Chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ'' Về thăm mẹ''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiết tết là một dịp đặc biệt trong năm, là thời điểm mà gia đình tôi thường tụ họp để cùng mừng xuân về. Tôi luôn háo hức chờ đón những ngày tết đặc biệt này để được sum họp và tận hưởng không khí ấm áp của ngày lễ. Trong bài văn này, tôi muốn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của mình vào dịp tết, một kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của tôi.
Năm đó, tôi chỉ mới 10 tuổi. Gia đình tôi đã lên kế hoạch cho một chuyến du lịch tới quê hương của ông bà nội tại một làng quê cách thành phố khoảng 200 km. Đó là một chuyến đi dài và mệt mỏi, nhưng tôi đã rất háo hức bởi tôi chưa bao giờ trải qua cuộc hành trình đó trước đây. Ngày cuối cùng của năm, gia đình tôi đã chuẩn bị sẵn hành lý, thức ăn và các đồ cúng tại đền thờ gia đình để làm lễ cúng tại làng quê.
Trong buổi sáng sớm của ngày mùng một tết, chúng tôi đã bắt đầu hành trình. Dưới ánh nắng rạng ngời, những con đường quê xanh mướt đã đưa chúng tôi vào một thế giới hoàn toàn khác biệt. Tôi nhớ như in trong tâm trí mình những bức tranh cảnh sắc tuyệt đẹp với những cánh đồng lúa xanh mướt, cây cỏ và hoa tươi rực rỡ, cùng với những con sông nhỏ nước trong xanh chảy rì rào bên đường. Không khí trong lành và thanh bình của quê hương đã làm cho tôi cảm thấy như đang đắm chìm trong một thiên đàng trên đất liền.
Sau một hành trình kéo dài mấy giờ, chúng tôi cuối cùng đã đến làng quê của ông bà nội. Những gian nhà gỗ truyền thống, mái ngói đỏ và những ngôi đình thờ cổ kính đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về nét đẹp truyền thống Việt Nam. Tôi đã cảm nhận được sự yên bình và gắn kết với quê hương ở mọi góc độ của làng quê này.
Trong suốt thời gian ở làng quê, tôi đã có cơ hội được tham gia vào các hoạt động truyền thống của ngày tết. Tôi và các em nhỏ khác thường xuyên được mặc áo dài truyền thống và đi chúc tết các ông bà, cô chú và những người lớn tuổi khác trong gia đình. Chúng tôi nhận được lời chúc tốt lành và những lì xì từ người lớn, điều này đã làm cho tôi cảm thấy thật vui và quý trọng.
Trong buổi tối của mùng hai tết, tôi được gia đình dẫn đi dự lễ cúng tại đền thờ gia đình. Đây là một nghi lễ trọng thể để tôn vinh ông bà và tổ tiên của chúng tôi. Tôi nhớ rằng đền thờ được trang hoàng rất đẹp, với nhiều cây hoa và cây nến. Chúng tôi cùng nhau cúng lễ, đọc kinh và nghe lời dạy của ông bà về tình yêu thương và sự kính trọng đối với tổ tiên. Đó là một trải nghiệm đầy sâu sắc và ý nghĩa.
Cuộc sống ở làng quê không giống như cuộc sống ở thành phố. Tôi đã có cơ hội tham gia vào những công việc nông nghiệp truyền thống, như cấy lúa, chăm sóc gia súc và làm đất. Tôi học được nhiều điều về công việc nông nghiệp và cách tôn trọng đất đai, điều này đã làm cho tôi hiểu thêm về cuộc sống ở quê hương và sự khó khăn mà người dân nông thôn phải đối mặt hàng ngày.
Trong những ngày tết ở làng quê, tôi còn được tham gia vào các trò chơi dân gian như đá cầu, bắn ném, và nhảy dây. Cả làng quê tham gia vào những trò chơi này, tạo nên một không gian vui tươi và rộn ràng. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được cùng các bạn trẻ khám phá và tận hưởng những niềm vui đơn giản nhưng đáng trân trọng này.
Tấm mồ côi mẹ. Sau khi cha mất phải sống cùng dì ghẻ và con gái bà ta tên là Cám. Mỗi ngày, Tấm làm việc vất vả, cực nhọc từ sáng đến khuya, còn Cám thì được chiều chuộng chỉ việc vui chơi cả ngày. Một hôm nọ, dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào cho người bắt được giỏ tôm tép đầy hơn. Cám thấy Tấm bắt được nhiều hơn nên đã lừa Tấm gội đầu để cướp giỏ tép của chị. Khi gội đầu lên, thấy giỏ tép trống không Tấm ngồi khóc nức nở. Bụt hiện lên, chỉ cho chú cá bống nhỏ sót lại. Cô liền đem cá về nuôi trong giếng. Biết được Tấm nuôi cá bống, mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, ở nhà bắt cá bống ăn thịt. Về nhà không thấy Bống, Tấm bật khóc nức nở. Bụt lại hiện lên, chỉ cho các nhờ gà tìm xương cá bống, rồi chôn xương trong bốn chiếc hũ đặt ở chân giường. Trùng hợp khi ấy nhà vua mở hội tuyển vợ, Tấm muốn đi xem hội nhưng bị dì ghẻ bắt ở nhà phân loại hạt nếu không làm xong sẽ không được đi. Tấm bật khóc và Bụt lại hiện lên nhờ chim sẻ lựa đỗ giúp, rồi chỉ cho váy áo đẹp trong bốn chiếc hũ ở chân giường. Trên đường đi Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được chiếc hài thì rất ưng ý, ra lệnh ai thử vừa nó sẽ là vợ vua. Nhờ vậy, Tấm trở thành hoàng hậu. Giỗ cha, Tấm về nhà, tự mình trèo lên cây cau hái trái thờ cha, bị dì ghẻ ở dưới chặt cây hại chết. Cám thay chị vào làm hoàng hậu. Sau đó Tấm trở về dưới hình dạng của chim vàng anh, cây xoan, khung cửi... nhưng đều bị mẹ con Cám hại. Lần cuối cùng, Tấm hóa thân vào quả thị, trở về lốt người, làm con gái bà bán hàng nước. Vua đi ngang qua hàng nước, thấy miếng trầu têm cánh phượng, nhận ra vợ của mình đưa nàng trở về cung. Tấm về làm hoàng hậu sống cuộc sống hạnh phúc, mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.
Nội dung của bài "Thánh Gióng" là lời ca ngợi anh hùng làng Gióng có công diệt giặc Ân bảo vệ đất nước và nhân dân. Qua đó ta thấy được ước mơ hòa bình, cuộc sống ấm êm và quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước trong buổi đầu của lịch sử chống giặc ngoại xâm.
Câu chuyện “Thánh Gióng” kể về người anh hùng làng Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Từ láy có vần "eo": eo xèo, cheo leo, béo bở
Từ láy có vần "êu": lêu nghêu, lếu tếu
Từ láy có vần "iêu": chiều chuộng, liêu xiêu, tiêu điều
+ Các từ có nghĩa khái quát là:
ăn chơi, ăn mặc, ăn nói, ăn diện, ăn học, ăn ở, ăn nằm.
+ Các từ có nghĩa cụ thể là:
ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn mày, ăn quỵt, ăn mòn.
+ Các từ có nghĩa khái quát là: ăn chơi, ăn mặc, ăn học, ăn ở, ăn nằm, ăn nói, ăn diện.
+ Các từ có nghĩa cụ thể là: ăn bớt, ăn khách, ăn ngon, ăn rơ, ăn khớp, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn mày, ăn quỵt, ăn mòn.
Trong cuộc sống tình bạn rất quan trọng đối với bản thân mỗi người.Vậy tình bạn là gì? Tình bạn là mối quan hệ gắn bó giữa con người dựa trên những sự tương đồng về tính cách, sở thích, lý tưởng. Đây là mới quan hệ chân thành dựa trên sự tôn trọng chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau.Tình bạn có vai trò rất quan trọng. Nó giúp chúng ta có thêm động lực vượt qua những khó khăn thử thách. Bạn bè là người cùng ta chia sẻ buồn vui cùng ta trải qua những khung bậc cảm xúc trong cuộc sống và là người luôn kề vai sát cánh bên ta. Tình bạn còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc của mỗi người. Tình bạn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống của con người. Nó giúp chúng ta có thêm động lực và cảm giác an toàn trong cuộc sống. Hãy luôn trân trọng và xây dựng tình bạn dựa trên sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể có được một mối quan hệ tình bạn đẹp và bền vững
- Từ đơn: xe, dốc, cao, trắng, nhỏ, đi, thác, mây, trời, rừng, cây, rực, lên, xuyên.
- Từ ghép: chúng tôi, con đường, đám mây, cửa kính, ô tô, huyền ảo, bông hoa.
- Từ láy: chênh vênh, bồng bềnh, âm âm
thạch sanh trải qua 4 thử thách
+giết trằn tinh
+bắn đại bàng bị thương và cứu công chúa
+giết đại bàng và cứu được con trai vua thủy tề
+thạch sanh bắt được hồ tinh
Thể thơ của bài thơ "Về thăm mẹ" là lục bát. Yếu tố đặc trưng của thể thơ là:
+ Số dòng: Một câu gồm một cặp: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
+ Số câu: Một bài thơ lục bát có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
+ Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp.
+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.
+ Cách ngắt nhịp tùy thuộc vào nhịp bài thơ. Cách ngắt nhịp thường thấy: câu lục thường là nhịp 2 / 4; nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.
+ Thanh điệu có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ.
Bài thơ " Về thăm mẹ" được làm theo thể thơ lục bát.
Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.
Tác dụng
- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.
- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.