PHẦN TỰ LUẬN
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
CON CÁO VÀ CHÙM NHO
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho.
Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông
lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức
bước bọt cứ trào ra hai bên mép.
– Ái chà chà, ngon quá đi mất!
Cáo ta nhìn trước ngó sau...
Đọc tiếp
PHẦN TỰ LUẬN
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
CON CÁO VÀ CHÙM NHO
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho.
Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông
lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức
bước bọt cứ trào ra hai bên mép.
– Ái chà chà, ngon quá đi mất!
Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều thế này, cũng muốn chén
ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có
vươn người đến đâu cũng không thể tới được.
– Nào! Cố lên nào. Cố lên!
Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao.
– Một, hai, ba. Nhảy nào…
Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn
nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình:
– Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được!
Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá
thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn
không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và kia, sau một tán
lá, Cáo ta phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo
tự đắc:
– Không có việc gì có thể làm khó ta được. Ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên.
– Hai, ba. Nhảy nào!
Nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
– Hừ, tức thật. Làm thế nào bây giờ?
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi
nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế,
chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được,
có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả.
Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
(Nguồn:https://truyendangian.com/con-cao-va-chum-nho/)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu một vài đặc điểm của thể loại ấy.
2
Câu 2: Biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản trên là gì?
Câu 3: Em rút ra bài học gì từ văn bản trên?
Câu 4: Khi không hái được chùm nho, Cáo tự bao biện: “Làm sao mà mình lại cứ phải
cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không
biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là
chả ra làm sao cả.”.
Em có đồng tình với thái độ của Cáo không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) để
trình bày suy nghĩ của mình.
a. miệng cống, miệng giếng, nước súc miệng, miệng bát; => Là từ nhiều nghĩa
b. lá cây, lá phổi, lá gan, lá lách => Là từ đồng âm
c. đường thủy, đường dây, đường may, đường điện; => Là từ nhiều nghĩa
d. hoa văn, hoa mai, hoa điểm mười, hoa tay. => Là từ đồng âm
a) Quan hệ: đồng âm khác nghĩa. Từ "miệng" trong các cụm từ này có cách phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau:
- "miệng" cống, "miệng" giếng: phần mở ra của một vật thể hình tr
- nước súc "miệng": bộ phận của cơ thể người
- "miệng" bát: phần mở ra của cái bát
b) Quan hệ: ẩn dụ. Từ "lá" được dùng để chỉ các phần mỏng, phẳng của cây và cơ quan của cơ thể người do hình dạng tương tự:
- "lá" cây: phần phẳng và mỏng của cây
- "lá" phổi, "lá" gan, "lá" lách: cơ quan nội tạng có hình dạng tương tự
c) Quan hệ: đồng âm khác nghĩa. Từ "đường" trong các cụm từ này có cách phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau:
- "đường" thủy: tuyến giao thông trên nước
- "đường" dây: dây dẫn điện hoặc tín hiệu
- "đường" may: nét chỉ trên vải
- "đường" điện: tuyến dẫn điện
d) Quan hệ: đồng âm khác nghĩa. Từ "hoa" trong các cụm từ này có cách phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau:
- "hoa" văn: họa tiết trang trí
- "hoa" mai: loài hoa trong tết
- "hoa" điểm mười: điểm cao trong học tập
- "hoa" tay: khả năng khéo léo trong thủ công hoặc nghệ thuật