K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Làoc.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.

Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.

a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào

c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:

Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!

e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…

g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng. Ôi chao, một con gà.

h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.

i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. Có mưa

l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà

n. Buổi hầu sáng hôm ấy. ***** Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường

p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập

q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.

r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi.

Gió.

Mưa.

Não nùng.

Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.

b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.

c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi

d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên

g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa

h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại

i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!

k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.

Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:

-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không

-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không

-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?

- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.

Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?

Câu 5: Cho 2 đoạn văn bản sau:

a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cá nhân sẽ càng giảm sút

b. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa: chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.

-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?

- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?

Câu 6: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:

a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách.

b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt Nam

Câu 7: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn nghị luận sau:

Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình riêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người Cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Câu 8: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong học sinh hiện nay (trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn)

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
Câu 1: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những ví dụ sau:a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười .b.Đi thôi con!c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.d. Uống nước nhớ nguồne. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào là khác nữa.g. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không...
Đọc tiếp

Câu 1: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những ví dụ sau:

a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười .

b.Đi thôi con!

c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.

d. Uống nước nhớ nguồn

e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào là khác nữa.

g. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

h. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng

i. Những ai ngồi đấy?

- Ông Lí cựu với ông Chánh hội

k. Buồn trông con nhện chăng tơ

l. Buồn trông cửa bể chiều hôm.

Câu 2: Tìm câu rút gọn và cho biết chúng có tác dụng gì?

a.Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận bây giờ khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. (Tô Hoài)

b.Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp dần trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang trái. Cứ thế. Cứ thế mãi. (Nguyễn Huy Thiệp)

c. Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

d. Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:

….Vậy là tất cả đến ba đồng rưỡi, cụ cho một đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại!

Ông Nghị đập tay xuống sập:

  • Đem ngày ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời Tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày…Hừ! Vừa mới ngoen ngoẻn nói rằng “bán không ai mua”, người ta làm phúc mua cho, lại còn lằng nhằng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay!

e.-Thằng Thành con Thủy đâu?

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

-Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo;

-Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

-Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng

g. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

Câu 3: Hãy nhận xét về cách dùng câu rút gọn dưới đây. Theo em có nên dùng câu rút gọn trong những tình huống đó không? Vì sao?a. Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi đường nào?

-Đi thẳng, đến ngã tư rẽ trái

b. Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé?

- Con đi mấy ngày?

- Một ngày

Câu 4: Tìm các luận cứ phù hợp để triển khai luận điểm: Cận thị là mối lo ngại lớn của các bậc phụ huynh và các em học sinh.

-Viết thành đoạn văn với luận điểm trên.

***Nhanh nhes mk đang cần gấp!!!

 

0
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta .Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.a) Chỉ ra phép liên kết chủ yếu trong đoạn văn b)...
Đọc tiếp

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta .Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.

a) Chỉ ra phép liên kết chủ yếu trong đoạn văn 

b) Tác giả đã sử dụng biện phát nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu ''Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước'' với hai động từ lướt qua ... và nhấn chìm ...,

tác giả đã khảng định điều gì trong lòng yêu nước ? sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử oanh liệt của dân tộc 

c) Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: ''Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.

help me 

0
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)

Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0