K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2

Ta có: nKMnO4 = 1,055.10-3 (mol)

BT e, có: 6nH2C2O4 = 5nKMnO4

⇒ nH2C2O4 = 8,792.10-4 (mol) = nCaC2O4 = nCa2+

\(\Rightarrow\%m_{Ca}=\dfrac{8,792.10^{-4}.40}{2}.100\%\approx1,7583\%\)

 

17 tháng 2

Ta có: nKMnO4 = 4,97.10-4 (mol)

BT e, có: nFeSO4 = 5nKMnO4

⇒ nFeSO4 = 9,94.10-5 (mol) = nFe

\(\Rightarrow\%Fe=\dfrac{9,94.10^{-5}.56}{0,14}.100\%\approx3,976\%\)

 

8 tháng 2

Ta có lợi nhuận được tính theo CT: \(y=-86x^2+86000x-1814600\) 

Để biết được doanh nghiệp lỗ khi bán tối đa hay tối thiểu bao nhiêu sản phẩm thì ta cần xét dấu tam thức bậc 2: 

\(\Delta=b^2-4ac=86000^2-4\cdot-86\cdot-18146000=1153776000>0\) 

Tam thức đã cho có 2 nghiệm: 

\(x_1=\dfrac{-b+\sqrt{\Delta}}{2a}=\dfrac{-86000+\sqrt{115377600}}{2\cdot-86}=500-10\sqrt{390}\) 

\(x_2=\dfrac{-b-\sqrt{\Delta}}{2a}=\dfrac{-86000-\sqrt{1153776000}}{2\cdot-86}=500+10\sqrt{390}\) 

Khi đó: 

\(y< 0\) với mọi x thuộc khoảng \(\left(-\infty;500-10\sqrt{390}\right)\) và \(\left(500+10\sqrt{390};+\infty\right)\) 

\(y>0\) với mọi x thuộc khoảng \(\left(500-10\sqrt{390};500+10\sqrt{390}\right)\) 

Vậy doanh nghiệp sẽ bị lỗ khi bán ít hơn 302 sản phẩm hoặc nhiều hơn 698 sản phẩm 

(2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong văn bản sau:             [...] Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa...
Đọc tiếp

(2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong văn bản sau:

            [...] Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!

            Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảng ánh trăng...

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, in trong Nguyễn Minh Châu – Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2009, tr.88)

* Tác giả

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào bộ đội năm 1950 và bắt đầu viết văn từ năm 1954. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu – đặc biệt là các truyện ngắn – đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật.

* Tác phẩm

Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” được viết năm 1970 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa người lính lái xe thời chống Mỹ tên Lãm và cô thanh niên xung phong tên Nguyệt. Chị gái muốn giới thiệu cho Lãm một cô người yêu. Khi đang trên đường đi thăm chị gái ở đơn vị thanh niên xung phong, Lãm đã tình cờ gặp cô gái cùng tên với người yêu chị đã giới thiệu - Nguyệt, cô xin anh cho đi nhờ xe. Trên chuyến xe ấy, hai người đã nhanh chóng trở nên thân thiết qua những cuộc trò chuyện. Cả hai đã cùng nhau trải qua những giờ phút nguy nan nhất khi phải lái xe băng qua bom đạn và Nguyệt đã giúp Lãm khỏi phải bị thương trong lúc hỗn độn đó, làm trào dâng sự yêu mến và cảm phục khó tả dành cho cô gái dũng cảm. Kết thúc câu chuyện, khi đến thăm đơn vị của chị gái, Lãm biết được Nguyệt lại chính là cô bạn gái mà chị Lãm giới thiệu cho anh lúc trước. Khi biết được điều này, Lãm vô cùng vui sướng và viết ngay lá thư đầu tiên gửi cho Nguyệt. Đoạn trích trên là khi Nguyệt đi nhờ xe của Lãm, cô và anh đã làm quen sau vài ba câu chào hỏi, nhưng cả hai vẫn chưa biết đối phương là người đã được chị Lãm mai mối.

0
(1.0 điểm) Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong dòng thơ: Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn. Bài đọc: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9 Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành, Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành. Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, Lòng người quanh nữa nước non quanh. Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn, Nếu có sâu thì bỏ canh. Ở thế an nhàn chăng có sự, Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong dòng thơ: Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn.

Bài đọc:

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9

Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành,

Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.

Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,

Lòng người quanh nữa nước non quanh.

Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,

Nếu có sâu thì bỏ canh.

Ở thế an nhàn chăng có sự,

Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua tranh.

(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

1. Trần trần: tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy.

2. Mựa: chớ đừng – mựa cậy: đừng ỷ vào, đừng cậy vào.

3. Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường.

0
13 tháng 3

Hcligxoutx