K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2024

Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được đặt tên là "Hội khỏe Phù Đổng" nhằm tôn vinh truyền thống yêu nước, sức mạnh và ý chí kiên cường của dân tộc, thông qua biểu tượng nhân vật Thánh Gióng – một anh hùng trong truyền thuyết Việt Nam.

Theo truyền thuyết, Thánh Gióng (hay Phù Đổng Thiên Vương) là một cậu bé làng Phù Đổng, khi đất nước bị giặc ngoại xâm, đã lớn lên một cách kỳ diệu, vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, vung roi đánh đuổi giặc, bảo vệ non sông. Hình ảnh Thánh Gióng tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng, ý chí quyết tâm và tinh thần yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam.

Việc đặt tên "Hội khỏe Phù Đổng" mang ý nghĩa khuyến khích tinh thần rèn luyện sức khỏe, ý chí kiên cường và bản lĩnh của học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam khỏe mạnh, năng động và đầy nhiệt huyết. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự nối tiếp truyền thống dân tộc trong thời kỳ hiện đại, nơi thế hệ trẻ có trách nhiệm giữ gìn và phát triển đất nước, giống như hình tượng Thánh Gióng vươn lên bảo vệ quê hương.

7 tháng 9 2024

cái câu trl của mik bn muốn nghe ko

7 tháng 9 2024

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của Hồ Gươm.

 

7 tháng 9 2024

TK ạ

Tại các ngôi trường, buổi lễ chào cờ không chỉ là một sự kiện thông thường mà còn đại diện cho sự trang trọng và thiêng liêng. Nghi thức này không chỉ diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai mỗi tuần mà còn được tổ chức trong các sự kiện lớn như buổi khai giảng, bế giảng, và lễ mít tinh, tăng thêm ý nghĩa cho nó.

Sân trường trở thành nơi diễn ra buổi lễ chào cờ, tạo ra không khí nghiêm túc và trang trọng. Trước khi buổi lễ bắt đầu, học sinh thường xuống sân trường để sắp xếp bàn ghế và cán bộ lớp có trách nhiệm chuẩn bị cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống vang lên, học sinh tất bật xuống sân trường và xếp hàng ngay ngắn, với đội nghi lễ, gồm đội cờ và đội trống, chuẩn bị sẵn sàng.

Liên đội trưởng, là người đứng đầu đội chào cờ, có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ quá trình. Sau lời kêu gọi mời thầy cô và học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ, buổi lễ bắt đầu trong tư thế nghiêm túc và giữ trật tự. Lời hô "Chào cờ! Chào!" được thực hiện theo nghi thức quy định, với đội nghi thức đánh trống nhấn mạnh từng bước chào cờ.

Phần hát "Quốc ca" và "Đội ca" là một phần quan trọng của buổi lễ, được thực hiện theo lời kêu gọi của liên đội trưởng. Quốc ca được hát trước rồi mới đến Đội ca, với yêu cầu học sinh hát to và rõ ràng. Sau khi câu hát cuối cùng vang lên, liên đội trưởng kêu gọi khẩu hiệu "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng", được học sinh toàn trường đồng loạt hô theo: "Sẵn sàng". Nghi thức chào cờ khép lại, đánh dấu sự kết thúc của một buổi lễ trọng đại, thiêng liêng và đầy ý nghĩa. Trong bối cảnh này, sự tham gia của học sinh không chỉ là một việc thường ngày mà còn là cơ hội để họ tỏ ra ý thức và lòng tự hào đối với nghi lễ quan trọng này.

7 tháng 9 2024

Đoạn trích "Người cha" của Nguyễn Quang Thiều là một tác phẩm giàu tính biểu cảm, với nhiều nét đặc sắc nghệ thuật sâu sắc, mang lại cho người đọc những cảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cha con. Bằng lối viết giàu hình ảnh, ngôn từ chân thực, tác giả đã khắc họa một cách sâu sắc và cảm động hình ảnh người cha – một biểu tượng của sự hi sinh, của tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

Trước hết, chủ đề chính của đoạn trích "Người cha" là ca ngợi tình cha thiêng liêng, ấm áp. Người cha trong tác phẩm hiện lên không chỉ là một nhân vật cụ thể mà còn là đại diện cho bao người cha trên đời, luôn âm thầm lặng lẽ hy sinh cho hạnh phúc và sự trưởng thành của con cái. Người cha không phô trương, không biểu lộ quá nhiều cảm xúc nhưng tình yêu thương của ông thấm đẫm trong từng cử chỉ, từng hành động. Đoạn văn đã gợi cho người đọc những suy nghĩ về vai trò to lớn của người cha trong gia đình, về những gì người cha đã làm, dù thầm lặng nhưng lại vô cùng cao cả.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những nét đặc sắc nhất của đoạn trích này. Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa người cha qua lăng kính của người con – một cách nhìn đầy cảm xúc, tự hào nhưng cũng đượm buồn khi nhận ra những hi sinh lặng thầm của cha. Hình ảnh người cha không hiện lên như một người hùng vĩ đại, mà là một người cha bình thường, giản dị, với những nỗi niềm sâu kín. Qua từng hành động nhỏ bé như làm lụng, chăm lo cho con cái, người cha đã hiện lên một cách chân thực, gần gũi, khiến người đọc dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu.

Ngôn ngữ của Nguyễn Quang Thiều trong đoạn trích "Người cha" là một yếu tố nghệ thuật quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Ngôn ngữ trong tác phẩm không quá hoa mỹ, cầu kỳ mà mang đậm tính hiện thực và giàu cảm xúc. Từng câu chữ được sắp xếp một cách tinh tế, truyền tải những nỗi niềm, những suy tư về tình cha con một cách tự nhiên mà sâu sắc. Cách sử dụng ngôn từ mang tính biểu cảm cao, làm cho người đọc cảm nhận được không chỉ những hình ảnh mà còn cả những rung động tinh tế của nhân vật. Đồng thời, tác giả còn khéo léo kết hợp giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ biểu cảm, giúp khắc họa rõ hơn tâm trạng của người con khi nhìn về người cha, về những năm tháng trưởng thành trong vòng tay yêu thương của cha.

Hình ảnh trong đoạn trích cũng là một điểm sáng về nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều. Tác giả không chỉ miêu tả người cha qua lời kể mà còn qua những hình ảnh giàu tính biểu tượng. Hình ảnh người cha có thể xuất hiện trong những khoảnh khắc bình dị nhất, nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó có thể là đôi tay chai sạn vì làm việc vất vả, là ánh mắt lo lắng dõi theo con, là những bước chân lặng lẽ của cha trong đêm. Tất cả những chi tiết ấy đều tạo nên một hình tượng người cha chân thực, sống động nhưng không kém phần thiêng liêng.

Nhìn chung, "Người cha" của Nguyễn Quang Thiều không chỉ là một tác phẩm nói về tình cảm gia đình mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, gợi lên những suy nghĩ sâu sắc về tình cha con. Bằng cách xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ biểu cảm và lối viết giàu tình cảm, tác giả đã khắc họa thành công một hình tượng người cha vừa giản dị, vừa cao quý. Qua đó, đoạn trích nhắc nhở mỗi người chúng ta biết trân trọng hơn những gì mà cha mẹ đã hy sinh, biết yêu thương và đền đáp những tình cảm cao cả ấy.

7 tháng 9 2024

tham khảo nhé!

Trong bất kì thời điểm nào, đồng cảm và sẻ chia luôn là hai điều cần thiết giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống khắc nghiệt. Đồng cảm là biết rung động trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh để hiểu và cảm thông với họ. Còn sẻ chia là cùng người khác san sẻ vui buồn, những khó khăn gian khổ, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Có nhiều cách để ta thể hiện sự đồng cảm, như bằng vật chất qua quyên góp, ủng hộ những người nghèo khổ, hay bằng tinh thần như mở lòng để thấu hiểu, động viên với những người gặp khó khăn. Trong mùa dịch covid này, ta đã được chứng kiến rất nhiều những tấm lòng cao cả của sự sẻ chia, như câu chuyện về cây ATM gạo cung cấp gạo miễn phí cho người nghèo, hay những cá nhân, tổ chức đã quyên góp tiền của, thiết bị y tế.. cho tuyến đầu chống dịch. Và tất cả sự đồng cảm sẻ chia đó đều mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó tiếp thêm sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn, có thêm niềm tin vào cuộc sống, thể hiện tình người và lòng nhân ái cao cả, qua đó phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách bao đời nay của ông cha ta. Nhờ vậy sẽ xây dựng được một xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp, tràn đầy tình yêu thương, tiếp thêm niềm tin để những mảnh đời yếu thế không bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận người mắc bệnh vô cảm, có lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, cần phải được lên án, phê phán mạnh mẽ. Là một học sinh, ta cần nhận thức rõ vai trò của đồng cảm và sẻ chia ngay từ bây giờ, từ đó học cách chia sẻ với những người xung quanh, có những hành động thiết thực như quyên góp sách vở, quần áo cũ cho trẻ em vùng cao, giúp những người đang trong hoàn cảnh khó khăn ta gặp hàng ngày, mở lòng và lắng nghe nhiều hơn với những người xung quanh..

7 tháng 9 2024

Bạn cho mình xin bài đọc nhaaa !

7 tháng 9 2024

bài cánh chim chìa vôi 

Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó thì thào:

- Anh Mên ơi, anh Mên!

- Gì đấy? Mày không ngủ à? - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.

- Anh bảo mưa có to không?

- Lị chẳng to. Thế mày không nghe thấy gì à?

- Nhưng anh bảo nước sông lên có to không?

- Bây giờ phải ngập đến cánh bãi dưới rồi.

- Thế anh bảo...

- Bảo cái gì mà bảo lắm thế - Mên gắt em nó.

- Em bảo - Mon ngập ngừng - Thế cái bãi cát giữa sông đã ngập chưa?

- Ừ nhỉ - Giọng thằng Mên chợt thảng thốt - Có lẽ sắp ngập mất bãi cát rồi.

- Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất.

- Tao cũng sợ.

- Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?

- Chim thì bơi làm sao được. Mày làm chim chìa vôi cứ như vịt ấy.

Hai đứa bé nằm trong chiếc chăn dạ đã rách nhiều chỗ thì thầm nói chuyện. Bên ngoài mưa vẫn to. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao xiên xiết chảy.

- Chiều hôm qua em theo bố đi kéo chũm ở bờ sông.

- Thế thì sao?

- Bố bảo chỉ ở sông làng mình chim chìa vôi mới làm tổ như thế. Sao nó lại không làm tổ ở trên bờ hả anh?

- Tao không biết.

Mưa càng to và gió càng mạnh. Cánh cửa liếp bị gió thổi đập cành cạch. Có tiếng người đi qua đầu ngõ nhà hai đứa bé gọi nhau. Một ai đó nói: "Mẹ kiếp. Năm nay nước sông to phải biết."

- Ai đi đâu đấy hả anh? Mon hỏi.

- Người trong làng đi kéo chũm sông về.

- Nhỡ nước ngập bãi cát thì sao, hả anh?

- Mày đừng hỏi nữa, ngủ đi.

Mên gắt và xoay lưng về phía em nó. Hai đứa bé nằm im, nhưng không ngủ.

Có lẽ bố chúng nó nói đúng. Chỉ ở khúc sông làng chúng, những con chim chìa vôi mới làm tổ như thế. Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một dải cát. Sau một thời gian, những đám rong sông tốt bời bời héo dần làm thành một lớp đệm êm trên cát. Vào lúc đó, những con chim chìa vôi mảnh khảnh và ít lời từ hai bờ sông bay ra bãi cát. Chúng tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng. Khi những con chim chìa vôi non đã đủ lông cánh cũng là lúc có những đám mây lạ từ dãy núi đá vôi Hòa Bình bay về báo hiệu mùa mưa. Những tiếng sấm sau mỗi đêm lại chuyển dần từ một chân trời xa về bên kia sông. Và bất chợt một đêm nào gần sáng, sấm nổ vang trên nóc nhà và mưa ném xuống. Con sông Ðáy cựa mình lớn lên. Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm đến phần cuối cùng thì những con chim chìa vôi non lần đầu tiên trong đời đập cánh bay lên. Những con chim bé bỏng bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay vào bờ. Và đến mùa khô sang năm chúng lại ra dải cát nổi bắt đầu mùa sinh nở của chúng.

Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông. Chỉ có lũ trẻ con mới biết con đường đi an toàn nhất chạy ngoằn ngoèo dưới đáy sông. Chúng tránh được những hố sâu do người làng lấy cát tạo ra. Hai anh em thằng Mên tìm đến cái ổ chim chìa vôi. Thấy động, những con chim chìa vôi non kêu líu ríu. Hai đứa bé ý tứ quỳ xuống bên cạnh.

- Anh bảo bao giờ thì chúng nó bay được? - Thằng Mon hỏi.

- Mấy ngày nữa.

- Thế mẹ chúng đi kiếm ăn à?

- Ừ.

- Chim chìa vôi có ăn được hến không?

- Tao không biết, nhưng bố mẹ nó vẫn lội kiếm ăn ở ven sông.

- Mình bắt hến bỏ vào tổ cho chúng ăn anh nhé?

- Ừ thì đi.

Hai đứa bé đi ra mép nước. Chúng tìm những cái lỗ hang nhỏ. Trong những cái hang nhỏ ấy luôn luôn có một con hến hoặc một con trùng trục. Chỉ một loáng hai đứa đã bắt được một nắm hến. Chúng xếp những con hến dính đầy đất cát bên tổ chim. Trước khi rời dải cát, Mên nói với em nó:

- Mày không được nói cho đứa nào biết cái tổ chim này nhé. Mày mà nói tao không cho mày ra đây nữa.

- Thế bao giờ mình lại ra thăm chúng nó?

- Ba ngày nữa. Này, nếu bố hỏi đi đâu thì bảo là xuống bãi ổi nhé.

Nhưng hai đứa trẻ không thực hiện được dự định của chúng. Mùa mưa năm nay như về sớm hơn. Mấy ngày mưa liên miên, nước sông lên rất nhanh.

- Anh ơi! - Thằng Mon lại thì thầm gọi.

- Gì?

- Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa?

- Chưa.

- Tổ chim sẽ bị chìm mất.

Thằng Mên nằm im lặng không trả lời em nó.

Lâu sau nó hỏi:

- Thế làm thế nào bây giờ?

- Hay mình... mang chúng nó vào bờ.

- Bây giờ nước to lắm, làm sao mà lội ra đấy được.

- Em không biết.

Hai đứa bé lại nằm im lặng. Mưa vẫn đổ xuống mái nhà và gió vẫn thổi vào phên cửa liếp cành cạch.

- Chiều qua bố kéo chũm được một con cá măng.

- Thế mà cũng khoe, ai mà chẳng biết.

- Cả một con cá bống rất to và đẹp. Em lấy trộm con cá bống.

- Thế để đâu rồi? - Thằng Mên quay sang phía em nó hỏi.

- Em thả vào chỗ cống sông rồi. Anh bảo đấy có phải là con bống ở hốc cắm sào đò dưới bến không?

- Mày có nhìn thấy cái chấm đen to to ở vây nó không?

- Em không mnhìn. Chiều về đổ giỏ cá ra chậu, bố kêu mất con bống. Bố bảo có khi con cá măng ăn con bống rồi. Bố bảo mẹ mổ con măng xem có con bống trong bụng nó không.

- Hi hi - Thằng Mên bật cười khoái trí.

- Cái hốc cắm sào đò ngập bủm rồi anh nhỉ?

- Ngập từ chiều hôm kia rồi. Ngập đến mái nhà con bống cũng chẳng sợ.

- Anh ơi...

- Gì?

- Tổ chim ngập mất anh ạ. Mình phải mang chúng vào bờ, anh ạ.

- Đi bây giờ à? - Thằng Mên hỏi sau một phút im lặng.

- Vâng, cứ lấy đò của ông Hảo mà đi.

Lần này thằng Mên im lặng lâu hơn. Cuối cùng nó quay lại phía em nó.

- Đi. Nhưng phải khẽ thôi. Bố tỉnh dậy bố đánh chết.

Hai anh em thằng Mên bò khe khẽ ra khỏi chăn và tụt khỏi giường. Chúng ngồi im ở mép giường rất lâu.

- Đi không? - Mên hỏi.

- Có anh ạ - Mon run run.

Hai đứa lần mò trong ngôi nhà tối om ra đến cửa. Khi cánh cửa liếp mở hé gió ùa vào. Hai đứa bé khẽ rùng mình và lách ra ngoài.

- Để tao xem bố để áo mưa ở đâu.

Thằng Mên nói và lần theo hiên nhà xuống bếp. Một lát sau nó mang lên hai tấm áo mưa và hai chiếc mũ lá chúng thường dùng để đi chăn trâu. Chúng khoác áo mưa và đội mũ rồi bước xuống sân. Một tiếng sấm nổ vang trên đầu. Chớp loé sáng. Thằng Mon vội ôm lấy cánh tay anh nó:

- Anh ơi, có ai đứng ở đầu ngõ...

- Đâu? Làm gì có ai? Đâu?...

- Lúc chớp em nhìn thấy.

Hai đứa bé đứng lặng giữa sân. Người chúng run lên. Mưa rào rào ném vào chúng.

- Đấy, người đấy. Anh thấy không? - Thằng Mon kêu lên sau ánh chớp vừa loé sáng.

-- Mày ngu lắm - Giọng thằng Mên như thở phào - Đấy là cây cuối tao chặt lúc chiều cho lợn. Thôi đi.

Hai anh em thằng Mên lần ra khỏi ngõ đi xuống bến sông. Trong ánh chớp, hai đứa bé nhìn thấy dòng sông rộng lớn lạ thường.

- Anh có nhìn thấy dải cát không?

- Tối lắm.

Khi xuống đến giữa bãi sông, hai đứa trẻ như dạt vào nhau vì gió. Một tiếng sấm nổ chói tai như ở ngay trên chóp mũ chúng. Hai đứa bé như bật lên khỏi mặt đất.

- Anh ơi - Thằng Mon kêu lên và ôm choàng lấy anh nó.

- Cái gì? - Thằng Mên hoảng hốt.

- Ai đội nón đứng ở kia kìa.

- Mày đừng nói nữa.

- Đấy anh - Giọng thằng Mon như khóc.

Một tia chớp phóng ra từ đâu đó và chạy lan trên trời như một cái rễ cây khổng lồ.

- Thế mà cũng nhìn - Thằng Mên bực tức - Cái bù nhìn đuổi chim chứ người đâu mà người.

- À đúng rồi.

Thằng Mon kêu lên. Bây giờ nó mới nhớ ra cái bù nhìn của ai đó dựng lên từ đầu vụ ngô bãi. Sau này bọn trẻ trâu vẫn dựng lại để chơi. Hình như sau lần này, hai đứa bé đỡ sợ hơn. Chúng đi nhanh xuống bến đò, thằng Mên hì hục cởi cái dây buộc đò, tay nó run bần bật. Thỉnh thoảng nó lại ngoái nhìn về phía nhà ông lái đò ở sát chân đê.

- Ðược rồi. Lên đi.

Thằng Mon hấp tấp trèo lên. Hai đứa bé cùng ôm cây sào chống đò dài và nặng quá sức của chúng mà đẩy mạnh.

Con đò nặng nề trườn ra khỏi bờ. Nhưng khi vừa gặp dòng nước thì con đò quay mũi và cứ thế trôi xuôi dòng. Hai đứa bé luống cuống với chiếc sào. Nhưng con đò như không để ý đến chúng cứ thế trôi đi. Thằng Mên kéo cây sào, đi lên phía mũi đò và rối rít gọi em nó:

- Lên đây, nhanh lên.

Thằng Mom loạng choạng bước trong lòng đò lên phía mũi. Khi nó vừa đặt chân lên tấm sạp gỗ ở mũi đò thì một cơn gió mạnh ùa đến thổi hất tung chiếc mũ lá ra khỏi đầu nó. Thằng Mon vội huơ tay với theo và ngã xuống mạn đò.

- Anh ơi.

Thằng Mên hoảng hốt buông cây sào lao đến ôm lấy em nó. Nó nghe thấy trái tim hai anh em nó đập đến váng đầu.

- Mũ rơi xuống sông rồi.

- Cả cái sáo chống đò nữa.

Một tiếng sấm nổ như muốn tung con đò lên. Hai đứa bé ôm chặt lấy nhau.

- Mất... mất sào đò rồi hả anh?

- Ờ - Thằng Mên hổn hển. Nếu không có em nó ở đó chắc nó đã òa khóc. Nó tháo chiếc mũ lá của mình đội cho đứa em và nói:

- Phải thả cái mái chèo mà chèo, không đò trôi mất.

Hai đứa trẻ nắm tay nhau lảo đảo đi trên những tấm ván cập kênh trong lòng đò xuống phía mái chèo. Phải rất vất vả chúng mới hạ được cái mái chèo gỗ to và nặng xuống nước. Mái chèo gặp nước xiết trở nên nặng khủng khiếp. Hai đứa bé không sao quậy nổi mái chèo. Mưa vẫn rầm rập. Dòng sông dâng lên nghiêng ngả.

- Giữ chèo như thế này thì đò mới vào bờ được.

Hai đứa bé mang hết sức lực giữ mái chèo.

Ðầu chúng chúi vào nhau.

- Mày khóc đấy à? - Thằng Mên hỏi khi nghe em nó sụt sịt.

- Khô... ô... ông.

Trôi đến đoạn sông cách bến đò làng hai đứa bé chừng gần hai cây số con đò mới dạt được vào bờ.

- Vào bờ rồi anh ơi - Thằng Mom kêu lên sung sướng.

- Chứ còn sao - Lúc này giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn - Nào xuống đò được rồi đấy.

Hai anh em thằng Mên lập cập tụt khỏi đò.

- Mình để đò lại đây hả anh?

- Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đẩy. - Thằng Mên quấn cái dây buộc đò vào người nó và gò lưng kéo. Phía sau, thằng Mom lội bì bõm đẩy đò.

- Cái dải cát chưa chìm đâu anh nhỉ?

- Chắc là chưa.

Khi hai đứa bé đưa được con đò trở về chỗ cũ thì trời đã tang tảng sáng. Chúng vội vã buộc đò vào bến, rồi ngay sau đó cùng chạy ngược lên đoạn bờ sông trông ra dải cát.

- Anh có nhìn thấy gì không?

- Tao chưa nhìn thấy.

- Thế anh bảo đã ngập hết chưa?

- Ðể tao cố nhìn xem... - Thằng Mên nói và ngồi thụp xuống. Nó căng mắt nhìn sát mặt sông.

- Ướt cánh chim nó có bay được không>

- Mày lội ra đấy mà hỏi.

- Anh ơi, có khi bố dậy rồi đấy.

Sau câu nói của thằng Mên, hai đứa trẻ bắt đầu thấy sợ, nhưng vẫn đứng ngồi căng mắt nhìn ra giữa dòng sông. Trời đã sáng.

- Anh ơi, kia kìa, dải cát. - Thằng Mon chợt kêu lên.

- Ừ, đúng rồi. Vẫn chưa ngập hết.

- Anh bảo bầy chim còn ở đó không?

- Không biết. Nhưng bố bảo khi nước vừa ngập hết thì chim mới bay lên.

- Sao chúng lại không bay trước?

- Làm sao mà tao biết được.

Khi ánh bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt (?) trên mặt sông thì cũng là lúc dòng nước khổng lồ nuốt chửng phần còn lại của dải cát. Và trước mắt hai đứa trẻ, một cảnh tượng như trong huyền thoại hiện ra. Từ mặt sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước mênh mông mà bay lên. Hai đứa bé không kêu lên được một tiếng nào. Người chúng như đang ngùn ngụt tỏa hơi nóng.

Từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, hai con chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy chim non đi tránh nước đến đó. Cứ như thế chúng tiến dần đến chỗ cao nhất của dải cát. Và cứ thế suốt đêm bầy chim non vừa nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật cứng cáp vừa đập cánh. Chim bố và chim mẹ cũng đập cánh như để dạy và khuyến khích. Hẳn chúng sốt ruột mong đàn con chóng có đủ sức tự nâng mình lên khỏi mặt đất một cách chắc chắn. Nếu cất cánh sớm, bầy chim non sẽ bị rơi xuống nước trên đường bay từ dải cát vào bờ. Nhưng nếu cất cánh chậm, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chìm...

Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Chợt một con chim như đuối sức. Ðôi cánh của nó chợt như dừng lại. Nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim chim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng toàn thể bầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọng nhất trong đời. Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

Hai anh em thằng Mên vẫn đứng không nhúc nhích. Trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa của chúng hừng lên ánh ngày. Thằng Mên lặng lẽ quay lại nhìn em nó. Và cả hai đứa bé nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào.

- Tại sao mày lại khóc? - Thằng Mên hỏi.

- Em không biết, thế anh?

Hai anh em thằng Mên nhìn nhau và cùng bật cười ngượng nghịu. Rồi bỗng cả hai đứa cùng quay người và rướn mình chạy về phía ngôi nhà của chúng. Ðược một đoạn, thằng Mon đứng lại thở và gọi:

- Anh Mên, anh Mên. Ðợi em với. Không em ứ chơi với anh nữa.

6 tháng 9 2024

Bà em thường bảo với em rằng: "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác". Nếu mình sống với một trái tim yêu thương và nhân hậu thì sẽ gặp được những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống. Bà cũng từng kể cho em một câu chuyện cổ tích rất thú vị về một chàng ngốc có lòng nhân hậu, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe nhé.

Hồi xưa, ở một ngôi làng nọ, có một chàng có tên là Ngốc, suốt ngày, Ngốc không biết làm gì mà chỉ thích với lũ trẻ con trong làng. Lũ trẻ vốn thích tính cách hiền lành của anh chàng nên cũng lấy làm vui khi được chơi với Ngốc. Nhưng vợ chàng thì không vui chút nào, thấy chồng cứ mãi khù khờ, ai bảo gì cũng làm đó, ru rú không trong nhà thì trước xóm, chị vừa thương vừa giận. Bực mình chị bèn bảo chồng mình:

- Anh cũng đã lớn rồi, lại lập gia đình nữa, không thể cứ rong chơi mãi như thế được, rồi lấy gì lo cho tương lai chúng ta?

Chàng Ngốc nghe vợ nói cũng gật gật đồng ý.

Rồi người vợ tiếp lời:

- Hay anh nghe lời em ra buôn bán. Em có chút vốn này để dành cho anh đi buôn ( người vợ lấy trong túi ra hơn chục lạng bạc trao cho anh chàng)

Dù đưa cho chàng Ngốc số tiền ấy và dặn dò kỹ chồng, nhưng nàng vẫn không mong nhiều đến chuyện chàng sẽ mang lời lãi về cho mình mà chỉ mong chàng Ngốc sẽ học được thêm nhiều bài học quý, được khôn ra chút ít là may lắm rồi.

5 tháng 9 2024

truyện thuộc thể loại truyện cổ tích do có các dấu hiệu như:

các chi tiết trong truyện hoang đường, kì ảo

lời kể không có thời gian, không gian xác định

nhân vật trong truyện đại diện cho kiểu người trong xã hội: là người nghèo nhưng chịu thương chịu khó, tốt bụng,...

 

5 tháng 9 2024

Truyện "Quả bầu vàng" thuộc thể loại huyền thoại. Đây là một thể loại truyện dân gian có nguồn gốc từ những truyền thuyết và tín ngưỡng của dân tộc, thường gắn liền với các yếu tố kỳ ảo và siêu nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, hoặc lịch sử.

Dấu hiệu chứng minh cho thể loại huyền thoại trong truyện "Quả bầu vàng":
  1. Nhân vật thần thoại và kỳ ảo:

    • Trong truyện, nhân vật chính là một người nông dân và con cái của ông, nhưng họ được đưa vào những tình huống kỳ lạ và siêu nhiên. Các yếu tố như cây bầu có khả năng tạo ra nhiều của cải và những sự kiện kỳ bí xung quanh quả bầu cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố thần thoại và kỳ ảo.
  2. Yếu tố kỳ diệu và siêu nhiên:

    • Quả bầu vàng có khả năng sinh ra nhiều của cải (vàng bạc, châu báu) từ việc chỉ là một quả bầu bình thường. Điều này cho thấy sự can thiệp của yếu tố siêu nhiên vào cuộc sống của con người, đặc trưng của thể loại huyền thoại.
  3. Những bài học đạo đức và nhân văn:

    • Truyện thường mang theo các bài học về phẩm hạnh, đức tính, và sự công bằng. Trong "Quả bầu vàng", bài học về sự chăm chỉ, lòng nhân ái và sự đối xử công bằng giữa các nhân vật là một phần quan trọng của câu chuyện. Đây là một dấu hiệu của thể loại huyền thoại, nơi các câu chuyện không chỉ để giải trí mà còn truyền tải các giá trị đạo đức và nhân văn.
  4. Kết thúc mở hoặc có sự can thiệp của các yếu tố không thể giải thích bằng lý thuyết khoa học thông thường:

    • Truyện kết thúc với sự xuất hiện và xử lý của các yếu tố kỳ diệu, như các sự kiện không thể giải thích được bằng lý thuyết khoa học thông thường, làm nổi bật đặc trưng của thể loại huyền thoại.
Tóm tắt:

"Quả bầu vàng" là một câu chuyện thuộc thể loại huyền thoại vì nó có những yếu tố thần thoại, kỳ ảo và siêu nhiên, và thường mang theo các bài học đạo đức và nhân văn. Sự can thiệp của yếu tố siêu nhiên vào cuộc sống của con người và sự xuất hiện của những sự kiện kỳ bí là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy thể loại huyền thoại trong truyện.

5 tháng 9 2024

cốt chuyện ngắn là 1 câu chuyện ngắn gọn,thường tập chung vào 1 sự kiện hoặc 1 khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống của nhân vật chính.Nó thường có 1 cố chuyện đơn giản,ít nhân vật và diễn biến nhanh chóng.Mục tiêu của cốt chuyện ngắn là tạo ra 1 tác động mạnh mẽ và sâu sắc trong 1 khoảng thời gian ngắn.

5 tháng 9 2024

Cốt truyện của một truyện ngắn thường là phần tóm tắt nội dung chính, bao gồm những sự kiện quan trọng và diễn biến chính của câu chuyện. Đây là một cách để xác định những gì xảy ra trong truyện, từ mở đầu đến kết thúc. Cốt truyện thường được cấu trúc theo các phần cơ bản sau:

  1. Mở đầu (Exposition): Giới thiệu bối cảnh, nhân vật và tình huống cơ bản của câu chuyện. Đây là phần bắt đầu, nơi người đọc được làm quen với thế giới của truyện.

  2. Cao trào (Rising Action): Xảy ra những sự kiện quan trọng và xung đột phát triển. Nhân vật chính đối mặt với những thách thức hoặc vấn đề cần giải quyết.

  3. Cao trào (Climax): Điểm cao nhất của xung đột hoặc căng thẳng trong truyện. Đây là thời điểm quan trọng nhất, nơi mà quyết định hoặc hành động của nhân vật chính dẫn đến sự thay đổi lớn.

  4. Hậu quả (Falling Action): Những sự kiện xảy ra sau cao trào dẫn đến sự giải quyết của xung đột. Câu chuyện bắt đầu hướng tới kết thúc.

  5. Kết thúc (Resolution): Câu chuyện kết thúc và mọi vấn đề được giải quyết. Nhân vật chính và các nhân vật khác nhận ra kết quả của các hành động và quyết định của họ.

Ví dụ về Cốt Truyện của Một Truyện Ngắn:

Tên truyện: "Cô Bé Lọ Lem"

  1. Mở đầu: Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh cô bé Lọ Lem sống cùng mẹ kế và các chị ghẻ. Cô bé phải làm việc vất vả và bị đối xử tồi tệ.

  2. Cao trào: Lọ Lem được một bà tiên tốt bụng giúp đỡ và biến cô thành một nàng công chúa xinh đẹp để đi dự buổi dạ hội hoàng gia. Tại buổi dạ hội, cô thu hút sự chú ý của hoàng tử.

  3. Cao trào: Đêm dạ hội kết thúc, Lọ Lem phải rời đi trước khi phép thuật hết hạn, để lại một chiếc giày thủy tinh. Hoàng tử tìm kiếm cô bé để tìm người phù hợp với chiếc giày.

  4. Hậu quả: Hoàng tử tìm đến nhà của Lọ Lem và thử giày cho tất cả các cô gái. Khi đến lượt Lọ Lem, chiếc giày vừa vặn hoàn hảo.

  5. Kết thúc: Hoàng tử và Lọ Lem kết hôn, và cô bé sống hạnh phúc mãi mãi. Mẹ kế và các chị ghẻ bị trừng phạt vì những hành động tồi tệ của họ.

Mỗi truyện ngắn có thể có những cốt truyện riêng biệt và phong phú, nhưng cấu trúc cơ bản thường bao gồm các phần như đã nêu trên.