“Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân1, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến...
Đọc tiếp
“Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân1, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.
Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh2, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về.
Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay.”
(Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan, Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, trang 61,62- NXB Giáo dục - 1989)
Câu 1 (2.0 điểm).
a. Kể tên những nhân vật có trong đoạn trích?
b. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về đặc điểm của các nhân vật?
Câu 2 (2.0 điểm).
a. Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên?
b. Xác định ngôi kể của đoạn trích?
Câu 3 (2.0 điểm).
a. Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của trạng ngữ vừa tìm được:
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó.
b. Đặt một câu với một trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu 4 (1.0 điểm). Câu: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về” là lời của ai? Mục đích của câu nói này là gì?
Câu 5 (3.0 điểm). Hãy kể lại một đoạn mà em cho là hấp dẫn nhất trong một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc. (Lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp
^ HT ^
1. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu.
Hơn 5 năm năm cắp sách tới trường là hơn 5 năm em gắn bó với ngôi trường tiểu học, trung học Đinh Bộ Lĩnh. Không biết tự bao giờ và một cách rất tự nhiên, ngôi trường đã trở thành người bạn thân thiết, là một phần kí ức tươi đẹp và in mãi trong sâu thẳm mỗi trái tim, của mỗi học sinh dưới mái trường.
2. Thân bài
a) Khái quát cảm nghĩ về ngôi trường
Nằm ở vùng quê thanh bình, yên ả, ngôi trường của em ở cạnh một cánh đồng lớn với những cơn gió đồng quê mát rượi và phía trước là con sông Đào mang phù sa màu mờ và nước chảy hiền hòa quanh năm.
Không to và đồ sộ như những ngôi trường khác, trường Đinh Bộ Lĩnh hai tầng, được xây dựng cách đây 5 năm nên khá khang trang và sạch đẹp, sân vận động rộng và khuôn viên rất thoáng đãng.
Từ ngày đầu tiên cắp sách tới trường cho đến nay, ngôi trường đã trở thành một phần của tuổi thanh xuân. Từng ánh nắng vàng chảy trên cành cây kẽ lá, từng hành lang lớp học, từng bảng đen phấn trắng... đã trở nên gắn bó tự bao giờ. Và rồi, nếu không được gặp gỡ và gắn bó với chúng, lại thấy thiếu thiếu một điều gì đó đã trở nên quen thuộc.
b) Cảm nghĩ về các bạn
Nhân duyên đã đưa em tới ngôi trường này, cho em được gắn bó với những người bạn tốt bụng.
Trong giờ học thì chúng em say sưa học tập, trao đổi còn giờ ra chơi lại nô đùa rất vui vẻ.
Ngôi trường yêu dấu này còn mang đến cho em những người bạn, sẵn sàng lắng nghe những tâm sự sẻ chia, sẵn lòng dang cánh tay để khích lệ, động viên khi em gặp khó khăn.
Và chính những người bạn ấy, đã và đang làm nên thời áo trắng học trò đáng nhớ cho mỗi người từ những kỉ niệm, những hành động dù là nhỏ bé nhất.
c) Cảm nghĩ về thầy cô dưới mái trường
Được học tập dưới mái trường với bề dày thành tích là một niềm vui, được gắn bó với các thầy cô nơi đây còn là niềm hạnh phúc.
Những ngày đầu còm rụt rè, e sợ như cánh chim non muôn bay cao bay xa nhưng còn ngập ngừng. Khi ấy, bàn tay cô nhẹ nhàng nắm lấy tay em, truyền cho em nghị lực và ý chí, ánh mắt ánh lên niềm tin rằng em sẽ làm được. Kể từ giây phút đó, em đã hết mình.
Thầy cô không chỉ đem đến cho chúng em biển trời kiến thức theo một cách rất riêng mà còn là người cha, người mẹ ân cần chăm sóc cho những đứa trò nhỏ, dạy dỗ chúng em những điều nhỏ bé nhất.
Và thầy cô, người không chỉ đem đến cho chúng em niềm vui, bài học mà còn giúp chúng em trưởng thành. Công ơn trời bể ấy, nếu đáp đền sẽ chẳng bao giờ hết, chúng em cần phải nỗ lực hết mình để thầy cô vui lòng, để đem đến những chùm trái ngọt cho những người gieo nắng âm thầm và lặng lẽ.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của bản thân
Ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của em, có mẹ, có cha, có anh em bạn bè... Và chắc chắn khi phải xa nơi đây, em sẽ yêu và nhớ rất nhiều, nhớ tuổi vụng dại và thời thanh xuân của em, ở nơi đây.
-HT-