Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Có thói quen xấu và thói quen tốt. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen...
Đọc tiếp
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Có thói quen xấu và thói quen tốt. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường... Thói quen này thành tệ nạn... Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác... Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm. Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
b) Nhận xét về cách tác giả sử dụng các lí lẽ, bằng chứng:
c) Theo em, để loại bỏ thói quen xấu, chúng ta cần làm gì?
Câu 2: Cho đề bài:
Trình bày ý kiến của em về vấn đề bạo lực học đường:
a) Tìm ít nhất 2 bằng chứng (dẫn chứng) phục vụ cho đề bài trên:
b) Viết đoạn văn (6 đến 8 câu) nêu các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường: