trong lòng tôi bỗng hiện rõ hình ảnh quê hương thương yêu. Từng cánh đồng, từng ngọn núi, con sông bỗng trở về ào ạt. Bất chợt tôi bật khóc. Giọt nước mắt lăn dài trên má nóng hổi.
Đó là nước mắt xót xa những tháng ngày xưa cũ. Giọt nước mắt hối hận khi nhận ra bấy lâu mình đã hững hờ với quá khứ nghĩa tình, hững hờ với vầng trăng thủy chung. Dù chúng tôi, những người lính, từ lâu đã không hề nhớ tới. Nhưng vầng trăng bao năm qua vẫn không thay đổi. Trăng vẫn luôn ở cạnh chúng tôi, dõi theo chúng tôi. Trăng nghĩa tình thủy chung còn chúng tôi lại vô tình, lạnh nhạt nó nó.
Ánh trăng lặng im phăng phắc, không nói gì. Đó là sự im lặng nghiêm khắc nhắc nhở tôi về quá khứ đau thương nhưng nghĩa tình. Trăng không giận dữ, nghiêm nghị mà bao dung càng khiến tôi thêm đau lòng. Tôi nhận ra bấy lâu mình đã hững hờ với quá khứ, hững hờ với nỗi đau thương mà dân tộc vừa trải qua. Nhiều lần tôi đã tự ngụy biện rằng hoàn thành tốt công việc trong hiện tại là đã có công với đất nước rồi. Và những gì mình nhận được là do công sức mình bỏ ra, là hoàn toàn xứng đáng.
Nhưng kì thực, đó là một cuộc sống ích kỉ và vô tâm. Biết bao con người vẫn đang âm thầm hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù còn sót lại, bởi đói khổ triền miên. Nỗi đau thương vẫn còn âm ỉ trong lòng dân tộc. Kẻ thù đã rời đi, nhưng hậu quả của chúng gây ra vẫn tiếp tục gây tổn thương cho biết bao người. Biết bao gia đình, bao con người chưa thể tìm thấy được hạnh phúc. Cả dân tộc đang gượng mình gắng sức vượt qua. Còn tôi thì ngập ngụa, sướng vui trong đời sống vật chất.
Càng suy nghĩ, tôi càng thấy hối lỗi. Cảm ơn vầng trăng đã giúp tôi thấu hiểu và nhận rõ bản thân mình. Tôi phải làm gì đó để xứng đáng với dân tộc. Tôi cần làm gì đó để bù đắp lại lỗi lầm. Tôi phải sống xứng đáng với tinh thần người lính trong thời đại mới, tiếp tục tiên phong trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của dân tộc. Chắc chắn rồi. Nhất định tôi phải gắn kết mình với những nhiệm vụ của dân tộc. Nhất định phải biết trân trọng quá khứ và sống xứng đáng với những gì mình đã nhận được. Cuộc sống này không chỉ dành cho riêng tôi mà dành cho cả dân tộc, dành những con người anh hùng đã cống hiến hết mình vì độc lập, tự do của tổ quốc.
#Riin
Công thức tính giờ: Tm = To + m
Trong đó:
Thiết lập công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Áp dụng: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?
Bài làm
Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).
Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.
Hoặc 24 - 7 = 17 => 17 - 24 = -7 (nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000T là -7). Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16
Hoặc 24 - 8 = 16 => 16 - 24 = - 8
Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.
Tương tư tính múi giờ các nước sau:
Nước | Kinh độ | Múi giờ |
Braxin | 450T | 21 |
VN | 1050Đ | 7 |
Anh | 00 | 0 |
Nga | 450Đ | 3 |
Mỹ | 1200T | 16 |
Ac hen ti na | 600T | 20 |
Nam Phi | 300Đ | 2 |
Dăm bi a | 150T | 23 |
Trung Quốc | 1200Đ | 8 |
Tính giờ:
Tóm lại:
Cuối tuần lớp tôi thường tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết lại những điều làm được và chưa làm được, triển khai các nhiệm vụ mới. Bỗng nhiên Vy lên tiếng cho rằng Nam là người bạn xấu, khi đánh cắp số tiền học phí của Vy. Mọi người trong lớp đều biết hoàn cảnh nhà Nam khó khăn nên nghĩ ngay rằng Nam có thể vì thiếu thốn quá nên đã hành động không suy nghĩ. Các bạn nhao vào chỉ trích Nam, tôi thấy bất bình quá bèn đứng dậy. “Các bạn trong lớp có ai nhìn thấy Nam lấy tiền của Vy không, sao các bạn đổ lỗi cho người khác dễ dàng vậy.Bạn ấy lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ mọi người trong lớp, được thầy cô đánh giá cao về thành tích học tập, bạn ấy còn dạy các em nhỏ trong xóm không có điều kiện tới trường nữa đấy. Còn Vy, hôm trước tớ thấy bạn cho An lớp bên cạnh mượn tiền, Vy có nhớ không?” Lúc này Vy chững lại, ngượng nghịu, ấp úng như chợt nhận ra điều gì. “ Đừng vội kết luận người khác chỉ dựa trên bề ngoài”. Tôi ngồi xuống, cả lớp im lặng như để ngẫm nghĩ.
Bà tôi, người bà hiền hậu thương yêu luôn hiển hiện trong tâm trí tôi. Những lúc rảnh rỗi bà thường dạy tôi học bài. Có một lần đang dạy tôi làm phép chia, bà nói: “Trong bốn phép tính, phép chia là khó nhất. Có những người lớn lên, thành đạt mà vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường”. Tôi luôn suy nghĩ mãi về câu nói đó... Mỗi khi có đồ ăn, bà thường chia cho nhà tôi và những người hàng xóm. Có người bảo bà dại nhưng bà hay nói với tôi: “Biết chia sẻ với mọi người cũng là một cách cộng lấy niềm vui, nhân lên hạnh phúc cho mình và trừ đi những lo lắng trong lòng. Cháu thấy không, tính chia thật kì diệu”. Phép tính chia của bà chỉ thế thôi nhưng khiến cho hàng xóm chúng tôi mọi người xích lại gần nhau hơn. Phép tính chia của bà, chia khổ đau bất hạnh, chia hạnh phúc, chia cả sự cảm thông với mọi người chung quanh đã cho tôi hiểu ý nghĩa của cuộc sống nghĩa tình. Có phải vì vậy mà mỗi lần được ở bên bà, tôi lại cảm thấy bình yên? Thì ra phép chia còn khiến con người ta trở nên cao đẹp! Bài học đó tôi luôn mang theo bên mình, coi như hành trang bước vào cuộc sống. Bà là một người tuyệt vời trong tôi.
em mới lớp 7 nên sợ sai