K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a. Bác sĩ, kị sĩ, nghệ sĩ,...

b. Âm nhạc, hoà nhạc, hát nhạc,...

11 tháng 4 2022

cho mình hỏi cậu ấy đang viết gì vậy ?

19 tháng 3 2022

a.?

b.!

c. .

19 tháng 3 2022

câu 1 điền dấu "?"

câu 2 điền dấu "!"

câu 3 điền dấu "."

18 tháng 3 2022

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

8 tháng 5 2022

Cứ vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, quê em lại tổ chức ngày hội làng.

Để chuẩn bị cho ngày hội rộn ràng ấy, mọi người đã ríu rít chuẩn bị từ hai, ba hôm trước đó. Nào là các món bánh, kẹo ngon để soạn mâm lễ, và biếu tặng các cụ già, bô lão. Nào là váy áo, giày mũ sao cho thật xinh đẹp và tươm tất. Và tất nhiên là cả việc cử người đến lau chùi dọn dẹp mái đình làng, chuẩn bị cho ngày hội.

Ngày hôm đó, từ tờ mờ sáng, khắp làng đã vang lên những âm thanh xao động. Mọi người thức dậy sớm, sửa soạn tươm tấp, mang theo đồ lễ, hoa quả, bánh kẹo, kéo nhau đến đình làng. Ở đó, được trang trí những cờ, những hoa xinh đẹp, rực rỡ. Khắp sân, là những ô, những phần sân được chia ra để tổ chức các hoạt động.

Sau khi làm xong phần lễ ở trong đình, thì phần hội được bắt đầu. Các quầy hàng với đủ món ăn ngon, hấp dẫn, cùng các sạp hàng với nhiều món đồ xinh xắn đáng yêu thu hút đông người ghé qua. Ở phần sân tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ô ăn quan, múa xòe, ném gòn… thì tiếng cười nói vang lên không ngớt. Khắp nơi, ai cũng tươi vui và phấn khởi. Cảm giác như chẳng biết mệt mỏi là gì cả.

Mãi đến khi ông mặt trời khuất núi, mọi người mới bịn rịn mà ngừng lại để dọn dẹp và trở về nhà. Tuy lễ hội đã kết thúc nhưng dư âm thì vẫn còn mãi trong lòng những người tham gia.

8 tháng 5 2022

đây nhé

BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC lớp 3Đọc bài đọc hiểu và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Ngày Dế Mèn và Dế Trũi lên đường, cảnh vật thế nào? *   Trời nắng gắt, cây cỏ khô héo.   Nước đầm trong xanh, cỏ mướt rời rợi, trời đầy mây trắng, gió hiu hiu thổi.   Ngày đông lạnh buốt đầy sương mù.Câu 2. Vì sao Dế Mèn bàn với Dế...
Đọc tiếp
BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC lớp 3Đọc bài đọc hiểu và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Ngày Dế Mèn và Dế Trũi lên đường, cảnh vật thế nào? *   Trời nắng gắt, cây cỏ khô héo.   Nước đầm trong xanh, cỏ mướt rời rợi, trời đầy mây trắng, gió hiu hiu thổi.   Ngày đông lạnh buốt đầy sương mù.Câu 2. Vì sao Dế Mèn bàn với Dế Trũi cứ đi, không cần ngủ đỗ? *   Vì ở đường đi không có chỗ để ngủ.   Vì trăng sáng, thời tiết lại đẹp nên hai bạn quyết tâm đi luôn, không cần ngủ.   Vì ngủ trên đường rất nguy hiểm.Câu 3. Sáng hôm sau, đôi bạn đã quyết định làm gì để đi tiếp? *   Mỗi người tạo một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô để đi.   Cưỡi lên đám hoa súng để đi.   Ghép ba bốn cánh bèo sen lại làm một chiếc bè để đi chung.Câu 4. Từ "ẩn" trong câu: "Chúng tôi ẩn lại dưới tàu lá chuối..." có nghĩa là gì? *   Dế Mèn và Dế Trũi giấu mình dưới tàu lá chuối để tránh bị ướt.   Dễ Mèn và Dễ trũi biết chơi ảo thuật biến mất.   Dế Mèn đẩy Dế Trũi xuống dưới tàu lá chuối để tránh bị ướt.Câu 5. Theo em, vì sao hai bạn lại chọn lá bèo sen Nhật để đi đường thủy? *   Vì bèo sen Nhật mỏng tang lại rất cứng.   Vì bèo sen Nhật sống ẩn mình dưới nước, giúp hai bạn tránh được kẻ thù.   Vì bèo sen Nhật sống nổi trên mặt nước, có một bầu phao khô to, cưỡi lên thì nhẹ và êm.Câu 6. Câu chuyện của hai bạn Dế Mèn và Dế Trũi muốn nói với chúng ta điều gì? *   Lá bèo sen Nhật không có tác dụng gì cho đôi bạn.   Đi đường thủy thì nên đi nhiều người cho an toàn.   Hãy trải nghiệm những điều tốt đẹp xung quanh ta để rút ra được nhiều bài học hơn cho cuộc sống.Câu 7. Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong câu: “Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn.” là: *   trời đã tạnh hẳn   Sáng hôm sau   Sáng hôm sau, bừng mắt dậyCâu 8. Điền dấu câu thích hợp lần lượt vào ô trống. *Hình ảnh không có chú thích    Dấu chấm, dấu chấm than.   Dấu chấm hỏi, dấu chấm hỏi.   Dấu phẩy, dấu chấm.Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa ở trong câu: "Trũi bàn mỗi đứa nên đi một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô."? *   mỗi đứa   Trũi   Lá bèo sen Nhật khôCâu 10. Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa là: *   Hôm ấy nước đầm trong xanh.   Trời đầy mây trắng.   Ông trời nổi cơn mưa lớn.
0

   Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

     Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ.(1) Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây(2). Ga-rô-nê leo dễ như không(3)Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.(4)

18 tháng 3 2022

ở đây các bạn ko bấm chọn đc thì tô đậm nha

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Cây gạo     Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cây gạo

    Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

    Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

185
13 tháng 5 2021

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.


(Ko thấy phần in đậm)

14 tháng 5 2021

1. C

2. B

3. B

4. C

5. A

6. Mùa nào cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim

17 tháng 3 2022

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.

Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.

Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

8 tháng 5 2022

Thứ hai nào cũng vậy, em thường đến lớp sớm hơn mọi ngày vì đó là ngày chào cờ đầu tuần. Trời hôm nay đẹp quá! Những đám mây trắng xốp bay nhởn nhơ trên bầu trời xanh ngắt. Tại chỗ truy bài, chúng em đã có mặt đầy đủ. Các thầy giáo, cô giáo đi đôn đốc nhắc nhở chúng em, cố gắng truy bài cho nhau thật tốt. Trong phòng Ban Giám hiệu, cô Hiệu trưởng và cô Tổng Phụ trách Đội đang chuẩn bị cho lễ chào cờ. Tiếng trống báo hiệu tập trung vang lên. Từ phía các cửa lớp, từng hàng đôi vừa đi vừa dậm chân theo nhịp trống tiến bước về vị trí chào cờ. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn Liên Đội trưởng vang lên từ loa phóng thanh: “Nghiêm! Chào cờ… Chào! Từng bàn tay búp măng xinh xinh của các Đội viên giơ lên trước đỉnh trán mắt hướng về Quốc kì. Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên cao theo nhịp hát của bài Quốc ca. Bài hát nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc được độc lập tự do. Đứng trước các học sinh, các thầy cô cũng nghiêm trang hướng về lá cờ với một ánh mắt xúc động. Khi bài Quốc ca, Đội ca kết thúc, cô tổng phụ trách cất tiếng hô dõng dạc: “Vì Tổ quốc vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!” Âm vang ngân dài, bay xa không dứt, làm lay động cả không gian. Những chú chim chào mào, sáo sậu… hoảng hốt bay lên không trung rồi từ từ sà về đậu đâu đó trên các lùm cây tán lá. Bạn Liên Đội trưởng kính mời cô Hiệu trưởng lên nhận xét lễ chào cờ và phổ biến kế hoạch trong tuần. Cô khen chúng em nghiêm túc trong buổi lễ. Sau đó, cô nhận xét biểu dương những gương tốt, việc tốt trong tuần qua và phổ biến công việc tuần tới. Buổi lễ kết thúc trong bài hát, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Chúng em lần lượt vào lớp để bắt đầu tiết học đầu tiên của một tuần lễ mới. Hình ảnh lá cờ Tổ quốc như vẫn còn thấp thoáng đâu đây. Mái trường thân yêu với buổi lễ chào cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không phai mờ trong tâm trí chúng em.

17 tháng 3 2022

Bộ Tài Nguyên &Môi Trường xác định 3 nhóm giải pháp cần ưu tiên hàng đầu để ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Đó là: Nâng cao năng lực dự báo, giám sát khí hậu; giảm thiểu thiệt hại thiên tai và cắt giảm phát thải khí nhà kính.

17 tháng 3 2022

help meeeeeeeeeeeeeeeeee

16 tháng 3 2022

Kinh Dương Vương: 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán).Hùng Hiền vương: 2793 - 2525 TCN. HHùng Lân vương : 2524 - 2253 TCNHùng Việp vương: 2252 - 1913 TCNHùng Hi vương : 1912 - 1713 TCNHùng Huy vương : 1712 - 1632 TCNHùng Chiêu vương : 1631 - 1432 TCNHùng Vĩ vương : 1431 - 1332 TCNHùng Định vương : 1331 - 1252 TCNHùng Hi vương : 1251 - 1162 TCNHùng Trinh vương : 1161 - 1055 TCNHùng Vũ vương : 1054 - 969 TCNHùng Việt vương : 968 - 854 TCNHùng Anh vương: 853 - 755 TCNHùng Triêu vương : 754 - 661 TCNHùng Tạo vương : 660 - 569 TCNHùng Nghị vương : 568 - 409 TCNHùng Duệ vương : 408 - 258 TCN

_Hok tốt_

16 tháng 3 2022

1. Kinh Dương Vương(涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).

2. Hùng Hiền Vương(雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).

3. Hùng Lân Vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN.

4. Hùng Việp Vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN.

5. Hùng Hi Vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "Hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛).

6. Hùng Huy Vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN.

7. Hùng Chiêu Vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN.

8. Hùng Vĩ Vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN.

9. Hùng Định Vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN.

10. Hùng Hi Vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "Hi" 犧 là bộ "nhật" 日).

11. Hùng Trinh Vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN.

12. Hùng Vũ Vương (雄武王): 1054 - 969 TCN.

13. Hùng Việt Vương (雄越王): 968 - 854 TCN.

14. Hùng Anh Vương (雄英王): 853 - 755 TCN.

15. Hùng Triêu Vương (雄朝王): 754 - 661 TCN.

16. Hùng Tạo Vương (雄造王): 660 - 569 TCN.

17. Hùng Nghị Vương (雄毅王): 568 - 409 TCN.

18. Hùng Duệ Vương (雄睿王): 408 - 258 TCN.